Khi giảng dạy về lý thuyết, chúng tôi sẽ dùng mô hình phân tử trong không gian để mô tả cấu trúc của các phân tử. Dùng số liệu thực nghiệm đã có và bổ sung những số liệu tính lý thuyết mà thực nghiệm chƣa cung cấp để giúp học sinh tự nhận xét, đánh giá, hình thành và giải thích quy luật biến đổi về độ dài liên kết, năng lƣợng liên kết.
Không chỉ vận dụng kết quả nghiên cứu trên khi dạy về lý thuyết, để học sinh hiểu đƣợc sâu sắc vấn đề và vận dụng một cách linh hoạt chúng tôi sẽ sử dụng các kết quả tính dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu học sinh chủ động, sáng tạo giải quyết vấn đề.
Ở mức độ phổ thông, chúng tôi có thể vận dụng kết quả nghiên cứu vào giảng dạy cho học sinh lớp nâng cao và chuyên như sau
3.3.1. Chương trình
- Chương liên kết hoá học ( SGK Hoá học 10 - Nhà xuất bản giáo dục) - Chương nitơ-photpho (SGK Hoá học 11- Nhà xuất bản giáo dục).
3.3.2. Mục đích, yêu cầu
* Để giải thích sự hình thành liên kết giữa các nguyên tử trong các phân tử như H2, NO. Từ đó khảo sát các hướng tạo sản phẩm khi cho H2 và NO phản ứng.
Cho học sinh viết cấu hình electron của các nguyên tử trong từng phân tử, dự đoán sự xen phủ của các obitan trong phân tử khi hình thành liên kết. Ta sẽ dùng hình ảnh MO để minh họa các obitan xen phủ tạo thành liên kết.
* Để có kết luận về sự phân cực của liên kết trước tiên học sinh nhận xét về sự biến đổi về độ âm điện của các nguyên tử H, O, N sau đó ta dùng kết luận về phân bố mật độ điện tích trong phân tử để minh họa và kết luận.
* Để nâng cao kiến thức cho học sinh khá giỏi, ta phải yêu cầu học sinh so sánh độ dài liên kết, dự đoán dạng hình học phân tử, so sánh góc liên kết.
* Khi giảng dạy về năng lƣợng liên kết và độ dài liên kết, ta có thể vận dụng rất nhiều kết quả thu đƣợc của đề tài.
Ví dụ, khảo sát sản phẩm HNOH: trước hết yêu cầu học sinh xét sự hình thành liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử HNOH, đánh giá về các liên kết đƣợc tạo thành. Từ đó so sánh độ dài liên kết, độ bền liên kết của các phân tử.
Giáo viên đƣa những bằng chứng về sự hình thành liên kết nhƣ hình ảnh xen phủ của các obitan, hình học phân tử, độ dài liên kết, góc liên kết, năng lƣợng liên kết để minh họa cho những lý thuyết trên.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, chúng tôi đã thu đƣợc những kết quả cơ bản sau:
Luận văn trình bày các kết quả thu đƣợc khi nghiên cứu phản ứng của NO + H2. Có nhiều khả năng tấn công của NO vào H2 dẫn đến các hướng phản ứng khác nhau. Hệ được khảo sát bằng phương pháp tính phiếm hàm mật độ ở mức B3LYP/6-31+G(3df,2p) bằng phần mềm Gaussian phiên bản 09. Các thông số nhiệt động và thông số cấu trúc của tất cả các chất tham gia, sản phẩm, trạng thái chuyển tiếp và hợp chất trung gian đều đƣợc tính. Mối liên hệ của các chất tham gia, các trạng thái chuyển tiếp, các hợp chất trung gian và các sản phẩm đƣợc xác nhận lại bằng phương pháp tính tọa độ nội phản ứng.
Việc so sánh các hằng số tốc độ của các cơ chế phản ứng với nhau đã chỉ ra rằng sản phẩm chính của phản ứng NO + H2 là NH2 và O. Các kết quả thu đƣợc rất phù hợp với các kết quả thu đƣợc từ thực nghiệm. Từ đó, luận văn góp phần làm sáng tỏ thực nghiệm. Mặt khác, luận văn thu đƣợc có ý nghĩa thực tế rất lớn trong việc chứng minh tính đúng đắn của phương pháp tính lượng tử cũng như làm cơ sở cho việc nghiên cứu các phản ứng của NO và H2 sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
--- I. TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Tinh Dung, Trần Thành Huế, Trần Quốc Sơn, Nguyễn Văn Tòng (1999), Một số vấn đề chọn lọc của hóa học tập 1, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Duy Ái (2001), Tài liệu giáo khoa chuyên hóa học 11-12 tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
3. Vũ Đăng Độ, Triệu Thị Nguyệt (2007), Hóa học vô cơ quyển 1, các nguyên tố họ s, p, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
4. H.Eying, JWaliter, G.E.Kimball (1976), Hóa học lượng tử, Người dịch : Lâm Ngọc Thiềm, Trần Vĩnh Quý, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
5. Nguyễn Đình Huề, Nguyễn Đức Chuy (2003), Thuyết lượng tử về nguyên tử và phân tử tập I, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
6. Nguyễn Đình Huề, Nguyễn Đức Chuy (2003), Thuyết lượng tử về nguyên tử và phân tử tập II, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
7. Trần Thành Huế (2002), Bài giảng dành cho học viên Cao học, Trường ĐHSP Hà Nội.
8. Trần Thành Huế (2006), Tư liệu hóa học 10, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
9. Trần Thành Huế (2004), Hóa học đại cương 1 Cấu tạo chất. Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm, Hà Nội..
10. Hoàng Nhâm (2000), Hóa học vô cơ tập II. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
11. Sách giáo khoa lớp 11 nâng cao (2010), Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
12. Sách giáo khoa lớp 12 nâng cao (2010), Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
13. Lâm Ngọc Thiềm, Phạm Văn Nhiêu, Lê Kim Long (2008), Cơ sở hóa học lượng tử, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
14. Lâm Ngọc Thiềm , Phan Quang Thái (1999), Giáo trình hóa học lượng tử cơ sở tập 1. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
15. Đào Đình Thức (2005), Cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học- tập II. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
16. Đào Hữu Vinh, Nguyễn Duy Ái (2009), Tài liệu giáo khoa chuyên hóa học 10- tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
II. TIẾNG ANH
17. A.D. McLean and G. S. Chandler (1980), J. Chem. Phys.
18. Attila Szabo and Neil S. Ostlund (1989), Moder Quantum Chemmistry, Mc.
Graw. Hill-Publishing Company, USA.
19. Frank Jensen (2007), Introduction to Computational Chemistry.
20. Handbook of Chemistry and Physics, 81st Edition.