Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

Một phần của tài liệu Bộ câu hỏi đọc hiểu Ngữ văn 8 (Trang 109 - 135)

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng!”

( Trích “Hịch tướng sĩ” – Trần Quốc Tuấn) Câu 1: (0,5 điểm) Văn bản “Hịch tướng sĩ” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: (0,25 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên?

Câu 3: ( 1,0 điểm) Trần Quốc Tuấn bđã gửi vào đoạn văn những nỗi niềm gì của mình?

Câu 4: ( 0,75 điểm) Đoạn văn đã khơi dậy những tình cảm gì trong em đối với quê hương đất nước? Điều đó có ý nghĩa gì? Hãy chia sẻ suy nghĩ đó của mình trong khoảng 3 câu văn.

GỢI Ý:

1 Hoàn cảnh ra đời: trước cuộc kháng chiến chống quân Mông –

Nguyên lần thứ 2 (1285)

2 Phương thức biểu đạt chủ yếu: nghị luận

3 -Nỗi niềm gửi gắm: mong rửa nhục, đau xót, căm thù, sẵn sàng hi sinh

-Ý nghĩa: cổ vũ động viên tướng sĩ 4 Có thể khơi dậy những tình cảm:

-Yêu quê hương đất nước.

-Tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước.

-Quyết tâm học tập, rèn luyện tốt để góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh

ĐỀ 14: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

…Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

( Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 2, trang 57) Câu 1(1,0 điểm). Em cho biết tên tác giả, tác phẩm có đoạn trích trên.

Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Câu 2(1,0 điểm). Chỉ rõ một biện pháp tu từ em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8 được sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 3(1,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích, em hãy nêu một số biểu hiện về lòng yêu nước của thế hệ trẻ hiện nay?

GỢI Ý:

1 -Tác phẩm: Hịch tướng sĩ -Tác giả: Trần Quốc Tuấn

- Hoàn cảnh: Viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai (năm 1285).

2 -Biện pháp tu từ: Nói quá -Tác dụng

+ Nhấn mạnh lòng căm thù giặc sục sôi và ý chí quyết tâm đánh giặc cho dù phải thịt nát xương tan của tác giả…

+ Lòng yêu nước sâu sắc của tác giả…

3 * HS liên hệ thực tế:

(HS nêu theo quan điểm cá nhân hợp lí, xác đáng, GV đánh giá linh hoạt)

-Thế hệ trẻ hiện nay, thể hiện lòng yêu nước bằng thái độ và nhiều việc làm thiết thực, ý nghĩa…

VD:

- Tự hào về truyền thống dân tộc

- Học tập thật tốt, trau dồi kiến thức, kĩ năng, phẩm chất…

- Đem tài năng, sức trẻ phục vụ đất nước…

- Yêu gia đình, quê hương…

- …

9.NƯỚC ĐẠI VIỆT TA ĐỀ 1: Cho đoạn trích sau:

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương,

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có…

(SGK Ngữ văn 8, Tập II, NXBGD) a) Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả?

b) Cho biết thể loại và hoàn cảnh viết tác phẩm có đoạn trích trên.

c) Nêu đặc sắc nghệ thuật và giá trị nội dung của đoạn trích trên.

GỢI Ý: a)

- Tác phẩm: Bình Ngô đại cáo (Đoạn trích Nước Đại Việt ta) - Tác giả: Nguyễn Trãi

b)

- Thể loại: Nghị luận cổ- thể cáo

- Hoàn cảnh viết tác phẩm: Năm 1428, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ soạn thảo bài Cáo ban bố cho toàn dân về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh…

c)

- Đặc sắc về nghệ thuật: Thể cáo, ngôn từ trang trọng, giọng điệu hùng hồn; lí lẽ, dẫn chứng sắc bén; sử dụng câu văn biền ngẫu, phép liệt kê…

- Đặc sắc về nội dung: Đoạn trích khẳng định nước Đại Việt có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền và truyền thống lịch

sử…⇒ Tuyên ngôn về nền độc lập dân tộc của nước Đại Việt…thể hiện niềm tự hào dân tộc …

ĐỀ 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có.

(Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục) 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai?

2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

3. Đoạn trích đã xác định nền độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt ở những yếu tố nào?

4. Việc sử dụng các từ ngữ: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, bao đời nhằm khẳng định điều gì?

GỢI Ý:

1. Trích từ văn bản Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi.

2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận

3. Văn bản đã xác định nền độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt ở những yếu tố: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ riêng, phong tục tập quán riêng, lịch sử với các triều đại riêng.

4. Việc sử dụng các từ ngữ: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, bao đời đã khẳng định được tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời về sự tốn tại độc lấp, có chủ quyền của nước Đại Việt.

ĐỀ 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

(Trích Nước Đại Việt ta, Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) Em hãy chọn đáp án đúng từ câu 1 đến câu 4 bằng cách ghi vào tờ giấy thi một chữ cái trước ý trả lời đúng : (1,0 điểm)

Câu 1. Ai là tác giả của văn bản Nước Đại Việt ta ?

