Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng dạy và học học phần TTCĐ tại thực địa của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
3.1.2. Thực trạng dạy học phần thực tập cộng đồng tại thực địa cho sinh viên
Bảng 3.1. Đánh giá kết quả hoạt động giảng dạy học phần thực tập cộng đồng của giảng viên từ phía sinh viên
Nội dung Số lượng %
Phương pháp giảng dạy của giảng viên dễ hiểu, tạo hứng thú, thu hút sự chú ý của người học
Có Không
357 43
89,2 10,8 Giảng viên chú trọng phát triển kỹ năng tự học, tự
nghiên cứu cho người học Có
Không
376 24
94,0 6,0 Giảng viên liên hệ thực tế với bài học
Có Không
387 13
96,8 3,2 Giảng viên giới thiệu nguồn tài liệu tham khảo phù
hợp, dễ tiếp cận Có Không
356 44
89,0 11,0 Nhận xét: Tỉ lệ sinh viên cho rằng phương pháp giảng dạy của giảng viên dễ hiểu, tạo hứng thú là 89,2%. Giảng viên chú trọng phát triển kỹ năng tự học là 94,0%. Giảng viên liên hệ thực tế với bài học là 96,8%.
Bảng 3.2. Hoạt động giảng dạy và hướng dẫn xác định nhu cầu sức khỏe của giảng viên tại cộng đồng
Nội dung Số lượng %
Giảng viên tạo kỹ năng làm việc theo nhóm cho sinh viên tại cộng đồng
Có Không
386 14
96,5 3,5 Giảng viên hướng dẫn xác định nhu cầu sức khỏe và
tình trạng sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng Có hướng dẫn
Không hướng dẫn
382 18
95,5 4,5 Giảng viên hướng dẫn cách phân tích và xác định nhu cầu
chăm sóc ưu tiên của cá nhân, gia đình và cộng đồng Có hướng dẫn
Không hướng dẫn
383 17
95,8 4,2 Nhận xét: Giảng viên tạo kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên là 96,5%. Hướng dẫn xác định nhu cầu sức khỏe và tình trạng sức khỏe là 95,5%.
Hướng dẫn cách phân tích và xác định nhu cầu chăm sóc ưu tiên là 95,8%.
Bảng 3.3. Hoạt động hướng dẫn thu thập thông tin và giao tiếp với cá nhân, gia đình và cộng đồng
Nội dung Số lượng %
Giảng viên hướng dẫn cách xác định và lựa chọn vấn đề nghiên cứu sức khỏe (thu thập số liệu) tại cộng đồng cho sinh viên
Có hướng dẫn Không hướng dẫn
395 5
98,8 1,2 Giảng viên hướng dẫn cách thức thu thập thông tin để
tiến hành nghiên cứu
Có hướng dẫn Không hướng dẫn
385 15
96,2 3,8 Giảng viên hướng dẫn cách thực hiện giao tiếp hiệu quả
với cá nhân, gia đình và cộng đồng Có
Không
368 32
92,0 8,0 Nhận xét: Tỉ lệ giảng viên hướng dẫn cách xác định và lựa chọn vấn đề nghiên cứu sức là 98,8%. Giảng viên viên hướng dẫn cách thức thu thập thông tin để tiến hành nghiên cứu là 96,2%.
Bảng 3.4. Đặc điểm hướng dẫn hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cho sinh viên tại cộng đồng của giảng viên
Nội dung Số lượng %
Giảng viên hướng dẫn xây dựng kế hoạch GDSK phù hợp với văn hóa, xã hội và tín ngưỡng của cá nhân, gia đình và cộng đồng
Có hướng dẫn Không hướng dẫn
381 19
95,2 4,8 Giảng viên hướng dẫn TT-GDSK và hướng dẫn cách
phòng bệnh cho cá nhân, gia đình và cộng đồng Có hướng dẫn
Không hướng dẫn
381 19
95,3 4,7 Giảng viên hướng dẫn cách đánh giá kết quả TT-GDSK
Có hướng dẫn Không hướng dẫn
391 9
97,7 2,3 Nhận xét: Giảng viên hướng dẫn xây dựng kế hoạch GDSK là 95,2%.
