Chương 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NINH
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát chi thường xuyên
3.3.1. Nhân tố khách quan
3.3.1.1. Quy định của pháp luật và các quy định của Nhà nước về kiểm soát chi NSNN và về chế độ, định mức chi NSNN
Việc chi trả kinh phí ngân sách nhà nước cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng lương và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Đối với các khoản chi chưa có điều kiện thực hiện việc chi trả trực tiếp, Kho bạc Nhà nước
31.37 39.31 45.41
68.63 60.69 54.59
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tạm ứng Thanh toán trực tiếp
tạm ứng hoặc thanh toán cho đối tượng thụ hưởng qua đơn vị sử dụng ngân sách. Thông tư số 161/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính về Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khỏan chi NSNN qua KBNN”, các phương thức chi trả cụ thể như sau:
* Tạm ứng: Đối với những khoản chi thanh toán theo hợp đồng, mức tạm ứng theo quy định tại hợp đồng đã ký kết của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhưng tối đa không vượt quá 30% dự toán bố trí cho khoản mua sắm đó (trừ trường hợp thanh toán hàng hóa nhập khẩu, thiết bị chuyên dùng phải nhập khẩu mà trong hợp đồng nhà cung cấp yêu cầu phải tạm ứng lớn hơn và các trường hợp đặc thù khác có hướng dẫn riêng của cơ quan có thẩm quyền, việc thanh toán được thực hiện trong phạm vi dự toán được giao và theo hợp đồng ký kết giữa đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và nhà cung cấp); đối với những khoản chi không có hợp đồng, mức tạm ứng thực hiện theo đề nghị của đơn vị sử dụng ngân sách, phù hợp với tiến độ thực hiện và trong phạm vi dự toán được giao.
* Chi thanh toán trực tiếp: Mức thanh toán căn cứ vào hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ, trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước được giao và còn đủ số dư dự toán để thực hiện thanh toán.
Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát hồ sơ của đơn vị theo các nội dung sau:
a) Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán ngân sách nhà nước, bảo đảm các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, số dư tài khoản dự toán của đơn vị còn đủ để chi.
b) Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi.
c) Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với các khoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách
nhà nước, Kho bạc Nhà nước căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao để kiểm soát.
KBNN Quảng Ninh đã thực hiện nghiêm túc quy định thông tư, lấy đó là kim chỉ nam cho công tác kiẻme soát chi nhằm đảm bảo đúng đối tượng, đúng nội dung và hồ sơ chi thường xuyên NSNN.
3.3.1.2. Cơ chế quản lý Ngân sách Nhà nước
KBNN Quảng Ninh thực hiện công tác phân cấp quản lý NSNN theo Luật NSNN năm 2015. Cụ thể:
Bảng 3.14: Cơ chế quản lý NSNN được phân cấp tại Quảng Ninh Lĩnh vực Ngân sách trung ương Ngân sách tỉnh 1.Chi xây dựng cơ
bản
- Các công trình kinh tế then chốt quan trọng.
- Các công trình hạ tầng cơ sở
2.Chi vốn lưu động.
3.Chi trả nợ (trong và ngoài nước).
4.Chi dự trữ Nhà nước.
NSTƯ đảm nhận các công trình hạ tầng cơ sở không có khả năng thu hồi vốn do trung ương quản lý. Các xí nghiệp trong và ngoài nước do trung ương quản lý. Hầu hết NSTƯ đảm nhận chi trả nợ nước ngoài. Hầu hết NSTƯ đảm nhiệm.
NSĐP đảm nhận các công trình hạ tầng cơ sở do địa phương quản lý. Các xí nghiệp do địa phương quản lý. Trả nợ trong nước, địa phương đảm nhận phần huy động xây dựng cơ sở hạ tầng.
1.Chi quản lý Nhà nước.
2.Chi sự nghiệp kinh tếnông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, giao thông, kiến thiết thị chính.
