Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước quảng ninh (Trang 24 - 27)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

1.1.5.1. Nhân tố khách quan

a. Quy định của pháp luật và các quy định của Nhà nước về kiểm soát chi NSNN và về chế độ, định mức chi NSNN

Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện, cùng các văn bản pháp quy khác, vừa là nhân tố quan trọng, vừa là điều kiện quyết định đến chất lượng công tác kiểm soát chi. Bởi vì, nó tạo cơ sở pháp lý và tạo nền tảng cho việc đề ra các cơ chế, quy trình kiểm soát chi phù hợp. Cần phải có cơ sở pháp lý thì KBNN mới có thể xây dựng được quy trình nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ của mình, bảo đảm cho mọi khoản chi NSNN phải được kiểm soát chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích.

Từ sau khi thực hiện Luật NSNN năm 2002, cơ chế quản lý quỹ NSNN nói chung, kiểm soát chi NSNN nói riêng thực sự được xác lập trên cơ sở pháp lý và có hiệu lực pháp luật cao. Trước khi đồng vốn của Ngân sách ra khỏi quỹ NSNN, KBNN phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ và hồ sơ có liên quan và chỉ thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện theo quy định của Luật NSNN. Thủ trưởng cơ quan KBNN có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đủ điều kiện chi theo quy định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Rõ ràng, phải có cơ sở pháp lý thì KBNN mới có thể xây dựng được quy

trình nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ của mình, bảo đảm cho mọi khoản chi NSNN phải được kiểm soát chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích.

Định mức chi tiêu ngân sách là mức chuẩn làm căn cứ tính toán, xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và là một trong những căn cứ quan trọng để kiểm soát chi tiêu. Định mức chi tiêu càng cụ thể, chi tiết sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN nói chung và hiệu quả công tác kiểm soát chi qua KBNN nói riêng. Việc chấp hành định mức chi tiêu của Nhà nước cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành Ngân sách của các ngành, các cấp. [28]

b. Cơ chế quản lý Ngân sách Nhà nước

Cơ chế quản lý chi NSNN gắn liền với sự phân định chức năng, nhiệm vụ quản lý chi NSNN của các cấp quản lý giúp cho mỗi cấp làm việc có hiệu quả hơn, từ đó tạo nên sự hiệu quả của cả hệ thống quản lý và kiểm soát chi NSNN. Cơ chế phân cấp quản lý và phân định trách nhiệm của các cơ quan trong việc kiểm soát chi NSNN có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác kiểm soát chi

- Cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sử dụng NSNN

Cơ chế quản lý chi NSNN gắn liền với sự phân định chức năng, nhiệm vụ quản lý chi NSNN của các cấp quản lý giúp cho mỗi cấp làm việc có hiệu quả hơn, từ đó tạo nên sự hiệu quả của cả hệ thống quản lý và kiểm soát chi NSNN. Cơ chế phân cấp quản lý và phân định trách nhiệm của các cơ quan trong việc kiểm soát chi NSNN có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác kiểm soát chi. Nếu có nhiều cơ quan tham gia trong quá trình quản lý và kiểm soát chi nhưng việc phân định phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm pháp lý của các cơ quan đơn vị không rõ ràng, đặc biệt là việc quy định trách nhiệm của người chuẩn chi đến đâu, trách nhiệm của người kiểm soát chi đến đâu trước mỗi khoản chi tiêu của đơn vị thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng giành quyền và đùn đẩy trách nhiệm, theo đó là tệ quan liêu, cửa quyền, lãng phí… trong

quản lý. [22]

c. Dự toán NSNN và các chính sách chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN + Dự toán: là một trong những căn cứ quan trọng nhất để KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, dự toán NSNN phải đảm bảo tính kịp thời, chính xác, đầy đủ và chi tiết để làm căn cứ cho KBNN kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu của đơn vị.

+ Chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN: Hệ thống chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi NSNN là căn cứ quan trọng trong việc xây dựng, phân bổ và kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, nó phải đảm bảo tính chính xác (phù hợp với tình hình thực tế), tính thống nhất (thống nhất giữa các ngành các địa phương và các đơn vị thụ hưởng NSNN), tính đầy đủ (phải bao quát được tất cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế). [28]

1.1.5.2. Nhân tố chủ quan

a. Năng lực tổ chức kiểm soát chi NSNN của Kho bạc Nhà nước: Việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN đòi hỏi phải có một vị thế, vai trò lớn hơn. Vì vậy, việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của KBNN một cách rõ ràng, cụ thể sẽ tăng cường được vị trí, vai trò của KBNN; đồng thời cũng nâng cao được hiệu quả công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN. [22], [28]

b. Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác kiểm soát chi NSNN: chất lượng công tác kiểm soát chi phụ thuộc rất lớn vào trình độ cán bộ làm công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng. Đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có trình độ chuyên sâu về quản lý tài chính, am hiểu về các lĩnh vực chuyên ngành mình quản lý, có phẩm chất đạo đức tốt… Đội ngũ cán bộ kiểm soát chi của KBNN là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, cán bộ KBNN cần đảm bảo trách nhiệm đối với công việc để có thể đảm đương nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN qua KBNN một cách chặt chẽ; đồng thời cũng không phát sinh các hiện tượng cửa quyền, sách nhiễu trong quá trình kiểm soát chi. [22]

c. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ phục vụ công tác kiểm soát chi NSNN: Cơ sở vật chất kỹ thuật, việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN cũng đòi hỏi một số điều kiện khác như hiện đại hóa công nghệ KBNN; hoàn thiện hệ thống kế toán và quyết toán NSNN; hiện đại hóa công nghệ thanh toán. [22]

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước quảng ninh (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)