VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN LÊN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ CHÌNH NUÔI Ở CÁC HÌNH THỨC KHÁC
2.1. Thí nghiệm 1: Bố trí ương nuôi cá chình trong ao
Để đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ sinh trưởng của cá chình nuôi ở trong ao, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm ương nuôi trong 60 ngày, các yếu tố môi trường trong ao nuôi được theo dõi thường xuyên.
Kết quả theo dõi được thể hiện trong bảng 6:
Bảng 6: Biến động của các yếu tố môi trường trong các ao ở thí nghiệm 1 Stt Yếu tố
theo dõi
Giá trị
Min. Max. T.bình±SEM
1 Nhiệt độ (0C) 25,4 29,5 27,7±0,31
2 pH 6,7 7,1 6,9±0,03
3 DO (mg/l 4,7 6,1 5,2±0,12
4 Kiềm (mg/l) 70 80 75±0.33
5 NH4 - N <2 ppm
6 NO3-N <0,2 ppm
7 Độ trong (cm) 40-50
8 Màu nước Nước có màu hơi xanh nhạt
- Nhiệt độ có sự biến động lớn (từ 25,40C đến 29,50C) tuy nhiên, nhiệt độ trung bình cũng chỉ nằm ở mức 27,70C. Đây là ngưỡng thích hợp cho sự phát triển của cá.
- pH nước ở ao trong suốt thời gian thí nghiệm đều ở mức hơi thấp (6,7-7,1 và trung bình là 6,9) hơi thấp so với yêu cầu của cá chình.
- Hàm lượng DO trong nước ao biến động từ 4,7mg/l đến 6,1mg/l và đạt giá trị trung bình là 5,2mg/l. Sư biến động này thể hiện rõ rệt và mang tính quy luật theo chu kỳ ngày đêm. Tuy nhiên, trong thời gian thí nghiệm chúng tôi không phát hiện thấy cá bị ngạt thở và xảy ra hiện tượng nổi đầu của cá chình.
- Hàm lượng NH4 - N, NO3 - N và kiềm đều nằm trong ngưỡng chịu đựng của cá.
- Độ trong và màu nước đều nằm trong ngưỡng thích hợp. Màu nước xanh
Các yếu tố môi trường và sự biến động của nó trong thời gian thí nghiệm gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cá nuôi trong ao là không đáng kể. Điều đó thể hiện một cách rõ rệt trong kết quả tăng trọng của cá ở các lô thí nghiệm.
Ở thí nghiệm 1, cá khỏe mạnh, bắt mồi tốt, cá nuôi đều có tăng trọng. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tăng trưởng của cá được trình bày ở bảng:
Bảng 7: Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tăng trọng cá chình ở thí nghiệm 1
Đvt: gam/con C.thức TĂ
Trọng lượng CT-A CT-B CT-C
TL ban đầu 24,3±1,42 26,4±1,44 25,2±1,43 TL kết thúc 63,4±2,11 72,6±2,02 78,7±1,97 Tăng trọng 39,1±1,61c 46,2±1,55b 53,5±1,52a
Ghi chú: Các kí tự trên cùng một hàng khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Kết quả ở bảng cho thấy, cá nuôi ở các lô thí nghiệm đều có sự tăng trưởng.
Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thức ăn khác nhau đã cho những kết tăng trọng khác nhau (P< 0,05). Cá ở lô thí nghiệm được cho ăn thức ăn giun quế cho kết quả tăng trọng lớn nhất: 53,5±1,52 gam/con, tiếp theo đó là cá nuôi bằng thức ăn chế biến kết hợp với giun quế: 46,2±1,55 gam/con, và sau cùng là lô thí nghiệm cho cá ăn thức ăn chế biến: 39,1±1,61gam/con.