3.Chi sự nghiệp giáo dục phổ thông chi hoạt động thường xuyên giáo
Toàn bộ bộ máy quản lý Nhà nước của trung ương; Duy trì bảo vệ đê điều trung ương;
Duy tu, tu bổ các đường giao thông, các công trình kiến thiết do trung ương quản lý.
Một số công trình quan trọng như xoá mù chữ, giáo dục miền núi…Các trường đại học đa ngành; Một số trường PTTH khu vực; Các cơ sở y tế chữa bệnh trung ương;
Toàn bộ bộ máy Nhà nước của địa; bảo vệ đê điều, hỗ trợ làm thuỷ lợi, thuỷ nông;
Sửa chữa các đường giao thông địa phương; Chi toàn bộ các trường từ tiểu học trở lên, kể cả chi toàn bộ các trường từ mẫu giáo. Các trường trung học, dạy nghề;
Cơ sở chữa và khám bệnh do địa phương quản lý; Nghiên cứu ứng dụng Các sự nghiệp
Lĩnh vực Ngân sách trung ương Ngân sách tỉnh dục chi chương
trình mục tiêu 4.Chi sự nghiệp đào tạo các trường đại học. Các trường trung học 5.Chi y tế
6.Chi nghiên cứu khoa học
7.Chi văn hoá thông tin
8.Chi thể dục, thể thao
9.Chi quốc phòng, an ninh
10.Chi hỗ trợ Đảng, đoàn, hội 11.Chi trợ cấp ngân sách xã
12.Chi khác
Nghiên cứu khoa học cơ bản;
Các đơn vị sự nghiệp văn hoá quần chúng do trung ương quản lý; Toàn bộ hoạt động chính quy các tổ chức thuộc trung ương tuỳ thuộc khả năng của NSTƯ
văn hoá quần chúng do địa phương quản lý; Dân quân du kích và tuyển quân; Các tổ chức thuộc địa phương tuỳ thuộc vào phân bổ của NSTƯ
(Nguồn: KBNN Quảng Ninh)
3.3.1.3. Dự toán NSNN và các chính sách chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017 này quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước áp dụng cho năm ngân sách 2017, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020 theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Đối với các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020, thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách tại Quyết định này.
Nguyên tắc áp dụng định mức
Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước ban hành kèm theo quyết định này là cơ sở để xây dựng dự toán chi ngân sách của từng bộ, cơ quan Trung ương, dự toán chi ngân sách của từng tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (bao gồm cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã).
Định mức phân bổ của ngân sách địa phương đã bao gồm toàn bộ nhu cầu kinh phí thực hiện các chế độ chính sách do Trung ương ban hành đến ngày 31 tháng 5 năm 2016 (chưa bao gồm các chính sách tăng do tiêu chí chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều và các chính sách ngân sách nhà nước hỗ trợ khi có đối tượng tham gia như kinh phí miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ; hỗ trợ tiền điện hộ nghèo, hộ chính sách xã hội; bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình).
Tổng dự toán chi thường xuyên của các địa phương và dự toán chi thường xuyên của lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ được tính theo định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước ban hành kèm theo Quyết định này và đảm bảo không thấp hơn dự toán chi năm 2016 Quốc hội quyết định.
Định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính
Định mức phân bổ đối với khối các cơ quan Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan thi hành án dân sự, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ; các Bộ, cơ quan Trung ương:
a) Áp dụng định mức chung đối với khối các cơ quan Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan thi hành án dân sự, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ: Định mức phân bổ 55 triệu đồng/biên chế;
b) Áp dụng định mức theo phương pháp lũy thoái đối với Bộ Tư pháp (không bao gồm cơ quan thi hành án dân sự), các Bộ, cơ quan Trung ương (trừ các cơ quan quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này): Số biên chế do cơ quan có thẩm quyền giao cho từng bộ, cơ quan Trung ương được chia thành các bậc khác nhau với quy mô biên chế của bậc đầu tiên là 100 biên chế trở xuống. Định mức phân bổ ngân sách giảm dần theo các bậc biên chế, cụ thể:
- Từ 100 biên chế trở xuống: Tính 54 triệu đồng/biên chế;
- Từ biên chế thứ 101 đến 500: Tính 50 triệu đồng/biên chế;
- Từ biên chế thứ 501 đến 1.000: Tính 48 triệu đồng/biên chế;
- Từ biên chế thứ 1.001 trở lên: Tính 45 triệu đồng/biên chế.
