Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu

Một phần của tài liệu Luận Văn Một số khía cạnh về triết lý giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 89 - 94)

Chương 2.VẬN DỤNG TRIẾT LÝ GIÁO DỤC CỦA HỒ CHÍ

2.1. Thực trạng về tình hình giáo dục của đất nước ta trong bối cảnh hiện nay

2.2.1. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu

Năm 1975, đất nước thống nhất, mục tiêu xây dựng đất nước đã chuyển sang giai đoạn mới, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có trình độ lý luận, chuyên môn cao hơn. Điều đó tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và văn hóa trong cả nước phát triển. Hệ thống giáo dục, đào tạo đã được thống nhất trong cả nước, vấn đề phổ cập tiểu học đã được đặt ra, trẻ em đến tuổi đều được đi học. Hệ thống các trường chuyên nghiệp, dạy nghề và đại học, đào tạo trên đại học trong nước được mở rộng; hàng năm có hàng trăm nghiên cứu sinh, thực tập sinh được cử đi nước ngoài học tập trở về cùng với lực lượng được đào tạo trong nước đã góp phần giải quyết thành công những vấn đề khó khăn nảy sinh khi đất nước thống nhất.

Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) đến nay, cùng với sự nghiệp mới nói chung, sự nghiệp giáo dục, văn hóa cũng được đổi mới và nâng lên tầm cao mới. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã chỉ rõ: ''Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và là động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước''. Quan điểm này của Đảng ta đã được cụ

- 86 -

thể hóa trong Luật Giáo dục và luật Khoa học Công nghệ. Về văn hóa, Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã xác định ''Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội...''. Sự nghiệp văn hóa, giáo dục và đào tạo ở nước ta đã đạt được thành tựu to lớn. Đến nay, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành giáo dục đào tạo đã phát triển, có nền giáo dục, đào tạo rộng khắp, hoàn chỉnh, thống nhất về mục tiêu, tính chất nguyên lý giáo dục. Giáo dục, đào tạo phát triển mạnh, không ngừng tăng về số lượng và chất lượng.

Trong đổi mới đã xuất hiện những mô hình mới cùng hướng tới mục tiêu đào tạo. Các em trong độ tuổi đều được phổ cập phổ thông trung học cơ sở; hầu hết thanh niên học hết phổ thông trung học, có gần 400 trường đại học và cao đẳng với hàng triệu sinh viên; có gần 20 nghìn tiến sĩ và trên 7 nghìn giáo sư, phó giáo sư; trình độ dân trí đã có bước phát triển vượt bậc; số học sinh trung cấp chuyên nghiệp tăng 15,1%/năm; dạy nghề dài hạn tăng 12%/năm, sinh viên đại học và cao đẳng tăng 8,4%/năm; các trường dạy nghề phát triển mạnh, chất lượng dạy nghề có chuyển biến tích cực, bước đầu đã hình thành mạng lưới dạy nghề cho lao động nông thôn, thanh niên các dân tộc thiểu số, gắn dạy nghề với tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo... Tuy nhiên, đến nay chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp, khoa học và công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa…

Song phải khẳng định rằng, nhờ có lực lượng cán bộ được đào tạo ở trong nước và ngoài nước mà bước đầu chúng ta đã hội nhập thành công và đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đội ngũ cán bộ và trí thức đã giải đáp cơ bản những vấn đề do thực tiễn đặt ra và dần làm sáng tỏ lý luận đi lên chủ nghĩa xã hội; đã làm chủ được một số công nghệ hiện đại, tiên tiến, nhất là công nghệ vật liệu mới, xây dựng, khai khoáng và công nghệ sinh học, nhiều vắcxin phòng bệnh và giống lúa mới do các nhà khoa học Việt Nam tạo

- 87 -

ra được thế giới đánh giá cao đã góp phần quyết định đến sự thay đổi căn bản và toàn diện của nước ta, làm cho thế và lực, uy tín quốc tế của nước ta không ngừng tăng lên. Rõ ràng, nếu không có trí thức thì không thể làm nên những thắng lợi to lớn đó. Thực tế đã chứng minh và làm sáng tỏ câu nói của Bác:

''Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và điều đó cũng khẳng định đó là một chân lý, vì thực tiễn bao giờ cũng là tiêu chuẩn cao nhất, là thước đo của chân lý, chỉ có bằng thực tiễn mới chứng minh được chân lý, chứng minh được tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không. Có nghĩa là suốt chiều dài lịch sử của đất nước, thực tiễn đã chứng minh tính hiện thực và sức mạnh của tư duy cách mạng chứa đựng trong câu nói của Bác ''Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một xu thế khách quan, ngày càng sâu rộng, vừa là quá trình hợp tác để phát triển, vừa là quá trình đấu tranh để bảo vệ lợi quốc gia. Khoa học và công nghệ phát triển năng động, mạnh mẽ và đã trở thành lực lượng sản xuất xã hội trực tiếp; giáo dục và đào tạo có ý nghĩa quyết định đối với nền sản xuất vật chất của xã hội.

Trong bối cảnh đó, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo là nhân tố quyết định sự thành bại của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, Đảng ta đã xác định ''giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu...''. Hơn lúc nào hết, chân lý ''Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” lại tỏa sáng, soi đường cho giáo dục, đào tạo phát triển.

Để thực sự là ''quốc sách hàng đầu'' và tiếp tục thực hiện tốt lời dạy của Bác ''Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu'' nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, đưa dân tộc ta tới đỉnh cao văn hóa, văn minh, xứng đáng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa thì chúng ta cần phải có hệ thống giải pháp đồng bộ và quyết tâm cao.

