Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu quản lý RRTD của NHTM
Một số chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá hoạt động quản lý rủi ro tín dụng:
a. Quy mô tín dụng
Quy mô tín dụng không phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, tuy nhiên, nếu quy mô tín dụng tăng trưởng quá nóng, không tương ứng với khả năng kiểm soát của ngân hàng thì lúc đó, quy mô tín dụng sẽ phản ánh hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Điều này thể hiện ở các khía cạnh:
- Nếu quy mô tín dụng quá lớn, vượt quá khả năng quản lý của ngân hàng thể hiện qua sự gia tăng của các chỉ tiêu: dư nợ trên tổng tài sản, dư nợ trên tổng số cán bộ tín dụng so với mức trung bình của các ngân hàng … thì mức độ rủi ro tăng lên.
Yêu cầu ngân hàng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động này.
- Nếu ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng theo hướng nới lỏng tín dụng cho từng khách hàng: cho vay vượt quá nhu cầu khách hàng, cho vay vượt quá mức tài sản đảm bảo cho phép thì sẽ dẫn tới rủi ro là khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay… điều này sẽ gây rủi ro cho ngân hàng. Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động quản lý rủi ro cần có những biện pháp xử lí, tài trợ tổn thất rủi ro khi xảy ra rủi ro.
b. Cơ cấu tín dụng
Cũng giống như quy mô tín dụng, yếu tố này không phản ánh trực tiếp mức độ quản lý rủi ro, mà chỉ phản ánh mức độ tập trung quản lý rủi ro tín dụng trong một ngành, lĩnh vực, thời gian,... Nếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm sẽ phản ánh các rủi ro tín dụng tiềm năng. Khi đó, ngân hàng tăng cường công tác quản lý rủi ro đối với các khoản tín dụng này nhằm giảm thiểu rủi ro khi cho vay tập trung vào một ngành nghề. Cơ cấu tín dụng có thể chia thành các nhóm như sau:
Cơ cấu tín dụng theo phương thức cho vay: Nếu tập trung vào các ngành có rủi ro cao thì rủi ro không trả được nợ ngân hàng cũng cao. Khi cơ cấu tín dụng tập trung thiên về cho vay phục vụ đời sống hoặc sản xuất kinh doanh thì mức độ rủi ro sẽ cao khi ngành, lĩnh vực đó bị suy thoái hoặc bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác có liên quan.
Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay: Yếu tố này dựa trên cơ cấu vốn của ngân hàng. Nếu ngân hàng có cơ cấu vốn ngắn hạn lớn, vốn dài hạn thấp mà trong khi đó, cơ cấu tín dụng trong dài hạn lại lớn, điều đó có nghĩa là ngân hàng đã sử dụng quá nhiều vốn ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn, khi đó ngân hàng có thể sẽ gặp phải rủi ro thanh khoản. Khi ngân hàng tập trung quá nhiều vào tín dụng trung và dài hạn thì mức độ rủi ro cũng sẽ cao hơn.
Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo: Tỷ lệ các khoản cho vay có tài sản đảm bảo thấp thì ngân hàng đối mặt với rủi ro tiềm ẩn khi khách hàng không trả được nợ.
c. Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, trước hết nó vi phạm đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính thời hạn, sau nữa là nó có thể dẫn đến sự vi phạm đặc trưng thứ hai của tín dụng là tính hoàn trả đầy đủ, gây nên sự đổ vỡ lòng tin của người cấp tín dụng đối với người nhận tín dụng. Một khoản tín dụng được cấp luôn được xác định bởi hai yếu tố: thời hạn hoàn trả và lượng giá được hoàn trả. Nợ quá hạn sẽ phát sinh khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết, người vay không có khả năng trả nợ được một phần hay toàn bộ khoản vay cho người cho vay. Như vậy, nợ quá hạn chỉ đơn
thuần là các khoản nợ mà khách hàng không thực hiện đúng các nghĩa vụ trả nợ cụ thể ở đây là về mặt thời gian và không được cơ cấu lại các khoản nợ. Lúc đó, toàn bộ số dư nợ gốc sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn. Nợ quá hạn có thể được xác định tại mọi thời điểm qua hệ thống sổ sách chứng từ và hồ sơ tín dụng tại ngân hàng.
