Chương 2.VẬN DỤNG TRIẾT LÝ GIÁO DỤC CỦA HỒ CHÍ
2.1. Thực trạng về tình hình giáo dục của đất nước ta trong bối cảnh hiện nay
2.2.3. Giáo dục làm người (Giáo dục nhân văn)
Muốn tạo ra nguồn nhân lực cao, trước hết phải quan tâm giáo dục đạo đức nhân cách lẫn kỹ năng sống cho thế hệ trẻ. Vấn đề quan trọng trong đổi mới giáo dục là chú trọng đào tạo con người. Muốn xây dựng và hoàn thiện con người theo Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là giáo dục và tự giáo dục. Nhà trường phải bảo đảm cho thế hệ trẻ vươn lên làm chủ kho tàng kiến thức văn hóa của nhân loại, trang bị đầy đủ vốn hiểu biết về văn hóa, tri thức khoa học, công nghệ. Thế hệ trẻ cần phải được giáo dục về lý tưởng và đạo đức xã hội chủ nghĩa – hạt nhân của nhân cách người lao động mới.
Trong các nhà trường nước ta hiện nay luôn coi trọng và quán triệt sâu sắc, toàn diện việc giáo dục tố chất, lấy giáo dục con người làm gốc, giáo dục đạo đức là ưu tiên, coi sự nghiệp trồng người là nhiệm vụ cơ bản của giáo dục. Chúng ta phải nỗ lực bồi dưỡng con người phát triển toàn diện đức – trí – thể – mỹ với phương châm dạy chữ, dạy nghề, dạy làm người. Trong thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế, với những thời cơ, vận hội lớn, đan xen những
- 93 -
thách thức không nhỏ, chúng ta càng phải quan tâm đến nguồn lực con người, nhất là đối với học sinh, sinh viên – một nhân tố vô cùng quan trọng, bảo đảm đất nước phát triển nhanh, bền vững.
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cần có sự kết hợp từ phía gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó nhà trường giữ vai trò định hướng, uốn nắn những hành vi của học sinh theo chuẩn mực giá trị chung của xã hội.
Gia đình và xã hội là môi trường vun đắp, nuôi dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành giá trị đạo đức cho học sinh. Tấm gương đạo đức của cha mẹ, người thân trong gia đình cũng như tấm gương đạo đức của thầy cô giáo luôn có tác dụng giáo dục vô cùng to lớn, hiệu quả hơn ngàn vạn cuốn sách về đạo đức cho dù học sinh đã được học thuộc. Chỉ có nhân cách mới giáo dục được nhân cách. Vì đó là một môi trường không cần nhiều lời nói nhưng tác động mạnh mẽ đến cá nhân. Giáo dục đạo đức chỉ khả thi ngay trong cuộc sống của gia đình, trong học đường và phải bằng hành động ngoài xã hội.
Muốn giáo dục đạo đức truyền thống đạt hiệu quả thì người giáo viên không đơn giản là người có tri thức, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, mà còn phải là người có tác phong chuẩn mực, tư cách đạo đức tốt… Giáo viên không được phép phạm sai lầm về đạo đức, hay nói cách khác, cuộc sống của người giáo viên không được có tì vết. Giáo viên phải là một tấm gương sáng, mẫu mực để học sinh soi mình.
Trong giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng, muốn đạt hiệu quả cao thì ngoài vai trò của giáo viên, nhà trường, gia đình và xã hội ra còn rất cần thiết phải nhắc đến vai trò của người học . Học sinh là đối tượng được giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, do đó trong môi trường gia đình cần trang bị ngay từ ban đầu cho các em tính lễ phép, chăm chỉ, trung thực, tự lập và có trách nhiệm…để các em đến trường học tập có thể phát huy tốt nhất những đức tính tốt đẹp đó. Cho dù thầy có tài giỏi đến mấy nhưng ý thức phấn đấu
- 94 -
học tập của trò không có thì cũng không đem lại kết quả tốt được. Do vậy, trách nhiệm phấn đấu học tập và tự rèn luyện nhân cách của học sinh đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức truyền thống cho chính các em. Mỗi học sinh phải thường xuyên học tập, tu dưỡng rèn luyện, tự hoàn thiện chính bản thân mình. Mọi sự buông thả, thiếu tự giác trong học tập, rèn luyện, tu dưỡng, xa rời sự quản lý, giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội là con đường dẫn đến hư hỏng, đánh mất chính bản thân mình. Mỗi học sinh phải thường xuyên tự giáo dục, xây dựng tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái vì cộng đồng, chống bàng quang, vị kỷ cá nhân; xây dựng thái độ học tập, nghiên cứu khoa học, học thực chất, học suốt đời, chống tiêu cực gian dối, không trung thực; xây dựng tinh thần lao động cần cù, sáng tạo…
Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức HS nói riêng nhằm hình thành hành vi ứng xử văn hoá cho HS là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay. Đó chính là sự định hướng vào những bản chất tốt đẹp của con người Việt Nam mới, vừa giữ được thuần phong mỹ tục của dân tộc, vừa thể hiện sự thông minh sáng tạo của các thế hệ HS Việt Nam. Đây là việc làm vừa mang tính cấp bách, vừa có tính lâu dài và cũng không hề đơn giản trước những làn sóng nhiễu của thời kỳ hội nhập và kinh tế thị trường. Tuy nhiên, nếu xác định đúng các bước đi và biết sử dụng những biện pháp phù hợp cùng với sự chung tay của cả cộng đồng vì thế hệ trẻ thì nhất định chúng ta sẽ đào tạo được một lớp người mới vừa hồng vừa chuyên. Và đây đã được xác định là cả một sự nghiệp lớn của Đảng ta, cần có sự tham gia, chung sức, chung lòng của toàn hệ thống chính trị - xã hội, mà nòng cốt là từng gia đình (tế bào của xã hội) nhà trường, thầy cô giáo hết lòng chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, hết lòng vì học sinh thân yêu, bản thân từng học sinh phải tự xác định trách nhiệm của mình đối với gia đình, xã hội, thì chắc chắn sự nghiệp giáo dục trong tương lai sẽ gặt hái những thành tích xứng đáng với lòng tin của Đảng, Nhà nước và toàn dân.
- 95 -