Khái quát ảnh hưởng độ giãn vải đến quá trình thiết kế sản phẩm may

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng độ giãn của vải dệt kim đến công đoạn thiết kế sản phẩm dệt kim (Trang 47 - 52)

CHƯƠNG I: CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẢI DỆT KIM

1.3. Nghiên cứu độ giãn của vải dệt kim

1.3.2. Khái quát ảnh hưởng độ giãn vải đến quá trình thiết kế sản phẩm may

Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của sản phẩm dệt kim là độ giãn vải. Trong thế giới thời trang: màu sắc, kiểu dệt và hoa văn trang trí có tầm quan trọng lớn. Độ giãn vải dệt kim có các tính chất có thể ảnh hưởng tới công năng và tính dễ chịu khi mặc của quần áo. Có nhiều tiêu chí để chọn lựa độ giãn vải dệt kim. Để sản xuất ra một sản phẩm may mặc bằng vải dệt kim thời trang với các đặc tính mong ước, phải lựa chọn đúng loại vải có độ giãn thích hợp.

Để xác định các đặc trưng cơ học của xơ và sợi khi kéo giãn cần tiến hành thí nghiệm vật liệu trên các loại máy kéo đứt. Quá trình kéo giãn vật liệu được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn, khi đó ứng suất bên trong vật liệu tăng rất nhanh, dẫn vật liệu đến trạng thái bị phá huỷ. Kết quả thí nghiệm kéo giãn xác định được các đặc trưng chủ yếu, vẽ thành biểu đồ liên hệ giữa lực kéo giãn và biến dạng của vật liệu.

Khi nghiên cứu các đặc trưng kéo giãn một chu trình đối với xơ và sợi cho vật liệu chịu lực tác dụng kéo căng một thời gian, sau đó bỏ lực tác dụng và để vật liệu ở trạng thái “nghỉ” một thời gian tương đương như khi vật liệu chịu lực tác dụng. Từ đó xác định được các đặc trưng, thành phần biến dạng của vật liệu. Biến dạng toàn phần của vật liệu gồm các thành phần: biến dạng đàn hồi, biến dạng dẻo và biến dạng nhão.

Luận văn cao học Khoá 2009 - 2011

Vũ Phương Thảo - 46 - Ngành CN vật liệu Dệt - May Việc phân chia ra các thành phần biến dạng rất có ý nghĩa trong thực tế, bởi vì các thành phần biến dạng có liên quan mật thiết đến các tính chất quan trọng của xơ và sợi. Biến dạng đàn hồi liên quan đến tính chống nhàu của vật liệu, là tính chất giữ nguyên hình dạng của vật liệu và chế phẩm sau khi chịu lực tác dụng hoặc liên quan đến độ bền mài mòn và các tính chất khác.

Nhờ có biến dạng dẻo của sợi mà tạo nên nhiều hiệu quả khác nhau trong vải. Khi thành phần biến dạng dẻo mất đi sẽ gây nên độ co của sợi và của vải, lúc đó ở những thành phần nhỏ trong sợi cần có hiện tượng mở xoắn và tạo thành hình lượn sóng (uốn khúc) trên mặt vải. Thành phần biến dạng nhão tạo nên tính chất mềm mại cho vải và các chế phẩm dệt kim. Do đó nếu biết được thành phần biến dạng của vật liệu cũng tạo cơ sở cho việc sử dụng nguyên liệu để chế biến thành loại sản phẩm thích hợp

Có nhiều loại vải dệt kim trong công nghiệp dệt, mỗi loại có các tính chất độc đáo riêng của mình. Sử dụng vải dệt kim ảnh hưởng rất lớn đến tính thoải mái cho người sử dụng và công năng của sản phẩm cuối như: độ đàn hồi, co giãn; tính tuột vòng; tính quăn mép; độ xốp và độ thoáng khí.

