Thực trạng rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 75 - 86)

Chương 3. QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT

3.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng KH cá nhân tại các Chi nhánh TMCP Công Thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.2.1.1. Quản lý nợ có vấn đề

Nợ xấu luôn là vấn đề tồn đọng trong nhiều ngân hàng vì hoạt động tín dụng, hoạt động cho vay tiền luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà các NHTM xác định không thể thu hồi lại được hoặc nếu có thu lại được, thì thường rất khó và mất thời gian. Hầu hết trong các NHTM, nợ xấu chính là các khoản tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay nhưng khi đến hạn thu hồi nợ lại không thể đòi được do yếu tố chủ quan từ chính phía khách hàng vay làm ăn thua lỗ, phá sản dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán khoản nợ đã vay của ngân hàng khi đến kỳ hạn. Các khoản nợ xấu thường bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của các NHTM và điều này gây tổn thất không nhỏ cho hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu càng cao thì rủi ro và tổn thất dòng vốn của các NHTM càng lớn. Khi nói về nợ xấu, ngoài việc nói đến khả năng kiểm soát của các TCTD, cũng cần kể đến tình hình nền

kinh tế và người vay có liên quan như thế nào, tức là xem xét đến nhiều mặt khác nhau, trên cơ sở khách quan, chủ quan và liên quan đến nhiều bên khác nhau.

Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu KHCN trong các năm qua các chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Phú Thọ cũng đã có nhiều biện pháp để tích cực kiểm soát các khoản nợ có vấn đề, tuy nhiên kết quả vẫn thu lại vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của các chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Phú Thọ được thể hiện qua bảng 3.7 dưới đây:

Bảng 3.7. Tỷ lệ nợ quá hạn, nơ xấu cho vay KHCN

Đvt: Tỷ Đồng Chỉ tiêu CN Phú Thọ CN Đền Hùng CN Hùng Vương CNTX Phú Thọ

2015 2016 2017 2015 2016 2017 2015 2016 2017 2015 2016 2017 1. Nợ quá

hạn KHCN 12 14 16.2 14 17 19 15 17 16 12 14 17 2. Nợ xấu

KHCN 8 9 10.1 8.2 10.2 9.8 2 3.2 3 7.4 6.1 8.7 3. Tổng dư

nợ KHCN 455 745 870 422 517 674 315 412 532 305 458 598 4. Tỷ lệ

NQH = (1)/

(3) (%)

2.64 1.88 1.86 3.32 3.29 2.82

%

4.76

%

4.13

%

3.01

%

3.93

%

3.06

%

2.80

% 5. Tỷ lệ nợ

xấu = (2)/(3) (%)

1.76

%

1.21

%

1.16

%

1.90

%

1.96

%

1.45

%

0.63

%

0.78

%

0.56

%

2.44

%

1.33

%

1.45

% (Nguồn: Báo cáo tổng kết các chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Phú Thọ, 2015-2017)

Bảng kết quả 3.7 cho thấy các khoản nợ quá hạn phát sinh qua các năm là không đồng đều. Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN của các chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 tương đối cao nhưng vẫn trong ngưỡng cho phép của NHCT (< 3%). Trong đó tỷ lệ nợ xấu KHCN thấp nhất là của chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Hùng Vương và hai chi nhánh Đền Hùng và Phú Thọ là hai chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu KHCN cao hơn cả, tuy nhiên các tỷ lệ này có xu hướng giảm dần qua các năm. Ở chi nhánh Đền Hùng tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cao như vậy là do năm cuối năm 2015, đầu năm 2016 tình hình kinh doanh của một số doanh nghiệp gặp khó khăn, thua lỗ, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm nên không có nguồn thu trả nợ cho ngân

hàng. Tại chi nhánh Thị xã Phú Thọ năm 2017 nợ xấu cao đột biến do tình hình kinh doanh của một số hộ kinh doanh thức ăn chăn nuôi lớn gặp khó khăn, thua lỗ, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm nên không có nguồn thu trả nợ cho ngân hàng như hộ kinh doanh Tú Thúy, Quốc Đoàn, Thắng Nga.

