Yếu tố chỉ may

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến độ dạt sợi tại vị trí đường may (Trang 26 - 29)

Trong công nghệ may mặc, liên kết bằng kim và chỉ là phương pháp chủ yếu để tạo mối liên kết giữa các chi tiếtcủa sản phẩm. Để có được mối liên kết may đảm bảo độ bền chắc và tính thẩm mỹ cao, việc chọn chỉ may là vô cùng quan trọng.

Trong quá trình tạo đường may, chỉ may sẽ chịu sức kéo mạnh và ma sát của kim, vải, với các chi tiết dẫn chỉ của máy may. Vì vậy sau khi hình thành đường may kết cấu của chỉ trở nên kém chặt chẽ và mất độ bền 10% đến 40%

Hiện nay chỉ may được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, tiên tiến, đáp ứng được như cầu ngày càng cao của ngành công nghiệp may.

Chủng loại chỉ may cũng vô cùng phong phú, có độ mảnh khác nhau, tính chất khác nhau, đáp ứng như cầu sử dụng khác nhau. Theo thành phần nguyên liệu sản xuất chỉ may, có thể phân loại chỉ may như sau:

- Chỉ từ xơ thiên nhiên: Chỉ bông, chỉ tơ tằm, chỉ lanh...

- Chỉ từ xơ hoá học: Chỉ tơ Vixcô, chỉ filament, chỉ textua, chỉ lõi, chỉ từ xơ tổng hợp ...

- Ngoài ra còn có chỉ pha giữa xơ tổng hợp và xơ thiên nhiên

Chương 1: Nghiên cứu tổng quan - 31 -

1.1.4.1. Chỉ từ xơ thiên nhiên: a) Chỉ bông:

Được sản xuất từ sợi bông chải kỹ cao cấp qua các công đoạn chập xe, và hoàn tất. Những sợi bông đơn thường có hướng xoắn S, có thể được chập 3,6,9 hoặc 12 tao( tao là sợi bông đơn ) để xe nhằm tăng độ bền cơ học và tăng độ đều về bề ngang của chỉ. Hướng xoắn của chỉ xe chập 2,3 thường ngược với hướng xoắn của tao. Nếu xe nhiều lần thì hướng xoắn lần sau nên chọn ngược với hướng xoắn lần trước để chỉ dễ đạt được cân bằng xoắn.

Tuỳ theo các phương pháp hoàn thiện khác nhau mà ta được chỉ mờ hoặc chỉ bóng. Chỉ mờ do có độ bóng thấp bởi bị phủ bao quanh một lớp mỏng parafin hoặc dầu trong, có thêm lượng nhỏ tinh bột( hoặc không ). Chỉ bóng do thành phần hồ có chứa tinh bột, chất keo, sáp, stearin, sau đó được đánh bóng. Việc làm bóng có tác dụng làm tăng độ bền của chỉ và ái lực với thuốc nhuộm. Chỉ bông có ưu điểm là xốp, khả năng chịu nhiệt cao.

b) Chỉ tơ tằm:

Chiếm từ 1% đến 2% lượng chỉ may dùng trong may mặc. Chỉ tơ tằm làm bằng tơ sống, có độ nhỏ khoảng 3,2 tex hoặc 4,6 tex được chập rồi xe lại, được xe từ 3 tơ trở lên.

Ưu điểm của chỉ tơ tằm là trơn, bóng, có độ đàn hồi cao, khả năng chịu kéo tốt. Nhưng có hạn chế là giá thành cao, nên chỉ tơ tằm thường chỉ sử dụng trong những mặt hàng cao cấp, đặc biệt.

c) Chỉ lanh:

Được xe từ sợi lanh, bền hơn sợi bông nhưng lại có độ cứng cao.

Thường chỉ được sử dụng để may giày dép, lều bạt...

Chương 1: Nghiên cứu tổng quan - 32 -

1.1.4.2. Chỉ từ xơ hoá học: a) Chỉ tơ Vixcô:

Chỉ tơ vixcô làm bằng tơ vixcô, được sử dụng làm chỉ may vắt sổ bọc mép các chi tiết. Chỉ tơ vixcô được quấn trên những ống lớn và được xe hai lần.

b) Chỉ Filament:

Được sản xuất từ xơ Filament polieste hoặc poliamid, có độ bóng cao hơn chỉ từ xơ thiên nhiên vì có tiết diện mặt cắt ngang tròn, bề mặt trơn bóng hơn

Mặt khác chỉ may có nhiều ưu điểm so với chỉ từ xơ thiên nhiên về độ bền kéo, bền ma sát, bền ánh sáng và thời tiết, bền với oxy hoá, với hoá chất, vi khuẩn nấm mốc và ít co hơn nên loại này được dùng phổ biến trong ngành may

Nhược điểm chung của loại chỉ này là chịu nhiệt không cao, với tốc độ may 2000 đến 2200 mũi/phút, do bị nóng chảy bởi độ cọ sát với kim mà chỉ filament poliamid có thể bị đứt. Chỉ từ Polieste bị cháy với tốc độ may 3000 mũi/phút.

Do vậy người ta thường sử dụng các biện pháp chống nóng cho kim để giảm ma sát khi tiếp xúc với chỉ vải, tránh được hiện tượng đứt chỉ, làm giảm chất lượng đường may.

c) Chỉ Textua:

Chủ yếu được sản xuất từ xơ filament poliamid. Textua là quá trình biến hình cấu trúc của sợi, tạo cho sợi có tính đàn hồi cao, tăng độ xốp và thể tích của sợi, thay đổi đặc tính bề mặt của sợi. Chỉ textua có ưu điểm là mềm mại, dễ uốn và có độ co giãn cao.

Chương 1: Nghiên cứu tổng quan - 33 -

d) Chỉ lõi:

Thường dùng sợi lõi là sợi tổng hợp (polieste hoặc poliamid) chiếm 70%đến 80% thể tích chỉ, bên ngoài được bọc bằng xơ bông, xơ vixco biến tính hoặc polynozic ( chiếm 30% ). Chỉ lõi có ưu điểm là bền, đàn tính cao, chịu nhiệt tốt. Tuy nhiên chỉ lõi có hạn chế là dễ vón cục, khó đều màu giữa phần lõi và phần bọc ngoài trong quá trình nhuộm màu.

e)Chỉ từ xơ tổng hợp cắt ngắn ( Xtapen ):

Loại chỉ này thường sử dụng xe polieste với chiều dài xơ tương ứng chiều dài xơ bông. Chỉ này có đặc điểm là cường lực của chỉ cao.

Ngoài yếu tố thành phần của chỉ may còn cần phải quan tâm đến chi số của chỉ may. Khi sử dụng phải chọn chỉ may cho phù hợp với vải và phù hợp với kết cấu của đường may để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của đường may.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến độ dạt sợi tại vị trí đường may (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)