A. Lý Công Uẩn B. Nguyễn Thiếp C. Nguyễn Trãi D. Trần Quốc Tuấn

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

A. Biểu cảm B. Nghị luận C. Tự sự D. Thuyết

minh

Câu 3. Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới trong câu Quân điếu phạt trước lo trừ bạo là kẻ nào?

A. Giặc Minh B. Giặc Thanh C. Giặc Tống D. Giặc Nguyên Câu 4. Câu sau thuộc kiểu câu nào ?

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

A. Câu nghi vấn B. Câu phủ định C. Câu cảm thán D. Câu trần thuật

Câu 5. (1,0 điểm) Chỉ ra tác dụng của cách sắp xếp trật tự từ trong hai câu sau? Có thể thay đổi trật tự từ trong các câu này được không? Vì sao?

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương, Câu 6. (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?

GỢI Ý:

Câu 1-

4 Phần trắc nghiệm: mỗi câu đúng được 0,25 điểm

Câu 1 2 3 4

Đáp án C B A D

Câu 5 - Tác dụng của cách sắp xếp trật tự từ : (nêu được 2/3 ý được 0,5 điểm, nêu được 1 ý được 0,25 điểm)

+ Thể hiện thứ tự xuất hiện trước sau của các triều đại phong kiến Việt Nam và Trung Quốc.

+ Tạo sự hài hòa cân xứng (các triều đại ở nước ta tương ứng với Trung Quốc)

+ Nhấn mạnh quyền tự chủ, ý chí tự cường của dân tộc, thể hiện niềm tự hào dân tộc.

- Không thể thay đổi trật tự từ trong các câu này (0,25 điểm ) - Vì: Nếu thay đổi sẽ làm mất đi thứ tự nhất định, mất sự hài

hòa cân

xứng, làm giảm ý nghĩa nhấn mạnh của câu văn. (0,25 điểm )

Câu 6 Nêu nội dung chính của đoạn văn bản:

Tư tưởng nhân nghĩa và chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

(hoặc: Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yên dân, trừ bạo; nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử.)

ĐỀ 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.

Trong áng thiên cổ hùng văn “ Bình ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi đã có lời tuyên bố hùng hồn:

“ Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,”

( Trích từ “ Nước Đại Việt ta”, SGK Ngữ văn 8, tập 2, trang 67)

a. Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm trên? ( 0,75 điểm) b. Nhận xét trật tự từ được sắp xếp trong hai câu văn trên? ( 0,5 điểm) c. Chỉ ra điểm mới trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi so với tư

tưởng nhân nghĩa trong Nho giáo? ( 0,75 điểm)

d. Nguyễn Trãi là người sớm nhận ra vai trò của văn hóa tạo nên bản sắc riêng của một dân tộc. Bằng những hiểu biết của em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ bản sắc dân tộc?

GỢI Ý:

a.Hoàn cảnh sáng tác:

+Năm 1428.

+ Sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh kết thúc thắng lợi.

+ Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết bài Cáo

b. Trật tự từ được sắp xếp theo trình tự thời gian: lịch sử kế tục của các triều đại.

c. Điểm mới trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi với Nho giáo:

+ Nho giáo nhấn mạnh mối quan hệ tốt đẹp giữa con người, trong phạm vi cá nhân.

+ Nguyễn Trãi: nhân nghĩa là “ yên dân”: làm cho dân yên ổn, ấm no; “ trừ bạo”: diệt gian, trừ kẻ bạo tàn để dân có cuộc sống thái bình.

Điểm cốt lõi trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là lòng yêu nước thương dân ( không còn bó hẹp trong phạm vi cá nhân như Nho giáo).

d.Học sinh viết đoạn văn phải đảm bảo:

* Hình thức: HS viết đúng phương thức biểu đạt nghị luận, độ dài tương đối 2/3 trang giấy thi.

* Nội dung:

- Giải thích: bản sắc văn hóa là những giá trị văn hóa truyền thống được xây dựng từ lâu đời và làm nên được sự độc đáo, riêng biệt của một quốc gia, dân tộc…

- Bối cảnh hiện nay: giao lưu hội nhập văn hóa phát triển mạnh mẽ, nó vừa là cơ hội vừa là thách thức cho thế hệ trẻ. Nêu các biểu hiện, dẫn chứng cụ thể.

- Trách nhiệm của thế hệ trẻ:

+ Thế hệ trẻ là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước nên càng có trách nhiệm lớn lao giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc.

+ Cần trau dồi kiến thức, xây dựng một bản lĩnh tiếp nhận văn hóa để hòa nhập chứ không hòa tan…

+ Phát huy lòng tự hào với những phẩm chất tốt đẹp, phong tục tập quán, ứng xử đẹp… của dân tộc; thẳng thắn phê phán những biểu hiện coi thường, quay lưng với những nét đẹp văn hóa dân tộc.