c) Định mức phân bổ ngân sách quy định tại điểm a, điểm b nêu trên đã bao gồm:
- Các khoản chi hành chính phục vụ hoạt động thường xuyên bộ máy các cơ quan: Khen thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, công tác phí, hội nghị, tổng kết, đoàn ra, đoàn vào, vật tư văn phòng, thanh toán dịch vụ công cộng.
- Các khoản chi nghiệp vụ mang tính thường xuyên phát sinh hàng năm:
Chi nghiệp vụ chuyên môn của các ngành, chi tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn; chi quản lý ngành, lĩnh vực; chi thực hiện công tác quản lý ngành, lĩnh vực; chi công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; xây dựng, hoàn thiện, rà soát văn bản quy phạm pháp luật; đánh giá giám sát đầu tư; chi hỗ trợ hoạt động cho công tác Đảng, Đoàn thể trong cơ quan.
- Chi tiền lương, tiền công lao động và chi hoạt động cho lao động thường xuyên theo hợp đồng (bao gồm cả lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp). Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định số lao động hợp đồng trong phạm vi mức kinh phí chi thường xuyên tính theo định mức.
- Kinh phí sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và bảo dưỡng thường xuyên các công trình cơ sở hạ tầng; kinh phí mua sắm, thay thế trang thiết bị, phương tiện làm việc của cán bộ, công chức theo quy định.
d) Định mức phân bổ ngân sách quy định tại điểm a, điểm b nêu trên không bao gồm:
- Chi lương và các khoản có tính chất tiền lương (bao gồm cả 40% mức lương hiện hưởng ở trong nước của cán bộ, công chức, người lao động được cử đi học tập, công tác ở nước ngoài theo quy định).
- Các khoản chi đặc thù chung cho các cơ quan trung ương, gồm: Đóng niên liễm; kinh phí đối ứng của các dự án; chi thuê trụ sở; chi tổ chức Đại hội toàn quốc, Hội nghị quốc tế được cơ quan có thẩm quyền quyết định; chi hoạt động của các Ban chỉ đạo, Ban điều phối, tổ công tác liên ngành, các Ủy ban, các Hội đồng được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc giao các Bộ quyết định thành lập; chi mua ô tô, sửa chữa lớn trụ sở; kinh phí mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Các khoản chi đặc thù mang tính chất riêng biệt: Chi cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; kinh phí đảm bảo hoạt động cho số xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước; kinh phí chi mua quà và tặng phẩm cho lãnh đạo cao cấp đi thăm và làm việc ở các nước; kinh phí đoàn ra, đoàn vào phải bố trí mức cao đáp ứng nhiệm vụ đặc thù của Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương; kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thường xuyên ngoài các khoản chi do cán bộ, công chức ngành thống kê thực hiện, kinh phí thực hiện các cuộc tổng điều tra thống kê, các cuộc điều tra thống kê định kỳ, đột xuất theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; chi hoạt động của Hội đồng thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Hội đồng thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp thực hiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; trang phục; kinh phí trích theo số thu thực nộp ngân sách nhà nước; hỗ trợ các tổ chức tôn giáo; kinh phí sản xuất hiện vật thi đua khen thưởng.
- Các nhiệm vụ đặc thù phát sinh không thường xuyên khác được cơ quan có thẩm quyền quyết định.