Cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại

Một phần của tài liệu Chính sách công nghiệp ở một số nước thành viên liên minh châu âu trong những thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG

2.4.5. Cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại

Cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện nay là một nhân tố c tác động mạnh mẽ đến phư ng thức sản xuất công nghiệp trên toàn thế giới. Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại đã tạo ra những thành tựu vượt bậc trong các lĩnh vực nghiên cứu c bản, công nghệ thông tin, tự động hóa, vật liệu mới, năng lượng xanh… Điều đ c biệt là, các kết quả nghiên cứu khoa học đã được đưa vào ứng dụng trong sản xuất công nghiệp rất nhanh nhằm mang lại những lợi thế về kinh doanh cho các nhà sản xuất công nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gay gắt do quá trình toàn cầu h a mang lại. Các cải tiến nhanh ch ng về công nghệ đã làm cho v ng đời sản phẩm ngắn h n và giá sản phẩm hạ nhanh h n. Ví dụ rõ nét là trong ngành điện tử với sản phẩm điện thoại di động. V ng đời của một sản phẩm điện thoại thông minh hiện nay chỉ c n 1 năm, với những cải tiến liên tục về cả phần cứng và phần mềm và sự giảm giá bán liên tục của các sản phẩm ra đời chỉ sau vài tháng. Với dây chuyền sản xuất hiện đại sử dụng robot, các sản phẩm điện

tử ngày càng được sản xuất với độ tinh xảo, nhỏ gọn, và c năng suất cao, đáp ứng nhu cầu của th trường toàn cầu.

Các yêu cầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững hiện nay cũng đ t ra nhu cầu phải đổi mới công nghệ sản xuất công nghiệp. Các sản phẩm công nghiệp hiện nay được đ i hỏi phải thân thiện với môi trường, sản xuất tiêu th ít năng lượng, phát thải khí nhà kính thấp, đ c biệt là nhiều nước công nghiệp phát triển hiện nay phải mua tín chỉ phát thải để c thể phát thải trong quá trình sản xuất.

Những yêu cầu này đã g p phần th c đẩy các nhà sản xuất công nghiệp ở các nước phát triển phải cải tiến công nghệ, công cụ sản xuất ho c đẩy các nhà máy sản xuất c thể gây ô nhiễm cao của mình sang các nước đang phát triển, ví dụ như ngành công nghiệp đ ng tàu, sản xuất pin…

Cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại cùng với những thành tựu trong phát triển phư ng tiện giao thông và công nghệ thông tin cũng đã tạo ra một sự phân công lao động mới trên phạm vi toàn cầu, đ c biệt trong sản xuất công nghiệp.

Các ngành sản xuất thâm dụng lao động đã được d ch chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, trong khi các nước phát triển nắm các ngành thâm dụng vốn và công nghệ và vẫn đang tích cực đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, nhất là những công nghệ c tiềm năng trong tư ng lai.

Với những yếu tố trên, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại đang làm thay đổi sự đ nh hình chính sách công nghiệp của các quốc gia trên thế giới, trong đ c EU và các nước thành viên. Các quốc gia muốn trở nên th nh vượng h n ho c duy trì lợi thế cạnh tranh của mình đều đang cố gắng đầu tư vào khoa học và công nghệ thông qua các chính sách đổi mới, nghiên cứu và phát triển, đ c biệt là tập trung đầu tư cho các công nghệ c triển vọng tạo lợi thế cạnh tranh trong sản xuất công nghiệp trong tư ng lai. Các ưu tiên trong chính sách công nghiệp của một số nước thành viên EU được đề cập trong chư ng sau sẽ cho thấy rõ điều đ .

iểu kết Ch ơng 2:

Như vậy, chính sách công nghiệp chưa c một khái niệm thống nhất. Các khái niệm hiện nay c thể phân thành các khái niệm theo nghĩa rộng và khái niệm theo nghĩa hẹp, với một đ c điểm chung là vai tr can thiệp của nhà nước vào sự phát triển kinh tế. Tùy theo bản chất và sự tác động của chính sách, chính sách công nghiệp được phân loại thành chính sách công nghiệp tự do và chính sách công nghiệp bảo hộ, chính sách công nghiệp theo chiều dọc và chính sách công nghiệp theo chiều ngang, và chính sách công nghiệp vi mô và chính sách công nghiệp vĩ mô.

Với tiến trình liên kết khu vực, EU đã hình thành chính sách công nghiệp chung với mục tiêu nâng cao tính cạnh tranh của nền công nghiệp EU. M c dù được xác đ nh tính chất theo chiều ngang, chính sách công nghiệp chung của EU vẫn bao hàm cả một số đ nh hướng phát triển ngành đối với những ngành công nghiệp hiện đại, c ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trong tư ng lai. Với việc gia nhập EU, các nước thành viên sẽ phải đối m t với một số thách thức trong quá trình hoạch đ nh chính sách công nghiệp của mình như toàn cầu h a, quá trình nhất thể h a khu vực, các chính sách chung của EU, vai tr của nhà nước trong bối cảnh nền kinh tế mở và cả những tiến bộ khoa học công nghệ mạnh mẽ.

Tuy nhiên, để hiểu rõ được sự lựa chọn cách tiếp cận xây dựng chính sách công nghiệp hiện nay của EU, ch ng ta cần thiết phải hiểu được tiến trình hình thành chính sách công nghiệp của các quốc gia thành viên và các nguyên nhân điều chỉnh chính sách ở các giai đoạn cụ thể. Các kinh nghiệm về chính sách công nghiệp của mỗi nước trong quá khứ sẽ là những bài học tốt cho chính sách công nghiệp ở giai đoạn hiện tại.

CHƯƠNG III

CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP Ở MỘT SỐ NƯỚC THÀNH VIÊN LIÊN MINH CHÂU ÂU

Một phần của tài liệu Chính sách công nghiệp ở một số nước thành viên liên minh châu âu trong những thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)