Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 79 - 82)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN UẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Kết quả nghiên cứu

Kết quả phân tích định lượng bằng mô hình hồi quy theo phương pháp enter cũng cho thấy nhóm nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp, nhóm nhân tố thuộc bản thân ngân hàng gồm: Sản phẩm tín dụng ngân hàng, quy trình tín dụng ngân hàng, chính sách đảm bảo tiền vay, lãi suất cho vay, nhân viên ngân hàng có ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Trong đó, nhóm nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp, nhóm nhân tố thuộc bản thân ngân hàng

gồm: Sản phẩm tín dụng ngân hàng, quy trình tín dụng ngân hàng, chính sách đảm bảo tiền vay, nhân viên ngân hàng tác động cùng chiều với nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang, yếu tố lãi suất cho vay có tác động ngƣợc chiều đến nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Kết quả phân tích phù hợp với giả thuyết và kỳ vọng ban đầu đƣa ra.

Các nhân tố trong mô hình gồm: Bản thân doanh nghiệp, Sản phẩm tín dụng, chính sách tài sản đảm bảo tiền vay, quy trình tín dụng, lãi suất, nhân viên ngân hàng là những nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang. Thứ tự tầm quan trọng của từng yếu tố phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của hệ số hồi quy đã chuẩn hoá. Yếu tố nào có giá trị tuyệt đối càng lớn thì ảnh hưởng đến đến nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang càng nhiều. Do đó trong mô hình này, ta thấy nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ yếu tố lãi suất (hệ số beta = 0.895), quan trọng thứ hai là chính sách tài sản đảm bảo tiền vay (hệ số beta = 0.238), quan trọng thứ ba là nhân viên ngân hàng (hệ số beta = 0.236), thứ tƣ là bản thân doanh nghiệp (hệ số beta là 0.177), quan trọng thứ năm là Sản phẩm tín dụng (hệ số beta = 0.091), và cuối cùng là quy trình tín dụng (beta=0.046).

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với những nghiên cứu trước đây, các yếu tố trong mô hình nghiên cứu bao gồm yếu tố lãi suất ngân hàng, nhân viên ngân hàng, quy trình tín dụng, có tác động đến nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Tuyên Quang đã được đề cập trong những nghiên cứu trước, cụ thể yếu tố lãi suất ngân hàng (nghiên cứu của Võ Thị Thúy Hiền (2010), Nguyễn Cao Phương Vân (2010), Nguyễn Vũ Hồng Khanh (2015)), yếu tố nhân viên ngân hàng (nghiên cứu của Võ Thị Thúy Hiền (2010), Nguyễn Cao Phương Vân (2010), yếu tố quy trình thủ tục (nghiên cứu của Nguyễn Cao Phương Vân (2010), Nguyễn Vũ Hồng Khanh (2015)), yếu tố thuộc về doanh nghiệp (Nghiên cứu của Trần Quang Đại (2015)).

Ngoài ra, các yếu tố chưa được đề cập trong những nghiên cứu trước được tác giả đề cập trong nghiên cứu này bao gồm yếu tố sản phẩm tín dụng, chính sách đảm bảo tiền

vay cũng có tác động đến nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Tuyên Quang.

So với nghiên cứu của tác giả Võ Thị Thúy Hiền về Nghiên cứu nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ, trong nghiên cứu này đã chỉ ra các nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với cầu tín dụng và khả năng tiếp cận tín dụng bao gồm quy mô doanh nghiệp, quy mô ngân hàng, lãi suất ngân hàng, nhân viên ngân hàng. Đối với nghiên cứu của tác giả khi nghiên cứu về đánh giá nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, qua phân tích mô hình thì chính sách tài sản đảm bảo tiền vay, sản phẩm tín dụng, quy trình tín dụng có ảnh hưởng lớn so với các nhân tố khác. Do vậy, đây là cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp có liên quan đến nghiên cứu đánh giá nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

So với nghiên cứu của Nguyễn Cao Phương Vân về Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Tam Hiệp. Trong nghiên cứu của tác giả về đánh giá nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có điểm khác so với phần kết luận của nghiên cứu trên, khi Nguyễn Cao Phương Vân chỉ ra các nhân tố quy mô ngân hàng, địa bàn vị trí, hình thức vay vốn, lãi suất vay vốn, quy trình thủ tục, thời gian giải quyết, đội ngũ nhân viên ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Tam Hiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang là chính sách tài sản đảm bảo tiền vay, sản phẩm tín dụng, quy trình tín dụng, do vậy cần phải đƣa ra giải pháp thiết thực để khách hàng DN tiếp cận đƣợc vốn tín dụng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

So với nghiên cứu của Nguyễn Vũ Hồng Khanh về Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của nông hộ tại Agribank- chi nhánh huyện Khánh Vĩnh- Khánh Hòa, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy enter chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của nông hộ tại Agribank- chi nhánh huyện Khánh Vĩnh-

Khánh Hòa gồm: Quy mô ngân hàng, lãi suất ngân hàng, quy trình thủ tục, kinh tế nông hộ, chi phí sản xuất, trình độ nông dân, số vụ canh tác. Với nghiên cứu về Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, tác giả không có sự trùng lặp với hướng nghiên cứu của tác giả Nguyễn Vũ Hồng Khanh, bởi qua nghiên cứu mô hình đã phân tích ở chương 2, các yếu tố chính sách tài sản đảm bảo tiền vay, sản phẩm tín dụng, quy trình tín dụng ảnh hưởng đến việc khách hàng DN tiếp cận đƣợc vốn tín dụng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Bên cạnh đó, do hạn chế về trình độ thu thập dữ liệu và thời gian nghiên cứu nên một số yếu tố khác chƣa đƣợc tác giả đƣa vào mô hình nghiên cứu nhƣ yếu tố quy mô ngân hàng, thời gian giải quyết, quy mô doanh nghiệp ... Đây cũng là gợi ý cho những nghiên cứu sau này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)