Hướng dẫn TT-GDSK và cách phòng bệnh cho cá nhân, gia đình, cộng đồng là 95,3%; hướng dẫn cách đánh giá kết quả TT-GDSK là 97,7%.
Bảng 3.5. Kết quả hoạt động giám sát học phần thực tập cộng đồng của giảng viên từ phía sinh viên
Nội dung Số lượng %
Giảng viên giám sát theo đúng kế hoạch phân công Có
Không
390 10
97,5 2,5 Số lần giảng viên giám sát tại thực địa của giảng viên
Rất nhiều Nhiều Hợp lí Ít
Không xuống giám sát
31 58 236
74 1
7,8 14,5 59,0 18,5 0,2 Thời lượng giám sát trung bình một buổi thực địa của
giảng viên
Thời lượng dài Thời lượng phù hợp Thời lượng ít
33 302
65
8,3 75,5 16,2 Giảng viên thực hiện hỗ trợ sinh viên kết nối với cộng
đồng và cơ sở thực tập Có hỗ trợ Không hỗ trợ Ý kiến khác
378 21
1
94,6 5,2 0,2 Nhận xét: Quá trình giám sát của giảng viên đúng theo kế hoạch đạt 97,5%. Số lần giảng viên xuống hợp lí đạt 59,0%, thời lượng giám sát phù hợp là 75,5%, giảng viên hỗ trợ kết nối cộng đồng là 94,6%.
Hộp 3.1. Nhận xét của giảng viên, giảng viên kiêm nhiệm, sinh viên về thực trạng dạy học học phần thực tập cộng đồng
“…Chương trình học hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của nhà trường và đáp ứng được nhu cầu của thực địa. Tài liệu và phương tiện giảng dạy cho sinh viên đầy đủ. Không có khó khăn gì với tiếp xúc cộng đồng. Giảng tại thực địa giúp cho giảng viên cập nhật được kiến thức thực tế phổ biến tại cộng đồng, tiếp xúc với thực tế…”.
Ông Bùi Duy H. – Giảng viên nhà trường
“…Nội dung giảng tại thực địa được chuẩn bị tốt, số giảng viên kiêm nhiệm tham gia giảng tại TYT đủ và được tập huấn năm 2011. Nhưng còn chưa có nhiều kinh nghiệm. Phương pháp giảng dạy tại thực địa đạt ở mức khá. Hỗ trợ từ cộng đồng tương đối tốt và quá trình học tại cộng đồng giúp ích cho sinh viên rất nhiều hoàn thiện bản thân và nâng cao tay nghề…”.
Bà Ngô Thị T. – Giảng viên nhà trường
“…Nhà trường thường xuyên tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình dạy/học tại thực địa cho giảng viên nhà trường và sinh viên. Tạo mối quan hệ tốt với các cơ sở học thực địa nơi sinh viên thực tập. Trước khi đi thực địa nhà trường đã gửi công văn liên hệ và lựa chọn các cơ sở thực địa đảm bảo điều kiện thực tập và không xa trường quá 20 km…”
Bà Nguyễn Thị Thái H. – Phòng đào tạo
“…Theo em, các thầy cô rất nhiệt tình giảng dạy, quá trình giảng dạy trên tình huống thực tế tại cộng đồng, trên bệnh nhân thật tại TYT xã làm cho hội em dễ nhớ, dễ tiếp thu và có thể thực hành luôn…”
SV Nguyễn Duy H. – Sinh viên tham gia học
Nhận xét: Hoạt động giảng dạy học phần TTCĐ đã được chuẩn bị tốt, nội dung và phương pháp giảng dạy thực tế, phù hợp. Giảng viên đã được tập huấn trước khi đi giảng dạy; nhưng một số giảng viên còn thiếu kinh nghiệm.
Hoạt động giảng dạy tại cộng đồng giúp giảng viên cập nhật kiến thức thực tế.