Nợ quá hạn KHCN được phản ánh qua 2 chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn KHCN = Dư nợ quá hạn KHCN Tổng dư nợ KHCN Tỷ lệ KHCN có nợ quá hạn trên
tổng khách hàng có dư nợ = Số KHCN có nợ quá hạn Tổng số KHCN có dư nợ
(Nguồn: Hướng dẫn phân tích tài chính NH TMCP CTVN) Nếu ngân hàng có chỉ tiêu nợ quá hạn KHCN và số khách hàng có nợ quá hạn KHCN lớn thì ngân hàng đó đang có mức rủi ro cao và ngược lại.
d. Nợ xấu
Nợ xấu chính là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà không thể thu hồi được do các hộ kinh doanh đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, các hộ kinh doanh mất khả năng thanh toán. Thời gian nợ tồn đọng khá lâu, có thể kéo dài trên một năm, 2 - 3 năm hoặc lâu hơn nữa và rất khó giải quyết.
Định nghĩa nợ xấu theo quyết định 493/2005/QĐ - Ngân hàng Nhà nước ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước như sau: “Nợ xấu được phân vào nợ nhóm 3 (dưới chuẩn), nợ nhóm 4 (nghi ngờ), nợ nhóm 5 (khả năng mất vốn). Tuy nhiên, ta có thể tóm lược lại nợ xấu là các khoản nợ quá hạn có thời gian cơ cấu lại hơn 90 ngày hoặc các khoản nợ vẫn còn trong thời hạn cam kết nhưng khách hàng bị mất khả năng thanh toán hoặc ngân hàng có những bằng chứng xác thực chứng minh được mức rủi ro tăng cao cho khoản tín dụng hoặc các khoản thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay được thanh toán đầy đủ. Nợ xấu KHCN được phản ánh rõ nhất qua chỉ tiêu:
Tỷ lệ nợ xấu
KHCN = Nợ xấu KHCN
Tổng dư nợ KHCN
(Nguồn: Hướng dẫn phân tích tài chính NH TMCP CTVN)
e. Dự phòng rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng bù đắp tổn thất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Khi ngân hàng phải sử dụng quỹ dự phòng, điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng đang gặp phải tình trạng rủi ro mất vốn, do đó, dự phòng rủi ro là chỉ tiêu phản ánh tình trạng rủi ro mất vốn. Đây là một tiêu chí quan trọng cho thấy vai trò của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Dự phòng rủi ro theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 được khái niệm như sau:
“Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể
Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể”.
- Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro KHCN:
Tỷ lệ trích lập dự
phòng rủi ro KHCN = Dự phòng rủi ro KHCN được trích lập
x 100%
Tổng dư nợ KHCN
Tỷ lệ này phản ánh khả năng bù đắp rủi ro từ hoạt động tín dụng. Một tỷ lệ thấp hơn cho thấy chất lượng tín dụng tốt hơn.
Tỷ lệ bù đắp rủi ro mất vốn KHCN
=
Dự phòng rủi ro KHCN được trích lập
x 100%
Dư nợ KHCN có khả năng mất vốn
Tỷ lệ này cho biết quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành các khoản nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5).
Nếu tỷ lệ này cao, có thể xuất phát từ các nguyên nhân chính: (i) các khoản vay có độ rủi ro cao; (ii) ngân hàng có đủ khả năng tài chính để phòng hộ rủi ro tín dụng.
2.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu định tính
a. Đối với khách hàng, được thể hiện qua các chỉ tiêu - Quy trình thủ tục.
- Khả năng cung ứng vốn của ngân hàng.
- Các điều kiện về tài sản đảm bảo và thủ tục liên quan - Chất lượng nghiệp vụ tín dụng tốt.
- Các hỗ trợ dịch vụ của NH như mở tài khoản, thẻ tín dụng, thanh toán…
b. Đối với Ngân hàng
- Định hướng, mục tiêu lâu dài.
- Khả năng hoàn trả gốc, lãi đúng hạn của người đi vay.
- Chất lượng quản lí rủi ro trong cho vay, mức độ chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng của ngân hàng (Hạn mức tín dụng, quyền phán quyết tín dụng; Hồ sơ thông tin khách hàng trong hệ thống ngân hàng; Chấm điểm khách hàng; Công tác kiểm tra nội bộ của NH,…).
- Số vụ được xử lí nhằm thu hồi vốn bằng cách bán tài sản, khởi kiện…
Chương 3