Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.
( Bàn luận về phép học – La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp )
a) Tìm và ghi lại câu văn có sử dụng câu cầu khiến trong đoạn trích. Cho biết công dụng của câu cầu khiến đó. ( 1 điểm )
b) Nêu nội dụng đoạn trích trên. ( 1 điểm )
c) Trong đoạn trích trên tác giả đã chỉ ra những phương pháp học nào?
(1điểm)
d) Theo em, mục đích phương pháp học mà tác giả nhấn mạnh trong đoạn văn trên là gì? ( 1 điểm )
e) Em hiểu như thế nào về câu nói: “ Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm” ( Viết 2-3 câu ) ( 1.5 điểm )
f) Từ đoạn trích trên em hãy viết 4 – 5 câu về phương pháp học tập hiệu quả cho bản thân mình. ( 1.5 điểm )
GỢI Ý:
a
- Câu cầu khiến: Xin chớ bỏ qua - Tác dụng: Đề nghị
b - Nội dung chính của đoạn trích: Vai trò, mục đích của phương pháp học đúng đắn, chân chính…..
c
- Tác giả đã chỉ ra những phương pháp học là:
+ Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.
+ Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử.
+ Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.
d
- Mục đích phương pháp học mà tác giả nhấn mạnh trong đoạn văn trên là: Học để biết rõ đạo,biết lẽ đối xử hằng ngày,có đạo đức, tri thức, phát triển nhân tài làm hưng thịnh đất nước , đất nước vững chắc, phát triển
e
“ Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm” nghĩa là:
Học mở rộng kiến thức rồi ta phải biết tóm gọn, biết chọn lọc, biết khái quát sạo cho cụ thể trọng tâm...; học phải đi đôi với hành, học rồi ta phải vận dụng vào thực tiễn rèn luyện mới hiểu sâu sắc...
- Viết thành 3 - 4 câu hoàn thành đề nghị không trừ điểm + Chọn cho mình phương pháp, thái độ học tập đúng đắn + Học phải đi đôi với hành
+ Xây dựng kế hoạch mục tiêu phấn đấu cụ thể + Quản lý tận dụng thời gian
+ Phương pháp đọc nhanh + Ghi nhớ nhanh bằng sơ đồ + Học nhóm, tự học
+ Đọc sách, tài liệu nhiều, rèn tính kỉ luật trong học tập
ĐỀ 15: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy.
Nước Việt Nam ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học bị thất truyền.
Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.
Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.
Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua”.
(SGK Ngữ Văn 8, tập 2 – NXB Giáo dục)
1. (0.5 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?
2. (1.0 điểm) Xác định kiểu câu và kiểu hành động nói của câu sau:
“Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”.
3. (0.5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
4. (1.0 điểm) Em có nhận xét gì về tư tưởng và tình cảm của tác giả được thể hiện trong văn bản có chứa đoạn trích trên?
GỢI Ý:
1 - Đoạn văn trích từ văn bản: Bàn luận về phép học.
- Tác giả: Nguyễn Thiếp.
2 - Kiểu câu: Trần thuật
- Kiểu hành động nói: Điều khiển.
3 - Nội dung đoạn văn: Nêu mục đích chân chính của việc học và các phép học.
4 Nguyễn Thiếp đề cao vai trò của việc học chân chính. Ông đã thẳng thắn chỉ ra tác dụng thiết thực, lâu dài của việc học chân chính là học để làm người, góp phần xây dựng đất nước hưng thịnh. Tất cả xuất phát từ lòng yêu nước và mong muốn chấn hưng đất nước.
ĐỀ 16: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”.
Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ
thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.”
(Ngữ văn 8, tập II, NXB Giáo duc Việt Nam) 1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm)
2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích và cho biết thể loại của văn bản có đoạn trích trên? (0,75 điểm)
3. Trong đoạn văn trên, tác giả đã nêu lên mục đích chân chính của việc học.
Mục đích đó là gì? (0,75 điểm)
4. Từ nội dung phần Đọc hiểu văn bản trên, hãy viết một đoạn văn hoàn chỉnh trình bày suy nghĩ của em về mục đích việc học của chính bản thân mình hiện nay. (1,5 điểm)
GỢI Ý:
1) Đoạn văn trên được trích trong văn bản: Bàn luận về phép học (hoặc Luận học pháp)
Tác giả: La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (hoặc Nguyễn Thiếp - La Sơn Phu Tử) 2) Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0,25 đ)
Thể loại của văn bản có đoạn trích: thể Tấu (0,5 đ)
3) Trong đoạn văn tác giả đã nêu mục đích chân chính của việc học la: học để làm người.
