Liên kết các chi tiết tạo sản phẩm may là công đoạn cuối cùng có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm may.
Việc đảm bảo chất lượng các mối liên kết trong công đoạn này có tính chất quyết định đến chất lượng cũng như đến tính thẩm mỹ của sản phẩm. Để liên kết các chi tiết của các sản phẩm may lại với nhau , hiện nay người ta thường sử dụng các mối liên kết sau:
- Mối liên kết bằng keo dán - Mối liên kết hàn
- Mối liên kết chỉ
• Mối liên kết bằng keo dán:
Keo ở trạng thái cứng được chuyển sang trạng thái dẻo chảy bằng cách gia nhiệt. Sau khi đưa lên mặt vật liệu, keo được làm nguội, tạo mối liên kết chặt giữa hai chi tiết . Mối liên kết này có ưu điểm là độ bền khá cao nhưng có nhược điểm chính là tạo nên đường liên kết dày, cứng, làm ảnh hưởng đến
Chương 1: Nghiên cứu tổng quan - 25 -
tính thẩm mỹ của sản phẩm.
• Mối liên kết hàn:
Thường áp dụng đối với vật liệu tổng hợp, bằng cách sử dụng nhiệt độ và lực ép thích hợp làm vật liệu chuyển từ trạng thái cứng sang trạng thái chảy, các phân tử của vật liệu này khuyếch tán sang vật liệu khác, tạo nên mối liên kết giữa hai lớp vật liệu.
• Mối liên kết chỉ:
Là mối liên kết sử dụng chỉ trên và chỉ dưới thắt lại với nhau ở giữa hai lớp vật liệu. Mối liên kết này có ưu điểm là sử dụng được cho nhiều loại nguyên liệu, có độ bền tương đối cao.
Tuỳ thuộc vào từng loại vật liệu, kết cấu, vị trí đường liên kết và yêu cầu kỹ thuật mà người ta sử dụng các mối liên kết khác nhau. Tuy nhiên mối liên kết chỉ vẫn được sử dụng nhiều nhất do cấu trúc đa dạng và phạm vi ứng dụng rất lớn.
Đối với vải dệt thoi, thông thường sử dụng các loại đường may cơ bản sau:
1.1.3.1. Đường may mũi thoi (301):
• Đây là đường may thắt nút hai chỉ, mũi may được tạo bởi một chỉ của kim và một chỉ của thoi, đan lại với nhau ở giữa hai lớp vật liệu.
• Kết cấu của đường may:
Chương 1: Nghiên cứu tổng quan - 26 -
Hình 1.7 - Kết cấu mũi may 301.
1: Chỉ trên (chỉ kim) 2: Chỉ dưới (chỉ suốt) 3: Nút thắt
L: Chiều dài mũi may
• Đặc tính của đường may mũi thoi :
- Tiêu hao chỉ ít,đường may có hai mặt giống nhau.
- Độ bền liên kết lớn nhất, mũi may thắt nút thuộc loại mũi may không tuột chỉ đường may, chỉ trên và chỉ dưới khó tháo.
- Độ bền cao, có khả năng chịu được tác động cơ học, đường may tương đối ổn định, dễ tạo được ứng suất đều giữa hai chi tiết của sản phẩm.
- Năng suất không cao vì chỉ dưới bị giới hạn bởi đánh suốt.
- Độ co giãn của đường may thấp.
• Phạm vi ứng dụng:
Do tính bền chặt, tính đồng dạng hai mặt vải và khả năng tạo mũi hai chiều, cho nên đường may mũi thoi (301) được ứng dụng cho các máy may
2 3
1
Chương 1: Nghiên cứu tổng quan - 27 -
bằng may đường thẳng thông thường, dùng để may các loại nguyên liệu có tính định hình tốt như vải dệt thoi, da, bạt, vải kỹ thuật.
1.1.3.2. Đường may móc xích đơn (101):
• Đường may móc xích đơn được tạo nên bởi nhiều mũi may móc xích đơn liên tiếp định hình trên nguyên liệu.Mũi may móc xích đơn là dạng mũi may được hình thành bởi một chỉ của kim tạo ra những móc xích và khoá lấy nhau nằm ở dưới lớp nguyên liệu.
• Kết cấu của đường may móc xích đơn:
1: Mặt trên 2: Mặt dưới 3: Móc xích
L: Chiều dài mũi may
• Đặc tính của đường may móc xích đơn:
- Kết cấu mũi may đơn giản
- Độ đàn hồi lớn, có thểco giãn theo nguyên liệu 2 2 1
1
3
Hình 1.8 - Kết cấu mũi may 101
Chương 1: Nghiên cứu tổng quan - 28 -
L
- Bộ tạo mũi đơn giản, chiếm ít không gian - Chỉ dùng 1 chỉ mà không bị giới hạn - Độ bền kém, rất dễ tuột chỉ
• Phạm vi ứng dụng:
- Dùng trong may đường thẳng: máy lược, đính nhãn.
- Dùng cho một số máy chuyên dùng: thùa khuy, đính, vắt ve, vắt gấu.
1.1.3.3. Đường may móc xích kép (401):
• Đây là đường may được tạo nên từ những mũi may được hình thành bởi chỉ kim chỉ của móc tạo thành những móc xích khoá vào nhau nằm ở mặt dưới lớp nguyên liệu.
• Kết cấu của đường may móc xích kép 401:
Hình 1.9 - Kết cấu đường may móc xích kép 401 1: Chỉ trên (Chỉ kim)
a: Chỉ dưới (Chỉ móc) L: Chiều dài mũi may
• Đặc tính của mũi may móc xích kép:
Chương 1: Nghiên cứu tổng quan - 29 -
Hình 1.10 - Kết cấu mũi may vắt sổ 504 - Có độ đàn hồi lớn
- Độ bền rất ổn định
- Bộ tạo mũi đơn giản, chiếm ít không gian - Tiêu hao nhiều chỉ
- Dễ tuột chỉ phía cuối đường may
• Phạm vi ứng dụng:
Sử dụng để may cho tất cả các loại nguyên liệu và các vị trí co giãn, chịu lực như chỉ trần chun, sườn áo, dọc quần, dàng quần...
1.1.3.4. Đường may vắt sổ (504):
• Đường may vắt sổ được tạo nên từ những mũi may được phát triển từ mũi may móc xích kép. Chỉ của kim cùng chỉ móc tạo thành những móc xích khoá lấy nhau ở mặt dưới, mặt trên và cả ở cạnh mép nguyên liệu để bọc lấy mép nguyên liệu, chống cho mép không bị sổ sợi.
• Kết cấu mũi may vắt sổ 504:
1: Chỉ kim a: Chỉ móc phải
b: Chỉ móc trái
Chương 1: Nghiên cứu tổng quan - 30 -
• Đặc tính của đường may vắt sổ:
- Có độ đàn hồi lớn - Đường may bị giới hạn
- Bọc giữ được mép cắt của vải, không để xổ sợi - Đòi hỏi cơ cấu xén mép vải ( Dao xén )
• Phạm vi ứng dụng:
Chuyên dùng bọc mép vải chống xổ sợi cho tất cả các nguyên liệu, cho các loại chi tiết, sản phẩmn các nguyên liệu có độ co giãn lớn.