Sự tăng trọng của cá nuôi bằng thức ăn chế biến là thấp nhất và có sai khác rõ rệt với (P<0,05) so với lô thí nghiệm cá nuôi bằng thức ăn giun quế và thức ăn chế biến kết hợp với giun quế. Sự tăng trọng của cá ở hai lô thí nghiệm công thức B và công thức C cũng có sai khác (P<0,05).
Cá nuôi bằng thức ăn là giun quế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất do có đầy đủ thành phần dinh dưỡng hơn so với các loại thức ăn chế biến. Hơn nữa, thức ăn giun quế có mùi vị giống với thức ăn trong tự nhiên mà cá chình sử dụng, chúng không phải thay đổi nhiều thói quen bắt mồi, nên cá bắt mồi tốt hơn và có sự tăng trưởng là lớn nhất. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quy luật chung. Chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu và sản xuất ngày càng cố gắng chế biến những loại thức ăn có thành phần dinh dưỡng cân đối và tượng tự với thức ăn mà cá sử dụng trong tự nhiên.
Giữa hai lô thí nghiệm nuôi cá bằng thức ăn chế biến và thức ăn chế biến kết hợp với giun quế cũng có sự chênh lệch về tăng trọng. Điều này đã nói lên rằng giun quế đã có tác dụng rất tốt trong việc làm thức ăn cho cá chình ương nuôi trong thí nghiệm.
So sánh tốc độ tăng trọng của cá chình Hoa (A. marmorata) nuôi ở các lô thí nghiệm với cá chình Nhật (A. japonica) nuôi ở Trung Quốc và Đài Loan, chúng tôi nhận thấy cá ở các lô thí nghiệm CT-A và CT-B có tốc độ tăng trưởng tương đương.
Ở Trung Quốc và Đài Loan, cá chình được nuôi từ con giống cỡ 10-15 g/con sau thời gian 8-10 tháng đã đạt khối lượng 150-200 g/con, như vậy tốc độ tăng trưởng trung bình là 18-25 g/con/tháng. Trái lại, thí nghiệm cá được nuôi bằng thức ăn là giun quế có tốc độ tăng trưởng lớn hơn so với cá chình Nhật nuôi ở Trung Quốc và Đài Loan (26,5 g/con/tháng).
Kết quả so sánh trên cho thấy, cá chình hoa khi được nuôi bằng thức ăn thích hợp sẽ có tốc độ tăng trưởng tốt. Sự tăng trưởng này có thể sẽ tốt hơn nếu cá được nuôi trong điều kiện môi trường có pH thích hợp hơn và thời gian nuôi dài hơn.
2.2. Thí nghiệm 2: Thí nghiệm được bố trí trên 6 giai
Để đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ sinh trưởng của cá chình nuôi ở trong giai lưới có phù hợp với đặc điểm sinh học của chúng hay không, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm ương nuôi trong 60 ngày, các yếu tố môi trường trong giai lưới cắm trong ao được theo dõi thường xuyên.
Kết quả theo dõi được thể hiện trong bảng 8:
Bảng 8: Biến động của các yếu tố môi trường trong các giai ở thí nghiệm 2 Stt Yếu tố
theo dõi
Giá trị
Min. Max. T.bình±SEM
1 Nhiệt độ (0C) 26,4 29,5 27,7±0,35
2 pH 6,9 7,3 7,1±0,04
3 DO (mg/l) 4,9 5,9 5,3±0,17
4 Kiềm(mg/l) 70 80 75±0.33
5 NH4 - N < 2 ppm
6 NO3-N < 0,2 ppm
7 Độ trong(cm) 40 -50
- Nhiệt độ có sự biến động lớn (từ 26,40C đến 29,50C) tuy nhiên, nhiệt độ trung bình cũng chỉ nằm ở mức 27,70C. Đây là ngưỡng thích hợp cho sự phát triển của cá.
- pH nước ở ao trong suốt thời gian thí nghiệm đều ở mức hơi thấp (6,9 - 7,3 và trung bình là 7,1) hơi thấp so với yêu cầu của cá chình.