Mặt khác nếu xét tỷ trọng nợ xấu trên tổng nợ quá hạn thì nợ xấu của ngân hàng cũng chiếm đến 30-60% tổng nợ quá hạn cho vay KHCN của ngân hàng. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của các Chi nhánh còn chưa đạt hiệu quả cao. Do vậy, điều quan trọng là phải tìm hiểu nguyên nhân của các khoản vay bị quá hạn này và tìm ra các biện pháp hợp lý để thu hồi nợ đồng thời rút kinh nghiệm để giảm thiểu rủi ro trong những năm tiếp theo.

3.2.1.2. Cơ cấu nợ xấu cho vay KHCN

a. Cơ cấu nợ xấu cho vay KHCN theo thời hạn

Bảng 3.8. Nợ xấu cho vay KHCN theo thời hạn

Đvt: Tỷ Đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Số

tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

2016/

2015

2017/

2016 CN Phú Thọ 8 100 9 100 10,1 100 12,5 12,2 Ngắn hạn 2,8 35,0 4,8 53,3 4,2 41,6 71,4 (12,5) Trung dài hạn 5,2 65,0 4,2 46,7 5,9 58,4 (19,2) 40,5 CN Đền Hùng 8,2 100 10,2 100 9,8 100 24,4 (3,9) Ngắn hạn 2,1 25,6 3,7 36,3 3,66 37,3 76,2 (1,1) Trung và dài hạn 6,1 74,4 6,5 63,7 6,14 62,7 6,6 (5,5) CN TX Phú Thọ 7,45 100 6,1 100 8,7 100 (18,1) 42,6

Ngắn hạn 1,25 16,8 2,5 41,0 4,7 54,0 100 88

Trung và dài hạn 6,2 83,2 3,6 59,0 4 46,0 (41,9) 11,1 CN Hùng Vương 2 100 3,2 100 3 100 60 (6,3) Ngắn hạn 0,45 22,5 0,8 25,0 1,32 44,0 77,8 65 Trung và dài hạn 1,55 77,5 2,4 75,0 1,68 56,0 54,8 (30) (Nguồn: Báo cáo tổng kết các Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Phú Thọ, 2015 - 2017)

Từ bảng số liệu 3.8 cho thấy, tình hình nợ xấu của các Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian vừa qua có xu hướng giảm dần. Cụ thể: ở Chi nhánh Đền Hùng năm 2017 tỷ lệ nợ xấu đã giảm đi 3,9% so với năm 2016 và tỷ lệ này giảm rõ rệt nhất là ở Chi nhánh Hùng Vương giảm 6,3% so với năm 2016. Bên cạnh đó vẫn còn một số Chi nhánh vẫn chưa thể cải thiện được tình trạng nợ xấu. Cụ thể: ở Chi nhánh Thị xã Phú Thọ tỷ lệ nợ xấu tăng lên là cao nhất với con số là 42,6% so với năm 2016; Chi nhánh Phú Thọ thì tỷ lệ này tăng lên là 12,2% so với năm 2016.

Trong giai đoạn từ năm 2015 - 2017, tỷ lệ nợ xấu cho vay trung và dài hạn trong tổng nợ xấu KHCN của các chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn ngắn hạn. Các chi nhánh chủ yếu đã tài trợ cho khách hàng vay tiêu dùng như mua ô tô, mua nhà, sửa nhà,…ngoài ra là một số dự án cho vay mua TSCĐ của các hộ kinh doanh như mua phương tiện vận tải thủy, dự án mở rộng chăn nuôi,…. Trong những năm 2015, 2016, tỷ lệ nợ xấu cho vay trung dài hạn của các Chi nhánh tăng là do một số khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, như tại Chi nhánh Tỉnh Phú Thọ, có một số khách hàng cá nhân như khách hàng Tú Linh, Hải Dương,… vay vốn với mục đích sửa nhà nhưng thực chất là để mua xà lan kinh doanh. Do tình hình kinh doanh vận tải thủy trong những năm gần đây tại tỉnh Phú thọ có xu hướng xấu, phương tiện vận tải thủy nhiều nhưng hợp đồng vận chuyển lại ký được ít do vậy đã gây ra nợ xấu. Vì vậy các chi nhánh trong năm 2017 trở đi thực hiện thắt chặt giải ngân hơn đối với một số đối tượng khách hàng nhất định, hạn chế cho vay mua phương tiện vận tải thủy,….

