Quan điểm, định hướng và mục tiêu nâng cao hoạt động kiểm soát

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước quảng ninh (Trang 86 - 91)

Chương 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT

4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu nâng cao hoạt động kiểm soát

4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu nâng cao hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Quảng Ninh

4.1.1. Quan điểm

Quan điểm chỉ đạo của hệ thống KBNN nói chung và KBNN Quảng Ninh nói riêng là mục tiêu, chiến lược phát triển KBNN không chỉ là những định hướng, cải cách, phát triển các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của hệ thống KBNN mà còn đề cập đến những lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc hệ thống Tài chính và các ngành khác có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của KBNN. Do đó, việc xây dựng và thực hiện mục tiêu, chiến lược phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất cùng các ngành, các tổ chức, các đơn vị liên quan, cụ thể như:

Thứ nhất, phải tạo sự thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành NSNN từ Trung ương đến địa phương

Chỉ có sự thống nhất mới tạo nên sức mạnh, hiệu quả. Công tác kiểm soát chi NSNN nói chung và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Quảng Ninh muốn thành công phải có sự đoàn kết, nhất trí trong toàn thể cơ quan, sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ, sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công chức. Lãnh đạo cơ quan không ngừng nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo điều hành như chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình công tác trên cơ sở định hướng của ngành, có kế hoạch triển khai công việc hợp lý, tranh thủ sự lãnh đạo của cấp trên và các cấp chính quyền địa phương; sự hỗ trợ hợp tác của các đơn vị trong và ngoài ngành; động viên cán bộ, công chức nhất trí một lòng, quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ của cấp trên giao.

Thứ hai, thực hiện nhất quán phương thức cấp phát NSNN theo dự toán.

Thông qua kiểm soát chi sẽ hoàn thiện được phương thức cấp phát NSNN theo dự toán, việc thực hiện phương thức cấp phát theo dự toán sẽ đảm bảo được mọi khoản chi ngân sách phải có trong dự toán và đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự toán chi là giới hạn tối đa, kể cả tổng mức và cơ cấu chi mà các đơn vị sử dụng ngân sách được chi, đó là nguyên tắc bắt buộc các đơn vị phải chấp hành từ khâu lập, chấp hành và kế toán, quyết toán NSNN. Việc kiểm soát chi theo dự toán đòi hỏi KBNN các cấp phải kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ các khoản chi của các đơn vị và kiên quyết từ chối cấp phát, thanh toán các khoản chi không có trong dự toán được duyệt và không đúng tiêu chuẩn, định mức chế độ của Nhà nước quy định.

Hạn chế và tiến tới loại bỏ hình thức chi ngân sách bằng Lệnh chi tiền. Đối với hình thức Lệnh chi tiền thì cần xác định rõ phạm vi và đối tượng sử dụng, hình thức này chỉ nên áp dụng đối với một số khoản chi như cấp vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội không có quan hệ thường xuyên với NSNN; chi trả nợ, viện trợ, một số khoản chi có tính đặc thù không thường xuyên, mang tính thời vụ và một số khoản chi khác theo quyết định của cơ quan Tài chính. Còn lại tất cả các khoản chi đều phải thực hiện bằng hình thức chi theo dự toán.

Thứ ba, cải tiến quy trình cấp phát, thanh toán; đảm bảo các khoản chi phải được cấp phát, thanh toán trực tiếp qua cơ quan Kho bạc Nhà nước

Quy trình, thủ tục kiểm soát chi NSNN qua KBNN phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm tra, kiểm soát. Hướng dẫn các đơn vị thụ hưởng NSNN nắm chắc về quy trình, nghiệp vụ khi làm thủ tục thanh toán qua KBNN.

Thứ tư, thông qua công tác kiểm soát chi làm tăng vai trò, quyền hạn cho cơ quan KBNN trong kiểm soát chi.

Thực hiện kiểm soát chi NSNN theo “kết quả đầu ra”, theo nhiệm vụ và chương trình ngân sách. Cải cách công tác kiểm soát chi NSNN theo hướng phân cấp và gắn liền với định hướng phát triển kiểm toán nội bộ tại các Bộ,

ngành và địa phương trên cơ sở tính toán rõ các chi phí và hiệu quả của các khoản chi NSNN. Hoàn thiện và mở rộng quy trình kiểm soát chi điện tử, trong tương lai chúng ta phải xây dựng được phần mềm nhập dữ liệu, mọi thông tin bắt buộc về tiêu chuẩn, định mức, quy trình... được tin học hoá, có như vậy sẽ tránh được việc linh động giải quyết hoặc cố tình làm sai của cán bộ quản lý và cán bộ làm nghiệp vụ.

Thứ năm, phải bảo đảm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả NSNN.

Cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN phải đạt được mục tiêu cấp đúng, cấp đủ, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng NSNN để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, tham nhũng, chống phiền hà, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước; tạo tiền đề phát triển kinh tế, tăng tích luỹ trong nền kinh tế, thực hiện tốt quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN.

4.1.2. Định hướng

Trong thời gian tới KBNN Quảng Ninh cần được hoàn thiện theo những quan điểm và định hướng cơ bản sau:

Một là, hoàn thiện căn bản về cơ chế, chính sách và các quy trình nghiệp vụ về quản lý và kiểm soát chi NSNN qua KBNN.