- Hàm lượng DO trong nước ao biến động từ 4,9 mg/l đến 5,9 mg/l và đạt giá trị trung bình là 5,3 mg/l. Sự biến động này thể hiện rõ rệt và mang tính quy luật theo chu kỳ ngày đêm. Tuy nhiên, trong thời gian thí nghiệm chúng tôi không phát hiện thấy cá bị ngạt thở và xảy ra hiện tượng nổi đầu của cá chình.
- Hàm lượng NH4 - N, NO3 - N và kiềm đều nằm trong ngưỡng chịu đựng của cá chình.
- Độ trong và màu nước đều nằm trong ngưỡng thích hợp. Màu nước xanh nhạt đã cho thấy sự hiện diện của thực vật phù du, mặc dù số lượng chưa nhiều.
Các yếu tố môi trường và sự biến động của nó trong thời gian thí nghiệm gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cá nuôi trong ao là không đáng kể. Điều đó thể hiện một cách rõ rệt trong kết quả tăng trọng của cá ở các lô thí nghiệm.
Ở thí nghiệm 2, cá khỏe mạnh, bắt mồi tốt, cá nuôi đều có tăng trọng. Tuy nhiên, cá nuôi ở trong giai thời gian đầu do chưa quen với môi trường nuôi nhốt nên một số cá thể bị xây sát, vì vậy trong quá trình ương nuôi cần chú ý thường xuyên sát khuẩn cho cá tránh xảy ra hiện tượng lỡ loét
Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tăng trưởng của cá được trình bày ở bảng 9:
Bảng 9: Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tăng trọng cá chình ở thí nghiệm 2
Đvt: gam/con C.thức TĂ
Trọng lượng CT-A CT-B CT-C
TL ban đầu 14,4±1,32 15,2±1,22 14,5±1,30
TL kết thúc 56,1±2,11 64,2±1,72 71,5±1,51
Tăng trọng 41,7±1,71c 49,0±1,46b 57,0±1,42a
Kết quả ở bảng cho thấy, cá nuôi ở các lô thí nghiệm đều có sự tăng trưởng.
Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thức ăn khác nhau đã cho những kết tăng trọng khác nhau (P< 0,05). Cá ở lô thí nghiệm được cho ăn thức ăn giun quế cho kết quả
tăng trọng lớn nhất: 57,0±1,42 gam/con, tiếp theo đó là cá nuôi bằng thức ăn chế biến và giun quế: 49,0±1,46 gam/con, và sau cùng là lô thí nghiệm cho cá ăn thức ăn chế biến: 41,7±1,71 gam/con.
Sự tăng trọng của cá nuôi bằng thức ăn chế biến là thấp nhất và có sai khác rõ rệt (P<0,05) so với lô thí nghiệm cá nuôi bằng thức ăn giun quế và thức ăn chế biến kết hợp với giun quế. Sự tăng trọng của cá ở hai lô thí nghiệm công thức B và công thức C cũng có sai khác (P<0,05).
Giữa hai lô thí nghiệm nuôi cá bằng thức ăn chế biến và thức ăn chế biến kết hợp với giun quế cũng có sự chênh lệch về tăng trọng. Điều này đã nói lên rằng giun quế đã có tác dụng rất tốt trong việc làm thức ăn cho cá chình ương nuôi trong thí nghiệm (Trong giun quế có chứa đến: 61,9% protein, 7,9% mỡ, 14,2% chất đường nên rất giàu đạm cho vật nuôi).
2.3. Thí nghiệm 3: Thí nghiệm được bố trí trên 6 bể composite
Tương tự như thí nghiệm 1 và 2, để đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ sinh trưởng của cá chình nuôi ở trong bể composite có phù hợp với đặc điểm sinh học của chúng hay không, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm ương nuôi trong 60 ngày, các yếu tố môi trường trong bể được theo dõi thường xuyên.
