KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN LÊN

Một phần của tài liệu Ương nuôi cá chình giống bằng các loại thức ăn khác nhau trong bể composit, giai lưới và ao đất (Trang 41 - 44)

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN LÊN

Bảng 12: Tỷ lệ sống của cá chình giống trong các lô thí nghiệm

Đvt: % C.thức TĂ

Thí nghiệm CT-A CT-B CT-C

Thí nghiệm 1 91± 93± 93±

Thí nghiệm 2 84± 86± 87±

Thí nghiệm 3 50± 51± 55±

4.4. Bệnh và phương pháp phòng, trị 4.4.1. Phòng bệnh

Cá chình giai đoạn còn non dễ bị nhiễm bệnh do khả năng thích nghi kém, sức đề kháng còn rất yếu nên rất dễ bị nhiễm các bệnh do môi trường hoặc các tác nhân nấm, vi khuẩn, virut,…

Vì vậy, cần phải có các biện pháp phòng bệnh thích hợp, hiệu quả. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, tôi đã áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp quản lý và phòng trị bệnh, bao gồm:

+ Quản lý môi trường:

- Cải tạo ao, vệ sinh sạch sẽ bể ương, giai lưới và các dụng cụ sử dụng trong qúa trình tiến hành thí nghiệm

- Nguồn nước trước khi đưa vào hệ thuống ương được lọc qua ao chứa và hệ thống các bể lắng lọc.

- Các yếu tố môi trường đuợc kiểm soát sao cho không có biến động quá lớn.

- Định kì xiphong bể và giai lưới mỗi ngày một lần để hạn chế tối đa chất bẩn, thức ăn dư thừa, đặc biệt là cá chết.

+ Hạn chế tác nhân gây bệnh:

Cá chình thu gom từ tự nhiên, trước khi đưa vào bể ương được ngâm trong dung dịch thuốc tím 1 - 3 ppm và chế phẩm bokashi trầu 5 - 7% trong vòng 24h.

Thức ăn được xử lý qua dung dịch nước muối đậm đặc trước khi cho ăn.

- Quản lý sức khoẻ cá nuôi:

Thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn dư thừa và kết hợp kiểm tra tình trạng sức khoẻ cá qua hình dáng bề ngoài, hoạt động bơi lội, nếu cá phát bệnh sẽ phát hiện kịp thời và có biện pháp để xử lý.

4.4.2. Bệnh và trị bệnh

Trong quá trình tiến hành các thí nghiệm, có xuất hiện bệnh do nấm thủy mi.

+ Dấu hiệu bệnh lý:

Da cá xuất hiện những vùng trắng xám, có những con trắng xám toàn thân. Da có dính các sợi nấm nhỏ và mềm. Cá yếu, bơi lờ đờ, những con bị bệnh nặng nổi đầu, bơi thẳng đứng. Cá ăn ít hoặc bỏ ăn.

+ Chẩn đoán: Quan sát bằng mắt thường và soi kính hiển vi.

+ Tác nhân:

Tác nhân gây bệnh là một số loài nấm thuộc các giống: Leptolegnia, Aphanomyces, Saprolegnia, Achlya; Họ Saprolegniaceae; Bộ Saprolegniales

Đây là các nấm dạng sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp. Sợi nấm cấu tạo đa bào, nhưng giữa các tế bào không có vách ngăn nên sợi nấm giống như một tế bào khổng lồ. Đường kính sợi nấm 6 – 14 μm, kích thước bào tử 3 – 4 x 8 -11 μm.

Sợi nấm chia thành hai phần, phần gốc bám vào tổ chức của ký chủ, phần ngọn tự do ngoài môi trường.

Nấm có khả năng sinh sản bằng nhiều hình thức khác nhau: sinh sản dinh dưỡng bào tử, sinh sản vô tính bằng bào tử kín, sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp.

Bào tử nấm có tiên mao, có thể vận động trong nước nên khả năng lây lan cao.

+ Trị bệnh:

Trị bệnh bằng cách tắm nước muối nồng độ 30‰.

Vệ sinh sạch sẽ thiết bị và dụng cụ, tránh lây lan sang các bể khác.

5.1. Kết luận

Qua thời gian thí nghiệm về ương nuôi cá chình giống bằng các loại thức ăn khác nhau trong bể composite, giai lưới và ao đất, tôi rút ra được những kết luận sau:

- Các yếu tố môi trường trong 3 hình thức nuôi trong ao đất, trong giai lưới và bể composite đều nằm trong ngưỡng chịu đựng của cá chình và ít gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá chình thí nghiệm.

- Cá nuôi ở 3 hình thức: trong ao đất, trong giai lưới và trong bể composite đều phù hợp với đặc điểm môi trường sống của cá chình

- Giun quế là thức ăn rất thích hợp cho cá chình (Trong giun quế có chứa đến:

61,9 % protein, 7,9 % mỡ, 14,2 % chất đường nên rất giàu đạm cho vật nuôi).

- Cá nuôi khi sử dụng thức ăn khác nhau cho kết quả tăng trọng khác nhau (P<0,05), trong đó thí nghiệm sử dụng 100% thức ăn là giun quế ở 3 hình thức nuôi đều cho kết quả tăng trọng tốt nhất, tiếp theo là lô thí nghiệm sử dụng 50%giun quế và 50%thức ăn chế biến và cuối cùng là lô thí nghiệm sử dụng 100% thức ăn chế biến.

5.2. Đề nghị

Trong quá trình ương nuôi cần phải phân cở đồng đều, tránh tình trạng trong một lô thí nghiệm có nhiều kích cỡ khác nhau. Trước khi đưa vào nuôi và định kỳ cần sát khuẩn để phòng ngừa bệnh cho cá. Thức ăn trong thí nghiệm cũng cần được sát khuẩn kĩ càng trước khi cho ăn bằng dung dịch nước muối ( khoảng 30 - 40‰)

Tiếp tục nghiên cứu thêm các loại thức ăn khác nhau nhằm tìm ra nhiều loại thức ăn thích hợp cho cá chình giống

Cần phổ biến kĩ thuật ương nuôi cá chình giống rộng rãi cho người dân

Tiếp tục nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá chình, góp phần giải quyết các khó khăn về con giống trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Ương nuôi cá chình giống bằng các loại thức ăn khác nhau trong bể composit, giai lưới và ao đất (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w