Nghiên cứu độ giãn của vải dệt kim

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng độ giãn của vải dệt kim đến công đoạn thiết kế sản phẩm dệt kim (Trang 55 - 59)

CH ƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Nghiên cứu độ giãn của vải dệt kim

Độ bền độ bền đứt và độ giãn đứt của vải dệt kim được xác định bằng phương pháp thử theo tiêu chuẩn NF EN ISO 13934 - 1 - 1999 (TCVN 5795 - 1994) trên thiết bị thử độ bền đứt và độ giãn đứt đa năng của hãng A&D Nhật Bản. Điều kiện môi trường thử nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn NF EN 20139 – 1992 (TCVN 1748 - 1991). Các mẫu thử được giữ ở điều kiện tiêu chuẩn trong tủ thuần hóa mẫu M250 – RH của hãng MESDAN Italia ita nhất 24 giờ.

Để xác định độ độ bền đứt và độ giãn đứt của vải, mỗi loại vải trong từng nhóm vải dệt kim, cắt 5 băng mẫu thử theo chiều dọc và cắt 5 băng mẫu thử theo chiều ngang. Mẫu thử hình chữ nhật có kích thước phần làm việc (50 × 100) mm và kích thước mẫu thử là (50 × 200). Vị trí của các băng mẫu thử cần bố trí để các băng dọc không bị trùng cột vòng, các băng ngang không bị trùng hàng vòng

Đề tài đã tiến hành thí nghiệm kéo mẫu đến trạng thái phá hủy (kéo đứt) trên máy kéo đứt để xác định độ độ bền đứt và độ giãn đứt của vải dệt

Luận văn cao học Khoá 2009 - 2011

Vũ Phương Thảo - 54 - Ngành CN vật liệu Dệt - May kim. Đây là loại máy kéo với tốc độ không đổi, trên máy có thiết kế hai hàm kẹp trên và dưới để mắc mẫu, có thang lực và thước đo độ giãn của mẫu. Mẫu được mắc trong kẹp trên và kẹp dưới với khoảng cách 100 mm. Đặt tải trọng ban đầu cho mẫu để mẫu đạt độ căng xác định (dài 100 mm) sau đó tiến hành kéo đứt mẫu. Tại thời điểm mẫu bị đứt đọc độ bền đứt và độ giãn đứt trên thiết bị đo.

Hình 2.1. Thiết bị thử độ bền và độ giãn đứt Tensilon - Nhật bản

Luận văn cao học Khoá 2009 - 2011

Vũ Phương Thảo - 55 - Ngành CN vật liệu Dệt - May Phép thử xác định độ bền kéo đứt và độ giãn của chỉ được tiến hành như sau:

 Đặt khoảng cách giữa hai miệng kẹp của máy kéo đứt 100 mm;

 Chọn thang đo lực trên máy kéo đứt sao cho giá trị đo được nằm trong phạm vi từ 20% ÷ 80% giá trị thang đo;

 Với vải dệt kim có độ giãn đứt tương đối lớn thường sử dụng tốc độ kẹp của máy kéo đứt là 100mm/phút;

 Hãm cố định hàm cặp trên của máy. Đưa mẫu vải vào ngàm cặp trên sao cho vải nằm ở chính giữa hàm cặp. Cho đầu vải còn lại vào ngàm cặp dưới, tạo lực căng ban đầu theo quy định rồi vặn chặt ngàm cặp lại.

Sau đó bấm nút Start cho máy làm việc;

 Khi vải đứt máy tự dừng, lúc này trên màn hình hiển thị kết quả độ bền kéo đứt và độ giãn đứt của vải.

Độ bền kéo đứt của mẫu thí nghiệm là trung bình cộng độ bền kéo đứt của các mẫu thử. Độ giãn đứt của mẫu thí nghiệm là trung bình cộng các kết quả độ giãn ở thời điểm đứt của các mẫu thí nghiệm.

Luận văn cao học Khoá 2009 - 2011

Vũ Phương Thảo - 56 - Ngành CN vật liệu Dệt - May Hình 2.2. Màn hình hiển thị kết quả đo

* Phần mềm vẽ đồ thị - Microsoft Office Excel 2003:

 Lập bảng tính Excel để xử lý số liệu thí nghiệm;

 Dự báo dạng hàm khuynh hướng để tìm mối quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng của quá trình với các biến ảnh hưởng và đánh giá sự phù hợp của mô hình;

 Vẽ biểu đồ và đồ thị thể hiện trực quan kết quả nghiên cứu thực nghiệm giữa từng cặp yếu tố hoặc biểu đồ các đường đẳng trị mối quan hệ giữa các yếu tố trong mặt phẳng.

 Để xây dựng các đồ thị lực tác dụng- độ giãn của các loại vải dệt kim, trong luận văn này, các mẫu thí nghiệm được đo độ giãn đứt trên máy

Luận văn cao học Khoá 2009 - 2011

Vũ Phương Thảo - 57 - Ngành CN vật liệu Dệt - May kéo đứt với cùng điều kiện thực nghiệm. Để so sánh các mẫu với nhau, các kết quả đo của từng mẫu được lấy ra dưới dạng bảng số liệu excel và được đưa vào một bảng excel chung (hình 2.3).

Hình 2.3. Màn hình hiển thị cách vẽ biểu đồ giãn dọc vải rib

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng độ giãn của vải dệt kim đến công đoạn thiết kế sản phẩm dệt kim (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)