Năm 2017, Nợ xấu cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao là do chính sách ngân hàng tập trung vào cho vay ngắn hạn các hộ kinh doanh (chủ yếu là ngành thương mại, chăn nuôi). Lý do là vì trong các năm gần đây định hướng tín dụng chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn sản xuất kinh doanh. Đặc thù địa bàn chủ yếu là ngành thương mại. Các chi nhánh chưa chú trọng đến phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng về tính phương án khả thi và phù hợp với xu hướng phát triển của từng thời kỳ, khách hàng chứng minh được nguồn thu nhập để trả nợ hợp lý. Phần

lớn, do chính sách cho vay theo hạn mức tín dụng, hiện tại chính sách cho vay tối đa là 06 tháng/kỳ trả nợ dẫn tới một số ngành nghề như cho vay kinh doanh thuốc thú y, cho vay chăn nuôi… với quy mô trung bình sẽ khó khăn trong vấn đề trả nợ đúng hạn do thời gian vay vốn ngắn, chưa thu hồi được vốn để trả nợ. Chính vì lẽ đó, nợ xấu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao trong nợ ngắn hạn quá hạn.

Thêm vào đó, giá lợn hơi năm 2017 giảm mạnh khiến ngành chăn nuôi rơi vào khủng hoảng, kéo theo đó các hộ kinh doanh thức ăn chăn nuôi cũng rơi vào tình trạng kinh doanh khó khăn, trả nợ vay không kịp dẫn đến nợ quá hạn sau đó đã gia hạn nhưng vẫn không trả được nên chuyển sang nợ xấu.

b. Cơ cấu nợ xấu theo phương thức cho vay

Bảng 3.9. Nợ xấu KHCN theo phương thức cho vay

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Số

tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

2016/

2015

2017/

2016 CN Phú Thọ 8 100 9 100 10,1 100 12,5 12,2 Tiêu dùng 4,8 60,0 3,2 35,6 4,4 43,6 (33,3) 37,5 Kinh doanh 3,2 40,0 5,8 64,4 5,7 56,4 81,3 (1,7) CN Đền Hùng 8,2 100 10,2 100 9,8 100 24,4 (3,9) Tiêu dùng 3,1 37,8 4,7 46,1 4,14 42,2 51,6 (11,9) Kinh doanh 5,1 62,2 5,5 53,9 5,66 57,8 7,8 2,9 CN TX Phú Thọ 7,45 100 6,1 100 8,7 100 (18,1) 42,6 Tiêu dùng 4,2 56,4 4,5 73,8 3 34,5 7,1 (33,3) Kinh doanh 3,25 43,6 1,6 26,2 5,7 65,5 (50,8) 256,3 CN Hùng Vương 2 100 3,2 100 3 100 60 (6,3) Tiêu dùng 1,5 75,0 0,9 28,1 1,52 50,7 (40) 68,9 Kinh doanh 0,5 25,0 2,3 71,9 1,48 49,3 360 (35,7) (Nguồn: Báo cáo tổng kết các Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Phú Thọ, 2015-2017)

Qua bảng 3.9, cho thấy tại các Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thì trong nhóm nợ xấu thì thì dư nợ xấu cho vay sản xuất kinh doanh thường chiếm tỷ trọng cao hơn/ tổng nợ xấu KHCN, khoảng từ 50-68%.

