ĐÊ 8: Đọc đoạn thơ sau và trả lời từ câu 1 đến câu 5
5. Viết một đoạn văn:(2,0 điểm)
*Yêu cầu chung về hình thức và kỹ năng: (0,5 điểm) - Đúng hình thức là 1 đoạn văn (0,25 điểm)
- Viết đủ số câu quy định (10-12 câu) (0,25 điểm)
* Yêu cầu về kiến thức: (1,5 điểm)
Chấp nhận những suy nghĩ khác nhau miễn là có sức thuyết phục. Dưới đây là một số ý mang tính định hướng:
- Cảm nhận ngắn gọn về hình ảnh người chiến sỹ cách mạng trong bài thơ: tình yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng. Đó là sức mạnh tinh thần để chiến thắng kẻ thù. (0,5 điểm)
- Bày tỏ được niềm cảm phục, trân trọng, tự hào về những chiến sỹ bảo vệ biển đảo: (1,0 điểm)
+ Các anh phải sống và chiến đấu: sống giữa biển khơi, thiếu thốn, khó khăn, nguy hiểm, đối mặt với hành động hung hăng, khiêu khích của kẻ thù nhằm xâm phạm chủ quyền biển đảo nước ta.
+ Ở các anh luôn tỏa sáng tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm, sự hi sinh cao cả để bảo vệ chủ quyền đất nước và cuộc sống bình yên của nhân dân.
ĐỀ 8: Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu cho bên dưới:
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không.”
(Theo Ngữ văn 8, tập II, trang 19
NXB Giáo dục, 2013) 1. Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào ? Ai là tác giả ? Văn bản được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
2. Chỉ ra câu ghép có trong đoạn thơ và cho biết mối quan hệ và cách nối các vế của câu ghép đó.
3. Nêu nhận xét của em về cách miêu tả cảnh vật của nhà thơ trong đoạn trích. Cách miêu tả có tác dụng gì trong việc giới thiệu vẻ đẹp thiên nhiên mùa hè.
GƠI Ý:
1
- Đoạn thơ trên trích từ văn bản “Khi con tu hú”
- Tác giả
- Văn bản được sáng tác vào năm 1939 khi nhà thơ đang bị giam ở nhà lao Thừa Phủ.
2
- Câu ghép trong đoạn thơ là:
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần - Các vế nối với nhau bằng dấu phẩy - Quan hệ đồng thời (hoặc bổ sung)
3
- Miêu tả những vẻ đẹp tiêu biểu của mùa hè, có hình ảnh, màu sắc, âm thanh : tiếng ve ngân, lúa chiêm chín, trái cây ngọt, bắp rây vàng hạt, nắng đào, trời xanh, diều sáo...
- Miêu tả bằng cảm nhận tinh tế, tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu thiên nhiên.
- Miêu tả có tác dụng làm nổi bật vẻ đẹp sinh động, hấp dẫn của thiên nhiên mùa hè.
ĐỀ 9: Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu cho bên dưới:
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
(SGK Ngữ Văn 8, tập 2, trang 19) a) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
b) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì?
c) Nêu ngắn gọn những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trên?
GỢI Ý:
a. - Đoạn thơ trên trích trong bài thơ: “Khi con tu hú”.
- Tác giả: Tố Hữu
b. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ: lục bát
c. HS nêu ngắn gọn những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ:
- Nội dung: Đoạn thơ đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên vào hè rất tươi đẹp, sống động, tràn đầy nhựa sống: có âm thanh rộn rã, màu sắc rực rỡ, hương vị
ngọt ngào, bầu trời khoáng đạt tự do...trong cảm nhận của người tù - chiến sĩ.
Qua đó cho thấy một tâm hồn tinh tế, trẻ trung, yêu đời của tác giả.
- Nghệ thuật: tả cảnh sinh động, kết hợp các động từ chỉ hoạt động, tính từ chỉ màu sắc, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu cùng phép liệt kê...
* Lưu ý: HS có thể trình bày thành đoạn văn hoặc gạch ý nếu đúng, đầy đủ vẫn cho điểm tối đa.
4.TỨC CẢNH PÁC BÓ
ĐỀ 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi :
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
…Non xanh nước biếc tha hồ dạo Rượu ngọt chè tươi mặc sức say...
(Cảnh rừng Việt Bắc – Hồ Chí Minh) 1. Những lời thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương
trình Ngữ văn 8.Tác giả là ai? (1.0 điểm)
2. Hãy chép lại chính xác bài thơ đó. Ghi rõ hoàn cảnh sáng tác. (1.5 điểm) 3. Chỉ ra 1 từ láy có trong bài thơ vừa chép và nêu hiệu quả của việc sử dụng
từ láy đó?(1.0 điểm)
4. Dựa vào bài thơ em vừa chép, hãy viết một đoạn văn(khoảng 10 - 12 câu) để làm rõ vẻđẹp cuả người chiến sĩ cách mạng hiện lên trong bài thơ.
Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán.(3.5 điểm) GỢI Ý:
Câu 1 (1.0 điểm)
HS nêu dược :
- Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”
- Tác giả: Hồ Chí Minh
Câu 2 (1.5 điểm)
- Chép lại chính xác bài thơ. Sai một lỗi (từ,chính tả)trừ 0.25
“Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đã chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật sự là sang”
- Hoàn cảnh sáng tác: tháng 2/1941, sau 30 năm Bác Hồ hoạt động ở nước ngoài và trở về nước sinh sống và làm việc tại núi rừng Pác Bó
Câu 3 (1.0 điểm)
- Từ láy: chông chênh
- Chông chênh: là một từ láy giàu giá trị gợi tả, gợi cảm, gợi tả tư thế bấp bênh, không bằng phẳng, không chắc chắn, ….
- Song trong hoàn cảnh của bài thơ, từ “chông chênh” còn nói lên sự thiếu thốn, gian khổ và cả sự nguy nan trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Câu 4 (3.5 điểm)
HS dựa vào bài thơ vừa chép, hoàn thành một đoạn văn khoảng 10- 12 câu để làm rõ vẻđẹp củangười chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. Trong đó có sử dụng một câu cảm thán (gạch dưới câu cảm thán).
- Hình thức :
+ Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo tính liên kết, mạch lạc, đúng ngữ pháp, chính tả...
+ Có sử dụng một câu cảm thán (gạch dưới)
( Nếu học sinh không đảm bảo yêu cầu trên trừ theo thang điểm)
- Nội dung : khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có lí lẽ, dẫn chứng để làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ.
+ Hoàn cảnh sống của Bác Hồ ở Pác Bó hết sức gian khổ (ngủ trong hang tối, ăn uống thiếu thốn, bàn làm việc chỉ là tảng đá chông chênh…).
+ Bác luôn ung dung, lạc quan (giọng thơ khẩu khí, nói cho vui, coi cuộc đời cách mạng là “sang”, phân tích chữ
“sang”…).
+ Trong quá trình viết biết bám sát vào tín hiệu nghệ thuật
5.NGẮM TRĂNG ĐỀ 1:
a. Hãy chép thuộc lòng theo trí nhớ bản dịch SGK Ngữ văn 8 bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh. Cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào?
b. Ghi lại dòng thơ có sử dụng phép nhân hóa? Tác dụng của phép nhân hóa?
c. Qua bài thơ Ngắm trăng em học tập được gì ở Bác?
GỢI Ý:
5.a - Học sinh chép đúng bài thơ “Ngắm trăng” – Hồ Chí Minh như sau:
“Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài của sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”
- Xác định đúng thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
b - Dòng thơ có chứa phép nhân hóa là: Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
- Tác dụng: Trăng được nhân hóa có khuôn mặt, ánh mắt như con người.
Trăng và người chủ động tìm đến giao hòa với nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết như tri âm tri kỷ.
c Thí sinh có thể trình bày theo ý kiến cá nhân nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Học tập ở Bác tinh thần vượt khó, tinh thần lạc quan - Học tập ở Bác tình yêu thiên nhiên sâu sắc.
ĐỀ 2: Đọc bài thơ sau, rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
NGẮM TRĂNG
Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
( Trích Ngữ văn 8- Tập 2 ) Câu 1. Xác định tên phiên âm chữ Hán và thể thơ của bài thơ “Ngắm trăng”.
Câu 2 .Từ “không” trong câu thơ “Trong tù không rượu cũng không hoa”, là dấu hiệu hình thức của kiểu câu nào? Kiểu câu đó được dùng trong bài thơ để làm gì?
Câu 3. Câu thơ “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ” thực hiện kiểu hành động nói nào? Kiểu hành động nói ấy được dùng gián tiếp hay trực tiếp?
Câu 4. Qua bài thơ, em cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn của Bác Hồ?
Câu 5. Cuộc sống phía trước sẽ còn rất nhiều khó khăn, thử thách. Bài học nào từ bài thơ “Ngắm trăng” mà em cảm thấy tâm đắc nhất? Vì sao?
GỢI Ý:
Câu 1:
-Tên phiên âm chữ Hán của bài thơ: Vọng nguyệt -Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
Câu 2:
-Kiểu câu: phủ định
-Kiểu câu đó được dùng trong bài thơ để: thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (phủ định miêu tả).
Câu 3: Kiểu hành động nói: Bộc lộ cảm xúc - Cách dùng: gián tiếp
Câu 4: Trước khó khăn, thử thách, Bác vẫn giữ vững phong thái ung dung, tự tại của người chiến sĩ cách mạng bất chấp sự thiếu thốn của nhà tù.
-Tâm hồn nghệ sĩ rất lãng mạn và tinh tế, luôn mở lòng giao hòa cùng thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên say đắm.
Câu 5: Học sinh có thể nhận ra bài học qua bài thơ “Ngắm trăng” theo nhiều cách diễn đạt khác nhau. Sau đây là một số gợi ý:
-Phải bình tĩnh đối mặt với những khó khăn, thử thách.
-Không nản lòng, nhụt chí; biết kiên trì, bền bỉ vượt qua khó khăn, thử thách.
- Cố gắng học tập, rèn luyện để có đủ kiến thức, tài năng, nghị lực, ý chí vượt qua những khó khăn, thử thách…
-Sống lạc quan, tin tưởng, yêu đời, yêu cuộc sống..