- Tính đàn hồi, co giãn lớn: tạo cho sản phẩm có độ mềm mại, đàn hồi lớn nhưng khó trải vải, khó cắt, khó may… Cần xả vải trước 2 ÷ 3 ngày trước khi kiểm tra và trải vải để ồn định sức căng.

- Tính tuột vòng sợi: do cấu trúc của vải dệt kim. Do đó nếu vải bị đứt sợi hay thủng lổ thì vải sẽ bị lan rách to. Sử dụng kim may đầu tròn để may.

- Tính cuộn quăn mép: gây khó khăn trong quá trình may.

- Độ xốp và độ thoáng khí cao: thoải mái dễ chịu cho người sử dụng nhưnglàm cho vải khó cắt và may.

Trong phương án thiết kế và phát triển thời trang nói chung và của vải dệt kim nói riêng, luôn có nhiều vấn đề cần phải xem xét và khảo sát kỹ

Luận văn cao học Khoá 2009 - 2011

Vũ Phương Thảo - 47 - Ngành CN vật liệu Dệt - May lưỡng. Trong đó, công năng và tính thoải mái khi sử dụng là điều tối quan trọng.

1.3.3. Ảnh hưởng độ giãn vải đến sản phẩm mặc bó sát: thiết kế, tính thẩm mỹ, tính tiện dùng

Khi kinh tế phát triển, thu nhập của người dân được nâng cao thì nhu cầu làm đẹp càng được chú trọng hơn. Không thỏa mãn với chất lượng cũng như mẫu mã của những mặt hàng thời trang phổ thông, người tiêu dùng có thu nhập khá thường chọn cho mình các sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng đi kèm với nó là sự đảm bảo về chất lượng.

Thông thường các sản phẩm thời trang đều được lấy ý tưởng từ các vật dụng gần gũi với người Việt Nam. Mẫu mã thiết kế cũng bắt kịp với xu hướng thời trang của các nước với các tiêu chí như: dễ thương, năng động, tiện lợi và thoáng mát do vậy ngoài tính thời trang, các yêu cầu khắt khe về chất lượng cũng phải được đảm bảo. Hiện các nhà thiết kế thời trang đang tập trung cải tiến về chất liệu, mẫu thiết kế để tạo ra những sản phẩm phù hợp sở thích của mọi người nhất là phải làm sao tạo được sự năng động, thoáng mát, đảm bảo tính thẩm mỹ, tính tiện dùng khi sử dụng.

Quần áo may từ vải dệt kim đặc biệt là quần áo thể thao sẽ bó sát với cơ thể, phô trương được những đường cong của cơ thể nhưng vẫn đảm bảo cho phép người mặc vận động dễ dàng và tạo cảm giác dễ chịu, khoan khoái nhẹ nhàng khi mặc nhất là khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao phải vận động với cường độ lớn. Có được những điều này là do cấu trúc đặc biệt của vải dệt kim với các ưu điểm nổi bật: có độ xốp, thoáng, dễ giặt, mau khô, mềm mại, ít nhàu, hợp thời trang, giá thành không cao, tiện lợi khi sử dụng và có độ đàn hồi cao. Do đó các sản phẩm dệt kim đãchiếm lĩnh một phần không nhỏ trong các sản phẩm may mặc với các chủng loại ngày càng phong phú đa dạng.

Luận văn cao học Khoá 2009 - 2011

Vũ Phương Thảo - 48 - Ngành CN vật liệu Dệt - May Trong Luận văn Thạc sĩ khoa học của mình, tác giả Đào Thị Chinh Thuỳ [6] đã tiến hành khảo sát sự không ổn định kích thước vải đan ngang là kết quả sự tác động tổng hợp của hai nhóm yếu tố:

- Nhóm yếu tố liên quan tới cấu trúc vật liệu, bao gồm cấu trúc xơ, cấu trúc sợi, cấu trúc vải.

- Nhóm yếu tố tác động lên vật liệu trong quá trình gia công và sử dụng sản phẩm.

