2.3. PH ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.4. Phương pháp thực nghiệm
Trên cơ sở khảo sát năng lực thực hiện nhiệm vụ của các vị trí trên chuyền, phân tích và đánh giá trên cơ sở lý thuyết. Sau đó tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm sản xuất trên điều kiện thực tế của dây chuyền. Cụ thể là:
- Bấm giờđo thời gian thực hiện các nguyên công trước và sau thực nghiệm.
- Đo chiều dài đường may và dựa vào tiêu chuẩn mật độ mũi may kết hợp với thời gian hoạt động của thiết bị khi thực hiện đường may để tính vận tốc.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thiết bị trước và sau thực nghiệm.
2.3.4.1. Phương tiện nghiên cứu thực nghiệm.
Nguyễn Chí Công Luận văn tốt nghiệp 2011
40 - Đồng hồ bấm giây giờ
- Thước dây đo chiều dài - Cữ gá
a) Đồng hồ bấm giây b) Thước dây đo dài đường may
c) Gá may lộn bản cổ d) Gá may cặp 3 lá cổ
e) Cữ may viền nẹp
Hình 2.2. Các phương tiện thực nghiệm
Nguyễn Chí Công Luận văn tốt nghiệp 2011
41 2.3.4.2. Tiến hành thực nghiệm.
Về xác định vận tốc may như sau:
Bấm giờ các công đoạn (vị trí 9, 13, 14, 15, 16) trong chuyền công đoạn đó (chỉ tính từ khi máy chạy cho đến khi dừng máy) không tính thời gian cho các thao tác thực hiện bằng tay khác.
Cách thức bấm giờ:
- Thời điểm bấm giờ: Sau khi triển khai sản xuất đơn hàng được 3 ngày (dây chuyền hoạt động đi vào ổn định)
- Số lần bấm giờ trong ngày là 2 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ cho cả dây chuyền (từ 8h30’ – 9h30’ sáng và từ 15h00’ – 16h00’ chiều)
- Số chi tiết được bấm giờ tại mỗi vị trí trong một lần bấm giờ là 05 chi tiết.
- Hình thức bấm giờ: là đo thời gian nối tiếp.
Xác định mốc đo thời gian (bấm giờ):
Tca = Ttt + Tgđ (phút)
Trong đó: - Tca: Thời gian làm việc một ca 8 giờ (480 phút) - Ttt: thời gian thực tế làm việc của các công đoạn
- Tgđ: Thời gian dừng gián đoạn do quy trình (thay kim, thay chỉ, đứt chỉ, tháo đường may lỗi, chờ sửa máy, lấy vật tư thiếu....)
Ta có: Ttt = ∑Tg = ∑(Ti, Te) (phút) Trong đó:
- Tg : Thời gian cơ bản cho mỗi công đoạn (tính từ khi công nhân với tay lấy chi tiết đến khi kết thúc việc đặt chi tiết đã may xong lên bằng chuyền.
- Ti: Thời gian thực tế thiết bị hoạt động thực hiện đường may (Tính từ khi máy hoạt động thực hiện đường may đến khi dừng máy kết thúc đường may).
- Te: Thời gian thực hiện các tiểu tác bằng tay (bao gồm các thao tác với lấy và đưa chi tiết ra khỏi bàn máy, kể cả dừng máy đểđiều chỉnh đường may).
Kết quả đo thời gian được ghi chép cẩn thận vào phiếu bấm giờ. Sau đó được tính thời gian trung bình cho mỗi công đoạn. (xem phụ lục 5)
Nguyễn Chí Công Luận văn tốt nghiệp 2011
42
a) Đo rộng gấu áo b) Đo dài đường tra cổ
c) Đo dài đường tra tay d) Đo dài sườn áo + Bụng tay
e) Đo dài tà
Hình 2.3. Các vị trí đo dài đường may để xác định vận tốc may
Dùng thước đo chiều dài đường may
Cách thức đo: sản phẩm để êm phẳng, khi đo theo hình dạng của đường may, không kéo thẳng đối với đường may cong.
Nguyễn Chí Công Luận văn tốt nghiệp 2011
43
Căn cứ vào tiêu chuẩn mật độ mũi may của đơn hàng là 4,5 mũi/cm để tính tổng số mũi may của đường may đó.
∑mm = Lđm * (4,5/cm)
Trong đó: ∑mm: Tổng số mũi may/ đường may Lđm: Chiều dài đường may (cm)
Xác định vận tốc may bằng cách lấy tỷ số giữa tổng số mũi may của đường may và thời gian thực hiện đường may đó.
Vm= ∑mm/ Tm (mũi/phút) Trong đó: Vm: Vận tốc may
Tm: Thời gian để máy may thực hiện hết đường may đó.
Đánh giá hiệu suất giữa vận tốc may với vận tốc thiết kế của thiết bị.
Đánh giá hiệu suất của vận tốc may khi ở trong vị trí của chuyền.
Về xác định hệ số thiết bị điện tử và thiết bị phụ trợ như sau:
- Tiến hành bấm giờ để xác định thời gian các công đoạn (vị trí 7, 11, 18) trong chuyền trước khi cho thay thế thiết bị điện tử và các công đoạn (vị trí 2, 4, 10) trong chuyền trước khi cho sử dụng thiết bị phụ trợ (cữ, gá).
- Đưa các thiết bị điện tử vào thay thế các vị trí (7, 11, 18) và cho sử dụng bổ sung thiết bị phụ trợ (gá) vào các vị trí (2, 4, 10).
- Bấm giờ xác định thời gian thực hiện các nguyên công tại các vị trí này sau khi đã cho thay thế thiết bịđiện tử và cho sử dụng cữ gá.
- Đánh giá hiệu suất sau và trước thực nghiệm đồng thời đánh giá tính liên tục của dây chuyền.
Nguyễn Chí Công Luận văn tốt nghiệp 2011
44