Kết quả theo dõi được thể hiện trong bảng 10:
Bảng 10: Biến động của các yếu tố môi trường trong các bể ở thí nghiệm 3 Stt Yếu tố
theo dõi
Giá trị
Min. Max. T.bình±SEM
1 Nhiệt độ (0C) 25,5 30,5 28±0,65
2 pH 7,2 7,7 7,5±0,10
3 DO (mg/l) 5,5 6,0 5,7±0,18
4 Kiềm(mg/l) 70 80 75±0.33
5 NH4 - N < 2 ppm
6 NO3 – N < 0,2 ppm
7 Độ trong (cm) 20 - 30
8 Màu nước Nước có màu xanh nhạt
- Nhiệt độ có sự biến động lớn (từ 25,50C đến 30,50C) điều này cũng gây ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cá, nhiệt độ trung bình nằm ở mức 280C.
- pH nước ở ao trong suốt thời gian thí nghiệm đều ở mức cao hơn so với thí nghiệm 1 và 2 (7,2 - 7,7 và trung bình là 7,5) đây là mức thích hợp cho sự sinh truởng của cá chình. Sở dĩ, pH nước trong bể cao hơn so với ở ao và giai ương cá là nhờ sự tác động của kỹ thuật.
- Hàm lượng DO trong nước ao biến động từ 5,5 mg/l đến 6,0 mg/l và đạt giá trị trung bình là 5,7mg/l. Trong thời gian thí nghiệm chúng tôi cho sục khí liên tục trong bể nên không phát hiện thấy cá bị ngạt thở và xảy ra hiện tượng nổi đầu của cá chình.
- Hàm lượng NH4 - N, NO3 - N và kiềm đều nằm trong ngưỡng chịu đựng của cá chình.
- Độ trong và màu nước đều nằm trong ngưỡng thích hợp. Màu nước xanh nhạt đã cho thấy sự hiện diện của thực vật phù du.
Các yếu tố môi trường và sự biến động của nó trong thời gian thí nghiệm gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cá nuôi trong ao là không đáng kể. Điều đó thể hiện một cách rõ rệt trong kết quả tăng trọng của cá ở các lô thí nghiệm.
Ở thí nghiệm 3, cá khỏe mạnh, bắt mồi tốt, cá nuôi đều có tăng trọng.
Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tăng trưởng của cá được trình bày ở bảng 11
Bảng 11: Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tăng trọng cá chình ở thí nghiệm 3
Đvt: gam/con C.thức TĂ
Trọng lượng CT-A CT-B CT-C
TL ban đầu 7,3±1,22 7,1±1,31 7,0±1,32
TL kết thúc 47,6±1,71 55,1±1,60 61,5±1,49
Tăng trọng 40,3±1,71c 48,0±1,46b 54,5±1,42a
Kết quả ở bảng cho thấy, cá nuôi ở các lô thí nghiệm đều có sự tăng trưởng.
Tuy nhiên việc sử dụng các loại thức ăn khác nhau đã cho những kết tăng trọng khác nhau (P< 0,05). Cá ở lô thí nghiệm được cho ăn thức ăn giun quế cho kết quả tăng trọng lớn nhất: 54,5±1,42gam/con, tiếp theo đó là cá nuôi bằng thức ăn chế biến và giun quế: 48,0±1,46gam/con, và sau cùng là lô thí nghiệm cho cá ăn thức ăn chế biến: 40,3±1,71gam/con.
Sự tăng trọng của cá nuôi bằng thức ăn chế biến là thấp nhất và có sai khác rõ rệt với (P<0,05) so với lô thí nghiệm cá nuôi bằng thức ăn giun quế và thức ăn chế biến kết hợp với giun quế. Sự tăng trọng của cá ở hai lô thí nghiệm công thức B và công thức C cũng có sai khác (P<0,05).