-Liên hệ bản thân

ĐỀ 5: Cho đoạn trích sau:

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương,

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có…

(SGK Ngữ văn 8, Tập II, NXBGD) a) Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả?

b) Cho biết thể loại và hoàn cảnh viết tác phẩm có đoạn trích trên.

c) Nêu đặc sắc nghệ thuật và giá trị nội dung của đoạn trích trên.

GỢI Ý: a)

- Tác phẩm: Bình Ngô đại cáo (Đoạn trích Nước Đại Việt ta) - Tác giả: Nguyễn Trãi

b)

- Thể loại: Nghị luận cổ- thể cáo

- Hoàn cảnh viết tác phẩm: Năm 1428, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ soạn thảo bài Cáo ban bố cho toàn dân về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh…

c)

- Đặc sắc về nghệ thuật: Thể cáo, ngôn từ trang trọng, giọng điệu hùng hồn; lí lẽ, dẫn chứng sắc bén; sử dụng câu văn biền ngẫu, phép liệt kê…

- Đặc sắc về nội dung: Đoạn trích khẳng định nước Đại Việt có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền và truyền thống lịch sử…⇒ Tuyên ngôn về nền độc lập dân tộc của nước Đại Việt…thể hiện niềm tự hào dân tộc …

ĐỀ 6: Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu…

(Trích “Nước Đại Việt ta”, Ngữ văn 8, tập 2, tr66, NXB giáo dục Việt Nam).

Câu 1. Trong đoạn văn trên tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Nghị luận B. Tự sự C. Thuyết minh D.

Miêu tả

Câu 2. Đoạn văn trên viết theo thể loại gì?

A. Chiếu B. Cáo C. Tấu D. Hịch

Câu 3. Đoạn thơ trên được viết vào thời kì nào?

A. Thời kì nước ta chống quân Tống B. Thời kì nước ta chống quân Thanh

C. Thời kì nước ta chống quân Minh D. Thời kì nước ta chống quân Nguyên

Câu 4. Chữ “văn hiến” trong đoạn văn được hiểu là gì?

A. Những tác phẩm văn chương B. Những người tài giỏi

C. Truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp D. Truyền thống lịch sử vẻ vang.

Câu 5. Câu “quân điếu phạt trước lo trừ bạo” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu cảm thán B. Câu nghi vấn

C. Câu cầu khiến D. Câu trần thuật

Câu 6. Mục đích của “việc nhân nghĩa” thể hiện trong Nước Đại Việt ta là:

A. Nhân nghĩa là sống có đạo đức và giàu tình thương.

B. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được ấm no.

C. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua.

D. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến.

GỢI Ý

Câu 1 2 3 4 5 6

Đáp án A B C C D B

Thang điểm

0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5

ĐỀ 7: Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

(1) “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác .”

(Trích Ngữ văn 8, tập 2) (2) Phiên âm:

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”

Dịch nghĩa:

“Trong tù không rượu cũng không hoa,

Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”

(Trích Ngữ văn 8, tập 2) Câu 1. (1.5điểm)

a/ Đoạn (1) trích trong tác phẩm nào? Tác giả?

b/ Nêu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của tác giả được thể hiện trong đoạn (1)?

Câu 2. (1.5điểm)

a/ Thế nào là câu nghi vấn? Trình bày các chức năng của câu nghi vấn.

b/ Câu sau đây thuộc kiểu câu gì? Dấu hiệu nào để nhận biết? Dùng để làm gì?

“Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”

GỢI Ý:

Câu 1

a/ - Tác phẩm : Bình Ngô đại cáo - Tác giả : Nguyễn Trãi

b/ - Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Muốn yên dân thì phải diệt trừ mọi thế lực tàn bạo. Trong hoàn cảnh của đất nước ta thì nhân nghĩa gắn với yêu nước, chống

giặc ngoại xâm.

Câu 2

a/ - Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ,...) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).

- Chức năng:

+ Chính: Hỏi

+ Khác: Yêu cầu, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc,…

* Lưu ý: Phần chức năng nếu HS làm thiếu một ý không cho điểm.

b/ - Câu nghi vấn

- Dấu hiệu nhận biết: có từ nghi vấn “nhược hà”

- Chức năng: Bộc lộ cảm xúc bối rối, xốn xang, mãnh liệt của Bác trước đêm trăng đẹp. Qua đó cho ta thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê của Bác.

ĐỀ 8: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

"Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời."

(Trích Chiếu dời đô, Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

Em hãy chọn đáp án đúng từ câu 1 đến câu 4 bằng cách ghi vào tờ giấy thi một chữ cái trước ý trả lời đúng: (1,0 điểm)

Câu 1. Văn bản Chiếu dời đô của tác giả nào?

A. Trần Quốc Tuấn C. Nguyễn Thiếp B. Lí Công Uẩn D. Nguyễn Trãi Câu 2. Văn bản Chiếu dời đô được viết năm:

A. 1791 C.1010 B. 1428 D.1285

Một phần của tài liệu Bộ câu hỏi đọc hiểu Ngữ văn 8 (Trang 109 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w