Tình hình nợ xấu trong lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh vẫn ở mức cao qua các năm. Điển hình là chi nhánh Tx Phú Thọ trong năm 2017 đã tăng nợ xấu sản xuất kinh doanh so với năm 2017 là 4.1 tỷ đồng ( tương đương 256,3%). Trong đó cơ cấu nợ quá hạn cho vay sản xuất kinh doanh thì tập trung quá hạn ở lĩnh vực ngành thương mại. Nợ xấu ngắn hạn thường tập trung vào các ngành chăn nuôi và kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Nợ xấu trung dài hạn ngành thương mại tập trung chủ yếu ở mục đích cho vay sà lan máy (kinh doanh vận tải thủy). Nguyên nhân quá hạn do thời hạn cho vay dài (07 năm), ngành nghề kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, tình hình kinh tế: nước sông cạn, nhu cầu xây dựng giảm….làm ngành kinh doanh vận tải thuỷ gặp khó khăn. Tuy nhiên các chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã quyết liệt thu hồi nợ quá hạn và nợ quá hạn trung dài hạn năm 2017 ngành thương mại giảm.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của cá nhân luôn tiềm ẩn những rủi ro mà ngân hàng không thể lường trước hết được. Do những biến động bất thường của nền kinh tế, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế thị trường mở cửa hội nhập như hiện nay, khi môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt.

Mặc dù lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng nhưng nó cũng mang lại rủi ro cao nếu như ngân hàng không giám sát chặt chẽ mục đích cũng như tình hình sử dụng nợ của khách hàng.

Nợ xấu trong lĩnh vực phục vụ đời sống cũng có sự biến động tăng qua các năm. Trong đó cho vay phục vụ đời sống thì cho vay mua nhà đất, nội thất gia đình…chiếm tỷ trọng lớn. Nợ xấu đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng tăng do trong các năm 2015, 2016, 2017 do các Chi nhánh mở rộng cho vay hơn đối với các nhu cầu phục vụ đời sống. Tuy nhiêu nợ quá hạn tăng chủ yếu ở cho vay trung dài hạn

mua nhà đất, nội thất gia đình…Các món vay khác như cho vay mua ô tô thì nợ quá hạn trong các năm giảm dần. Nguyên nhân của việc gia tăng các khoản nợ xấu vay trung dài hạn cho vay mua nhà đất, nội thất gia đình là do cán bộ chưa quản lý được khoản vay, chưa quản lý được mục đích vay vốn, chưa thẩm định được nguồn trả nợ trong thời gian cho vay tương đối dài (từ 5 năm -20 năm). Cho vay tiêu dùng nhưng một số khách hàng đầu cơ nhà đất dẫn tới quá hạn khi tình hình bất động sản năm 2016-2017 có ấm lên nhưng vẫn chưa được cải thiện. Công tác xử lý nợ có vấn đề được đánh giá là khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của các chi nhánh. Vì vậy tất cả các chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đều coi công tác xử lý nợ là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu.

Tổ quản lý và xử lý nợ có vấn đề được thành lập với những cán bộ có kinh nghiệm chuyên trách xử lý nợ, tiếp nhận cơ bản các khoản nợ có vấn đề của toàn Chi nhánh. Tổ xử lý nợ là đầu mối đề xuất các biện pháp thu hồi nợ lên Ban xử lý nợ quyết định, tổ chức thực hiện các nghị quyết của Ban xử lý nợ đề ra, tạo được sự phối kết hợp hiệu quả giữa chỉ đạo và thực hiện cũng như sự phối hợp với các cơ quan ngoại ngành trong công tác thu hồi nợ xấu, nợ XLRR. Tại các chi nhánh đã phân loại từng nhóm đối tượng khách hàng nợ xấu để xử lý có hiệu quả. Đối với nhóm khách hàng khởi kiện đã có bản án, các chi nhánh kiên quyết chuyển cơ quan thi hành án, phối hợp đấu giá tài sản thế chấp để thu hồi nợ; Đối với các khách hàng nợ xấu không thực hiện đúng cam kết tháo gỡ trả nợ với ngân hàng, Chi nhánh kiên quyết thực hiện chuyển hồ sơ ra tòa khởi kiện... Đối với nhóm khách hàng còn lại, Ban xử lý nợ của các chi nhánh thường xuyên họp định kỳ hàng tháng và đánh giá từng khách hàng, xây dựng phương án thu nợ chi tiết đến từng tuần, phân tích từng con nợ có dấu hiệu tiềm ẩn nợ xấu gắn với việc đánh giá kết quả công tác của từng cán bộ được phân công, đưa việc chấp hành nghị quyết Ban xử lý nợ vào thẻ điểm trưởng phòng, cán bộ.. Hoạt động Ban xử lý nợ luôn sát sao đề ra được những biện pháp kịp thời, đồng bộ để xử lý và thu hồi nợ của những khách hàng có khó khăn chủ động không để chuyển sang nợ xấu.