- 88 -

Tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ hơn nữa giáo dục, đào tạo, xây dựng, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao nói chung và đội ngũ trí thức nói riêng theo hướng: 'Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện

“chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế theo hướng kinh tế tri thức thì chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quyết định. Trong khi đó, lực lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay rất thấp, lao động phổ thông và dùng ''cơ bắp'' vẫn chiếm tỷ trọng cao (hiện nay, lao động qua đào tạo mới đạt tỷ lệ 38%, lao động trong nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ gần 52%). Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ: Giáo dục, đào tạo cùng với khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu. Song việc triển khai rất khó khăn và thực tế giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ vẫn chưa thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Một số thanh niên ngày nay, chưa ý thức trong việc học tập, không chịu đầu tư để nâng cao tri thức. Họ sa vào các việc ăn chơi phù phiếm, đàng đúm, game…để trở thành phần tử xấu, là gánh nặng của xã hội.

Ngày nay “diệt dốt” không dừng lại ở việc chỉ biết đọc biết viết chữ quốc ngữ mà phải nâng cao sự hiểu biết của mình về chính trị xã hội, về khoa học công nghệ, tiếp thu những tri thức mới để bắt kịp sự tiến bộ sự phát triển của thời đại. Ngoài việc học kiến thức còn phải học phương pháp để học để tiếp thu kiến thực nhân loại nhanh hơn, chắc lọc hơn, hiệu quả hơn. Trong xã hội hiện đại, sự biến đổi ngày càng mạnh mẽ, cuộc sống có muôn vàn điều mới mẻ được đặt ra, nhiều yêu cầu và đòi hỏi mới được hình thành nên con người cần tang bị cho mình kỹ năng học, phương pháp học. Có được như vậy mới đạt được hiệu quả trong học tập và thích ứng với xã hội hiện đại, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay.

- 89 -

“Diệt dốt” cũng không có nghĩa là nhồi nhét quá nhiều nội dung bài vở theo cách học thuộc lòng hiện nay. Hiện nay nước ta chưa áp dụng được phương pháp mới trong dạy và học. Bản thân người dạy, người học hiện nay cũng vẫn quen với nếp cũ là học cốt để đối phó với thi cử.

Ở các trường trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là các lớp học cuối cấp (lớp 12), Người dạy phần lớn chỉ dạy trọng tâm các nội dung liên quan đến thi cử, các nội dung khác chỉ dạy qua loa, sơ sài, thậm chí không dạy. Người học cũng vậy, học đón đầu, đoán đề, học nhồi nhét, học không cần hiểu…miễn sao là thi đỗ tốt nghiệp. Thực trạng cho thấy, trong các trường cấp 3 hiện nay, cứ khoảng tháng 3, thánh 4 hằng năm, cả người dạy và người học, thầy và trò, miệt mài dò bài, trả bài, thậm chí cấm túc học sinh với mục đích mong sao học sinh nhồi nhét kiến thức của 6 môn thi tốt nghiệp. Rõ ràng là dạy học theo kiểu đối phó, chạy theo thành tích, tỷ lệ cao, cho nên khi thi xong tốt nghiệp Trung học phổ thông là học trò quên ngay các kiến thức mình đã học. Như vậy, trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, đòi hỏi những người làm công tác giáo dục phải có những thay đổi tích cực, phải có chiến lược mới, cách nhìn mới về giáo dục. Nếu không thay đổi trong cách dạy và học thì kết quả của những sản phẩm mà ngành giáo dục đào tạo ra là thiếu tri thức, yếu năng lực. Khi học xong 12 năm phổ thông, có những học sinh không nhớ gì về kiến thức mình đã học và không thể vận dụng hiệu quả vào cuộc sống. Qua đó ta thấy, cách dạy và học như vậy thì cũng chưa thoát khỏi chữ “dốt” của thời đại mới. Bởi lẽ, khi xã hội phát triển đòi hỏi con người phải trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng để làm hành trang vào đời, để giúp ích nước nhà, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Ở các trường đại học tại TPHCM cũng vậy, một số bộ phận sinh viên không chú tâm đến việc học. Trong khi các bạn thì đang ngồi ở giảng đường để học thì một số sinh viên này lại la cà các quán cà phê, các tiệm “internet”

- 90 -

để chơi game “liên minh”. Bởi vì, chính cách học như trên làm cho học sinh chay lười trong suy nghĩ, không có cách học và đã quen với kiểu học đối phó nên không thể tiếp thu được nội dung kiến thức mà các giảng viên trường đại học truyền đạt. Cứ như thế, qua thời gian, sinh viên không còn thiết tha đến lớp và cũng đồng nghĩa với việc chẳng học hành gì. Không học, không mở mang kiến thức, không mở rộng tầm nhìn thì cũng đồng nghĩa với từ “dốt”.

Từ những điều trên, ta thấy câu nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một triết lý luôn luôn đúng ở mọi thời đại.

Mục tiêu chung của giáo dục hiện nay là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho phù hợp với thời đại mới. Cho nên ngành giáo dục cần nhìn nhận lại cách đánh giá cách học, cách thi để các thầy cô giáo và các em học sinh không phải chịu áp lực, để không phải học mang tính đối phó như hiện nay. Có như vậy mới đảm bảo được mục tiêu chung của giáo dục, để ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục hiệu quả, thiết thực hơn, để ngành giáo dục mãi là quốc sách hàng đầu, nhằm đào tạo ra những con người giỏi, có đủ đức đủ tài để phục vụ đất nước, hướng đất nước thành công trong quá trình hội nhập.

Một phần của tài liệu Luận Văn Một số khía cạnh về triết lý giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)