Hai là, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN.

Ba là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả về tổ chức bộ máy kiểm soát chi và chất lượng nguồn nhân lực làm công tác kiểm soát chi của KBNN Quảng Ninh theo hướng kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và chuyên nghiệp.

Bốn là, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo bồi dưỡng, chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và tác nghiệp cho đội ngũ cán bộ KBNN làm công tác kiểm soát chi NSNN theo chức trách và nhiệm vụ.

Năm là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, cập nhật

kiến thức để các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn tỉnh nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hoàn thiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Quảng Ninh, có những biện pháp thiết thực, góp phần vào việc nâng cao chất lượng quản lý quỹ NSNN.

Sáu là, đổi mới quan điểm nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý NSNN các cấp tại Quảng Ninh về tiêu chí đánh giá chất lượng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Qua đó, cấp ủy đảng, chính quyền và các cơ quan quản lý NSNN các cấp ở Quảng Ninh đánh giá đúng về chất lượng công tác quản lý NSNN tại địa phương, xác định rõ sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Quảng Ninh.

4.1.3. Mục tiêu

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát của hệ thống KBNN, với thành tích đạt được sau nhiều năm hoạt động, KBNN Quảng Ninh đặt mục tiêu là xây dựng một KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở tích cực tham gia cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực.

Kho bạc phải trở thành một trong những công cụ quan trọng thực hiện công cuộc cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế góp phần thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng các nguồn lực của Chính phủ, giữ vững ổn định và phát triển nền tài chính quốc gia, phục vụ chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực hiện tổng kế toán Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; phấn đấu đến năm 2020, cùng với các đơn vị KBNN trên toàn quốc phải hoàn thiện các hoạt động KBNN trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử.

Nhằm thực hiện được các mục tiêu trên, KBNN Quảng Ninh tập trung

thực hiện tốt các nội dung như sau:

Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách về hoạt động KBNN. Theo đó, cần xây dựng hệ thống thể chế, chính sách đầy đủ, đồng bộ nhằm tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động KBNN. Tiến hành rà soát, bổ xung, chỉnh sửa các cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với lộ trình cải cách, hiện đại hóa KBNN, đặc biệt là vận hành tốt dự án TABMIS; tham gia với cấp trên để ban hành nghị định của Chính phủ về cơ chế phối hợp chính sách tài chính - ngân sách và chính sách tiền tệ, trong đó quy định rõ mối quan hệ giữa các cơ quan Tài chính và Ngân hàng ở trung ương và địa phương trong các lĩnh vực thanh toán, quản lý nợ, quản lý ngân quỹ.

Tham gia sửa đổi, bổ xung luật NSNN với những cải cách mạnh mẽ và phù hợp với các thông lệ quốc tế (bố trí dự toán ngân sách theo các chương trình, dự án và quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, điều chỉnh phương pháp xác định bội chi NSNN và nghĩa vụ nợ của Chính phủ,….

Xây dựng và hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tạo khung pháp lý cao, hoàn chỉnh và đồng bộ về hoạt động KBNN như:

Xây dựng hệ thống kế toán nhà nước dựa trên cơ sở kế toán dồn tích theo đầy đủ chuẩn mực kế toán công quốc tế; ban hành khuôn khổ pháp lý để hình thành tổng kế toán Nhà nước; tiếp tục đổi mới và hoàn thiện căn bản cơ chế, chính sách và các quy trình nghiệp vụ về quản lý và kiểm soát chi NSNN qua KBNN.

Hai là, tập trung hiện đại hóa công nghệ quản lý làm động lực cho cải cách và đổi mới hoạt động KBNN. Đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động của KBNN; trong đó ưu tiên đầu tư sử dụng các phần mềm tiên tiến trên thế giới phù hợp với yêu cầu quản lý tài chính - ngân sách trong tình hình mới và theo thông lệ quốc tế. Huy động các nguồn lực tài chính để thực hiện đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin KBNN.

Chú trọng thu hút nguồn vốn nước ngoài cho các dự án hiện đại hóa, tập trung vào dự án hệ thống thông tin quản lý NSNN và Kho bạc giai đoạn hiện nay và

hướng mở rộng dự án đến năm 2020.

Ba là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả về tổ bộ máy và chất lượng nguồn nhân lực. Theo đó, kiện toàn tổ chức bộ máy KBNN theo hướng tinh gọn, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và chuyên nghiệp. Hoàn thiện chính sách và quy trình quản lý đội ngũ cán bộ KBNN theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp, tiên tiến; chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách, chuyên gia đầu ngành có năng lực, trình độ chuyên môn cao; sắp xếp và hợp lý hóa nguồn nhân lực KBNN phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức và cơ chế quản lý mới của KBNN... Ngoài ra, tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo bồi dưỡng, chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và tác nghiệp cho đội ngũ cán bộ KBNN theo chức trách và nhiệm vụ.

Bốn là, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách nâng cao hiệu quả hoạt động KBNN. Tăng cường thông tin, tuyên truyền để các cấp, ngành có liên quan và đội ngũ cán bộ, công chức KBNN nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng của cải cách hoạt động KBNN để có những biện pháp thiết thực, thực hiện thành công Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước quảng ninh (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)