c. Cơ cấu nợ xấu theo tài sản bảo đảm

Các biện pháp bảo đảm tiền vay được các chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ xác định chỉ là các biện pháp làm tăng khả năng thu hồi vốn vay, chứ không phải là điều kiện đầu tiên và bắt buộc khi xem xét quyết định cho vay. Cơ cấu nợ xấu theo tài sản bảo đảm tại các chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2017 được thể hiện qua hình dưới đây.

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu nợ xấu theo tài sản bảo đảm KHCN 2017

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Phú Thọ, 2015-2017)

Biểu đồ 3.4. Cơ cấu nợ xấu theo tài sản bảo đảm KHCN 2016

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Phú Thọ, 2015-2017)

Biểu đồ 3.5. Cơ cấu nợ xấu theo tài sản bảo đảm KHCN 2015

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Phú Thọ, 2015-2017)

Qua các biểu đồ cho thấy tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm dần qua 3 năm (cả nợ xấu có TSĐB và không có TSĐB). Cụ thể: năm 2017 tỷ lệ dư nợ xấu cho vay có tài sản đảm bảo luôn chiếm tỷ lệ cao dao động từ 86 - 91% trên tổng dư nợ;

năm 2016, tỷ lệ này dao động từ 87 - 91%; năm 2015 dao động từ 88 - 91%. Đa số tỷ lệ nợ xấu này đều là có tài sản đảm bảo.Như vậy điều này có nghĩa là nợ xấu cho vay không có đảm bảo bằng tài sản chỉ tỷ lệ khoảng 9-14% trên tổng nợ xấu cho vay KHCN. Các khoản nợ xấu không có TSBĐ chủ yếu là cho vay theo hình thức vay thấu chi, phát hành thẻ tín dụng, vay lương,….Tuy không chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu nhưng những khoản vay tín chấp này cũng mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng. Do vậy để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì trong thời gian tới ngân hàng nên hạn chế cho vay tín chấp (cho vay không có đảm bảo bằng tài sản), chỉ chấp nhận cho vay đối với những khách hàng ưu tiên, khách hàng có uy tín, có tình hình tài chính lành mạnh và hiệu quả vay vốn khả thi. Thêm vào đó cũng đặt ra yêu cầu quản lý giám sát sau cho vay và công tác thu nợ phải được quan tâm hơn.

3.2.1.3. Trích lập dự phòng rủi ro

Đi đôi với việc theo dõi dư nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu thì công tác trích lập dự phòng rủi ro cũng rất quan trọng. Công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện nhằm khắc phục cho các rủi ro tín dụng khi nó xảy ra. Dự phòng rủi ro được sử dụng trong trường hợp khách hàng bị giải thể, phá sản hoặc chết hoặc mất tích. Dự phòng cũng được dùng để xử lý rủi ro ngay khi các khoản nợ được xếp vào nhóm 5. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro được thực hiện theo nguyên tắc sử dụng dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ trước, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, và cuối cùng nếu phát mại tài sản không đủ bù đắp thì mới được sử dụng dự phòng chung.

Trong giai đoạn 2015-2017 các chi nhánh đã nghiêm túc thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro, mặc dù điều này làm gia tăng một khoản chi phí lớn đáng kể và làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng. Việc trích lập dự phòng được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 75 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)