Trong quá trình gia công cũng như sử dụng, vật liệu thường xuyên chịu tác động của các ngoại lực, tính cân bằng về cấu trúc của vật liệu bị phá vỡ, gây nên một ứng suất trong vật liệu. Khi thôi tác dụng lực, vật liệu được xem như về trạng thái nghỉ, có xu hướng quay lại trạng thái ban đầu của nó để giảm tới mức tối đa ứng suất bên trong.

Tác giả kết luận: Như vậy, bản chất sự không ổn định kích thước vải là do biến dạng nhão và biến dạng dẻo phát sinh trong quá trình gia công hoặc sử dụng. Trong đó, biến dạng nhão không thể giảm trừ được, tích tụ ngày càng nhiều trên vải. Biến dạng dẻo dần mất đi nhưng với tốc độ rất chậm, khi biến dạng dẻo được triệt tiêu hoàn toàn, ứng suất trong vải sẽ khá nhỏ, lúc này vải được xem là đạt trạng thái cân bằng. Trạng thái cân bằng này có sự ổn định tương đối, tức là mọi sự thay đổi về hình dạng và kích thước vải sẽ không xảy ra trừ khi các điều kiện tồn tại của vải thay đổi. Quá trình triệt tiêu dần biến dạng dẻo để vải đạt được trạng thái cân bằng gọi là quá trình hồi phục vải.

Một số nghiên cứu cho thấy

l

d (với d là đường kính sợi, l là chiều dài vòng sợi) có ảnh hưởng tới độ dãn của vải dệt kim, trong khi các yếu tố như:

chiều dài vòng sợi, mật độ vòng sợi, tỷ số hàng vòng trên cột vòng không phải là nhân tố ảnh hưởng tới độ giãn của vải dệt kim [14].

Luận văn cao học Khoá 2009 - 2011

Vũ Phương Thảo - 49 - Ngành CN vật liệu Dệt - May 1.4. Kết luận chương 1

Tóm lại, vải dệt kim rất quan trọng trong thiết kế thời trang nói chung và trong lĩnh vực thời trang thể thao nói riêng. Quần áo thể thao thiết kế từ vải dệt kim có độ giãn nhất định, khi mặc giúp người mặc vận động dễ dàng và tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái nhất là khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao phải vận động nhiều.

Cấu trúc vải dệt kim: Chọn sợi dệt (độ mảnh, độ bền đứt sợi, độ săn) máy dệt, chiều dài vòng sợi, tốc độ cấp sợi phải như nhau ở tất cả các tổ dệt bởi vì các thông số công nghệ dệt như sức căng sợi trong quá trình dệt, nhiệt độ môi trường dệt, tốc độ máy, kích thước vải, tốc độ cấp sợi trên máy dệt kim đều ảnh hưởng lớn đến sựbiến dạng của vải.

Độ giãn của vải chịu ảnh hưởng của một số lượng lớn các yếu tố như các tính chất của vải, cấu trúc vải, mật độ vải nguyên liệu và điều kiện môi trường. Vì vậy việc nghiên cứu một cách chính xác về các yếu tố ảnh hưởng độ giãn của vải dệt kim đến quá trình thiết kế sản phẩm dệt kim là một quá trình khó khăn phức tạp. Sản phẩm dệt kim khi mặc có sự thay đổi kích thước tương đối lớn. Vì vậy khi thiết kế sản phẩm phải tính đến độ thay đổi kích thước mới đảm bảo sản phẩm có giá trị chất lượng cao. Đó chính là mục tiêu nghiên cứu của luận văn này. Các nội dung nghiên cứu cụ thể được trình bày ở chương hai và chương ba của luận văn.

Luận văn cao học Khoá 2009 - 2011

Vũ Phương Thảo - 50 - Ngành CN vật liệu Dệt - May

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng độ giãn của vải dệt kim đến công đoạn thiết kế sản phẩm dệt kim (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)