Chương 2.VẬN DỤNG TRIẾT LÝ GIÁO DỤC CỦA HỒ CHÍ
2.1. Thực trạng về tình hình giáo dục của đất nước ta trong bối cảnh hiện nay
2.2.4. Dù khó khăn đến đâu cũng phải dạy tốt, học tốt, “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
68 năm đã qua đi (1945-2012) kể từ ngày Bác Hồ kêu gọi toàn dân chống nạn thất học, những chỉ dẫn của Người, niềm mong mỏi của Người là phải “làm cho dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc thông thái” đã từng bước được thực hiện, và trong những kết quả đó, “Dạy tốt- học tốt” vừa là nguồn động lực, vừa là mục tiêu của quốc sách giáo dục. Sự phát triển toàn diện, nhanh chóng cả về quy mô, loại hình, chất lượng đào tạo của ngành giáo dục đã góp phần nâng cao dân trí. Chiến lược con người cũng luôn là mối quan tâm bức xúc của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Đầu tư cho giáo dục, xã hội hoá công tác giáo dục đào tạo đã thực sự tạo ra những kết quả nhất định, bước đầu trong giáo dục nhà trường. Song chúng ta đều biết, mục tiêu đào tạo những con người có tài và có đức, để kế tiếp cha anh phục vụ Tổ quốc và nhân dân, sẽ luôn gắn liền với phong trào thi đua Dạy tốt, Học tốt tại các nhà trường.
Không thể có những người trò tốt nếu không có những người thầy tốt.
Điểm cốt lõi của vấn đề là phải xây dựng cho được một đội ngũ những người thầy cô yêu trường và yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp trồng người. Dạy học đến Dạy tốt là cả một quá trình phấn đấu khổ luyện của người thầy. Và từ Học đến Học tốt cũng là một sự tự cố gắng, tự vươn lên của bản thân học trò.
Cùng với việc tự học, có ý thức học tập, không thụ động nghe giảng, thụ động tiếp thu kiến thức của thầy cô của học sinh, thì những người thầy cô luôn tự mình trau dồi chuyên môn, tu dưỡng đạo đức, khi đứng trên bục giảng, ngoài trái tim người thầy, họ nhất định phải là tấm gương sáng cũng sẽ góp phần quan trọng vào thành công của phong trào thi đua Dạy tốt, học tốt. Hơn ai hết, chúng ta đều thấu hiểu rằng: Dạy tốt phụ thuộc rất nhiều vào nhân cách của người thầy, và nếu không có những người thầy miệt mài gắng sức, luôn xứng
- 96 -
đáng là thầy giáo, lặng lẽ chăm sóc, uốn nắn những mầm non của đấy nước qua mỗt giai đoạn kế tiếp nhau từ mẫu giáo đến khi là người đã tốt nghiệp những trường dạy nghề, cao đẳng, đại học và trên đại học, thì không thể có những hiền tài, những nguyên khí của mỗi quốc gia theo đứng nghĩa của nó.
Chế độ đãi ngộ đối với các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo ở vùng xâu, vùng xa, những đổi mới về công tác đào tạo như đào tạo theo yêu cầu của địa phương, ưu tiên đầu vào và cả đầu ra cho con em đồng bào dân tộc thiểu số.... là rất thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Cải cách giáo dục bao gồm cải cách về phương pháp dạy, phương pháp học, cải cách sách giáo khoa cho các bậc học, đặc biệt là giảm tải đối với học sinh tiểu học, xây dựng hệ thống trường, lớp chuẩn quốc gia, xã hội hoá công tác giáo dục nhà trường, tránh dạy thêm, học thêm, tránh chạy theo số lượng, chạy theo bệnh thành tích, v.v..sẽ là những điều kiện cần và đủ để thực hiện phong trào thi đua Dạy tốt, Học tốt tại các nhà trường.
Nói Dạy tốt, Học tốt là nền tảng của quốc sách giáo dục trong đường lối chiến lược của Đảng ta, vì Dạy tốt, Học tốt sẽ làm cho các em thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt hôm nay, để mai sau là những người công dân trung thành, những người cán bộ gương mẫu và người chủ của đất nước, những người sẽ quyết định vị trí của dân tộc ta, đất nước ta trên trường quốc tế. Hiền tài là vốn quý của nước nhà, đào tạo hiền tài là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong chiến lược con người của toàn Đảng, toàn dân ta. Song hiền tài chỉ có được khi phong trào thi đua Dạy tốt, Học tốt tại các nhà trường phát triển cả về qui mô và chất lượng, khi mà mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục đều hướng đến mục đích: vì một dân tộc Việt Nam thông thái như mong muốn của Bác Hồ.
Phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn, trên cơ sở đảm bảo chất lượng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với yêu cầu phát triển
- 97 -
kinh tế – xã hội, đào tạo với sử dụng. Mở rộng hệ thống trường lớp giáo dục mầm non trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt ở miền núi, vùng dân tộc ít người, nông thôn.
Điều chỉnh cơ cấu đào tạo, tăng nhanh dạy nghề và trung học chuyên nghiệp. Hiện đại hóa một số trường dạy nghề nhằm chuẩn bị đội ngũ công nhân bậc cao có trình độ tiếp thu và sử dụng công nghệ mới và công nghệ cao. Phát triển giáo dục không chính quy, các hình thức học tập công đồng ở các xã, phường gắn với nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế – xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời, hướng tới xã hội học tập.
Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Có chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên thuộc các gia đình nghèo và các đối tượng chính sách xã hội.
Ưu tiên phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Củng cố và tăng cường hệ thống nội trú, bán trú cho học sinh dân tộc thiêu số ; từng bước mở rộng quy mô tuyển sinh, đáp ứng yêu cầu đào tạo toàn diện đi đôi với cải tiến chính sách học bổng cho học sinh các trường này. Thực hiện chế độ miễn phí học tập, cung cấp sách giáo khoa cho học sinh vùng cao, vùng sâu, vùng xa, học sinh dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chính sách cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ với vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với thành tựu của khoa học tâm lý và giáo dục đã đặt việc dạy tốt và học tốt vào phạm trù “hoạt động dạy và học” (có khi viết là “hoạt động dạy - học”) và coi công việc quản lý giáo dục từ cấp vĩ mô đến cấp vi mô, từ Bộ đến giờ học, là tổ chức vận hành hoạt động dạy – học, đó là hoạt động cùng nhau của người quản lý, nhà giáo và người học đều là chủ thể của hoạt động này, cùng có một mục đích là truyền đạt và lĩnh hội các tri thức, kỹ năng, thái độ (giá trị), giúp các thế hệ trẻ thành
- 98 -
người và làm người. Có một việc gì đó muốn gọi là phong trào trong giáo dục đều phải gói ghém vào phong trào thi đua “hai tốt” – tổ chức hoạt động dạy và học trong nhà trường. Triết lý giáo dục thế kỷ XXI của UNESCO hết sức coi trọng quan hệ thầy – trò trong công việc giáo dục. Ngày nay đang phổ biến phương pháp dạy học tương tác và phương pháp dạy học hợp tác.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là một hệ thống quan điểm thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu sắc về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của con người và toàn xã hội. Trong đó có những tư tưởng đi trước thế giới, trở thành chân lý được nhân loại tiến bộ thừa nhận và tiếp tục thực hiện tư tưởng của Người. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục chứa đựng kho tàng triết lý sâu sắc, đó là kết quả của sự thẩm thấu và phát triển những tinh hoa, cốt lõi của nền văn hóa dân tộc cùng với những tri thức tiến bộ của văn minh nhân loại. Kho tàng triết lý ấy cần được tiếp tục khai thác nhằm xây dựng cơ sở lý luận có tính chất nền tảng, kim chỉ nam của triết lý giáo dục Việt Nam hiện đại, góp phần vào nội dung của chủ thuyết phát triển Việt Nam đang được đầu tư nghiên cứu. Hiện thực của triết lý giáo dục Hồ Chí Minh chính là ở cuộc đời và sự nghiệp của Người.
Triết lí giáo dục Hồ Chí Minh là một nền giáo dục toàn diện nhưng thiết thực, đào tạo những con người bản lĩnh, sáng tạo làm chủ trong mọi hoàn cảnh để làm cách mạng thắng lợi , để xây dựng đất nước hùng mạnh như các nước khác đó làm được. Đó là triết lý giáo dục của dân do dân vì dân.
Theo Bác thì giáo dục quyết định sự phát triển kinh tế, phát triển đất nước, đóng vai trò quan trọng trong xây dựng nhân cách. Quả thật Bác là người thầy vĩ đại của nền giáo dục Việt Nam. Di sản Người để lại còn nguyên vẹn tính triết lý, tính thời sự. Học và làm theo Bác trong triết lí giáo dục, thiết nghĩ nên bắt đầu làm một cuộc cải cách toàn diện triệt để cho dù gặp khó khăn mấy cũng làm, và phải học nữa, học mói triết lý giáo dục Hồ Chí Minh.
- 99 -