4) Viết đoạn văn hoàn chỉnh trình bày suy nghĩ của em về mục đích việc học của bản thân mình hiện nay:
* Yêu cầu: Học sinh có kỹ năng viết một đoạn văn nghị luận, đảm bảo về mặt hình thức và trình bày suy nghĩ về mục đích học của bản thân mình hiện nay.
* Hình thức đoạn văn: Đảm bảo đúng hình thức một đoạn văn.
* Nội dung:
a) Xác định đúng vấn đề: mục đích việc học của chính bản thân mình hiện nay...
b) Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác viết đoạn văn. HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
- Học để nắm bắt kiến thức.., trau dồi tri thức để vận dụng trong cuộc sống ...
- Học để rèn luyện đạo đức ...
- Mục đích của việc học là để làm người, để biết và làm; học để góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp hơn ...
ĐỀ 17: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy.
Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam
cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
(Ngữ văn 8, Tập hai, NXB Giáo dục)
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung chính của đoan văn trên?
c. Xét theo mục đích nói, câu sau thuộc kiểu câu gì? Vì sao?
“Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường.”
d. Nhận xét về thái độ của tác giả thể hiện qua đoạn trích trên.
e. Từ văn bản chứa đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (6 – 8 câu) nêu suy nghĩ của em về phương pháp học tập của các bạn học sinh hiện nay.
GỢI Ý:
a. Xuất xứ
- Văn bản" Bàn luận về phép học".
- Tác giả Nguyễn Thiếp.
b. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
- Nội dung chính: Tác giả bàn về mục đích chân chính của việc học tập đúng đắn; phê phán lối học lệch lạc, sai trái và tác hại của lối học ấy.
c. Câu “Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường” là câu trần thuật
- Vì:
+ Nó không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu cảm thán, nghi vấn, cầu khiến. Kết thúc câu bằng dấu chấm.
+ Dùng để nêu lên một nhận định (nêu ý kiến, trình bày) d. Thái độ tác giả:
- Đề cao, trân trọng, ca ngợi mục đích học chân chính.
- Phê phán những lối học lệch lạc, sai trái để lại hậu quả cho đất nước.
e. Hình thức: Viết đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo đủ số câu, không mắc lỗi.
Nội dung: Học sinh đảm bảo những ý cơ bản sau:
*Giới thiệu xuất xứ và vấn đề nghị luận: Phương pháp học tập là rất quan trọng đối với mỗi người.
*Nêu suy nghĩ phương pháp học tập của các bạn HS hiện nay:
- Hầu hết các bạn đều có phương pháp học tập đúng đắn, phù hợp với bản thân.
- Học từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Học nhiều nhưng biết tóm lược lại những điều cơ bản, học kỹ lí thuyết để thực hành, biết vận dụng những điều
đã học vào thực tế cuộc sống…
- Chủ động tích cực trong học tập, có thời gian biểu hợp lý, học đi đôi với hành.
- Học ở thầy cô, bạn bè, sách báo, mạng…
- Không học vẹt, học tủ, học chạy theo thành tích…
*Kết quả:
- Nắm chắc kiến thức
- Vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống… nhớ kiến thức và phát huy tính sáng tạo.
* Phản đề:
Tuy nhiên còn có những bạn chưa xác định được phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp cho mình nên chưa đem lại kết quả cao trong học tập.
* Khẳng định lại vấn đề, liên hệ bản thân:
- Cần có phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp để đạt được kết quả cao.
- Bản thân em học như thế nào…
ĐỀ 18: Đọc đọan trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3:
“Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua”.
1) Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
2) Chỉ ra phép học đúng đắn mà tác giả nêu trong đoạn văn.
3) Xác định kiểu câu và cho biết chức năng của kiểu câu đó trong câu văn: Xin chớ bỏ qua.
4) Qua nội dung của đoạn trích giúp em hiểu gì về tấm lòng của tác giả đối với đất nước?
5)Em hãy viết đoạn văn ngắn ( từ 7 - 10 câu) với câu chủ đề: “Học tập là con đường đi đến thành công”.
GỢI Ý:
1 - Văn bản: “Bàn luận về phép học”(Luận học pháp).
- Tác giả: Nguyễn Thiếp 2 - Phép học đúng đắn :
+ Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy
gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử.
+ Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.
3 - Kiểu câu: Câu cầu khiến - Chức năng: đề nghị
4 - Tác giả có tấm lòng trung quân ái quốc, có tâm đối với việc chấn hưng nền giáo dục nước nhà, nhằm mở mang dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước vì vậy mà ông tha thiết xin vua soi xét ý kiến và ban lệnh thực thi.
5 Làm văn
Viết một đoạn văn ngắn với chủ đề: “Học tập là con đường đi đến thành công”.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể viết đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích.
b. Xác định đúng nội dung của đoạn văn
Học tập chính là con đường đi đến thành công của mỗi người.
c. Triển khai nội dung của đoạn văn
Học sinh có thể chọn các cách viết khác nhau nhưng cần lí giải được vì sao học tập lại là con đường đi đến thành công, đưa ra được các biểu hiện của sự thành công nhờ vào quá trình học tập (ví dụ như:
giúp bản thân có kĩ năng làm việc tốt, đạt được ước mơ, làm thay đổi cuộc đời…), rút ra bài học.
ĐỀ 19; Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy.
Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.”
(Ngữ văn 8, Tập 2) Câu 1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2. Văn bản đó thuộc thể loại nào?
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn?
Câu 4. Em hiểu như thế nào về câu “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”?
Câu 5. Nêu nội dung của đoạn văn?
Câu 6. Theo tác giả, mục đích của việc học là gì?
Câu 7. Câu “Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường” có phải là câu phủ định không?
Dấu hiệu hình thức nào cho em biết điều đó?
Câu 8. Từ mục I. Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận trả lời câu hỏi: Học để làm gì?
GỢI Ý:
1
- Đoạn trích trên nằm trong văn bản “Bàn luận về phép học” (Luận học pháp)
- Tác giả: La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp 2 - Văn bản đó thuộc thể tấu.
3 - Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn: nghị luận
4 - Câu “Ngọc không mài, ..., không biết rõ đạo” có nghĩa là: “người không học như ngọc không mài” -> không có giá trị, vô dụng.
5 - Nội dung của đoạn văn: Nêu mục đích chân chính của việc học.
6 - Theo tác giả, mục đích của việc học là học “đạo”, học lẽ đối xử giữa người với người, nói khác đi là học để làm người.
7 - Câu “Người ta ..., ngũ thường.” là câu phủ định.
- Dấu hiệu hình thức: trong câu có từ ngữ phủ định là từ “không”
8
Trình bày được quan điểm của mình về mục đích của việc học tập một cách hợp lí, thuyết phục. Có thể đưa ra các ý sau đây:
- Học để có kiến thức, có hiểu biết. Từ đó có thể:
+ Tự tin sống, bắt kịp với cuộc sống, không bị lạc hậu.
+ Sống đúng mực, biết giao tiếp, ứng xử phù hợp.
+ Áp dụng kiến thức để làm việc, để khẳng định bản thân, để làm giàu, để sáng tạo, cống hiến,....
ĐỀ 20: Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy.
(Ngữ văn 8 – Tập hai)
Câu 1(0,5 điểm):Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2(0,5 điểm):Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 3(1,0 điểm):Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” thuộc kiểu câu gì xét theo mục đích nói?
Câu 4(1,0 điểm):Trong văn bản tác giả đã nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Vậy mục đích đó là gì?
GỢI Ý:
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Đoạn trích trên trích trong văn bản: Bàn luận về phép học.
- Tác giả: Nguyễn Thiếp
Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
Kiểu câu: Trần thuật.
Mục đích chân chính của việc học:
- Học để biết rõ đạo, để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải học để cầu danh lợi.
ĐỀ 21: Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy…
Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tuỳ đâu tiện đấy mà đi học.
Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.
(Ngữ văn 8, Tập Hai. Tr. 76, 77) 1.1. Gọi tên văn bản và tên tác giả của đoạn trích trên.
1.2. Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên.
1.3. Chỉ ra và nêu nhận xét về mục đích, quan điểm và phương pháp học tập được tác giả đề xuất.
1.4. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.
a) Xét về mục đích nói, câu văn trên thuộc loại câu nào? Nêu đặc điểm chức năng.
b) Bản thân em đã áp dụng câu nói trên như thế nào vào việc học tập của mình?
GỢI Ý:
1.1.Gọi tên văn bản và tên tác giả của đoạn trích trên.
- Tên văn bản: Bàn luận về phép học - Tác giả: Nguyễn Thiếp