Thực Trạng Năng Lực Các Cơ Sở Dạy Nghề

Một phần của tài liệu Quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006 2020 (Trang 52 - 61)

Ngoài mộtsố trung tâm dạy nghề của tỉnh và huyện được tiếp nhận cơ sở vậtchất từ nguồn vốn viện trợ của tổ chứctự nguyện của Nhật Bản (JIVC). Từ năm 2001 đến năm 2003 các trung tâm được hỗ trợ kinh phí của chương trình mục tiêu quốc gia và những nguồn vốn khác để đầu tư nâng cấp các trung tâm từ xây dựng cơbản đến trang thiết bịdạy nghề.

Bảng 2.10: Kinh phí đầu tư nâng cấp các Trung tâm dạy nghề

ĐVT : Triệu đồng

Chổ tieõu Naờm 2003 Naờm 2004 Naờm 2005

Naâng caáp 500 600 800

Trang thieát bò 1.000 800 1.450

Đầu tư xây dựng 3.500 2.500 2.600

Nguồn : Thống kê của Sở Lao động – TBXH

Năm 2005, chủ trương đầu tư chuyển biến tích cực, chú trọng mua sắm trang thiết bị giảng dạy. Hầu hết các trang thiết bị hiện nay tại các trường, trung tâm dạy nghề, cơ sở dạy nghề đều lạc hậu. Nếu không trang bị máy móc hiện đại hơn để phục vụ công tác giảng dạy thì chất lượng đào tạo nghề sẽ càng ngày càng thấp. Đào tạo học viên không thích ứng được với doanh nghieọp.

2.2. Mặt bằng các cơ sở dạy nghề

Bảng 2.11 : Thống kê diện tích mặt bằng của các cơ sở dạy nghề qua khảo sát năm 2005

STT Nội dung khảo sát Diện tích ( m2 )

1 Tổng diện tích mặt bằng 125.257

2 Tổng diện tích xây dựng 14.635

3 Dieọn tớch troỏng 110.622

4 Diện tích phòng học lý thuyết và thực hành 9.570

5 Số phòng học 115 phòng

6 Diện tích xưởng thực hành 2.200

7 Diện tích phòng thí nghiệm 0

8 Dieọn tớch thử vieọn 250

9 Diện tích nhà ở cho học viên 1.010

10 Diện tích văn phòng 1.508

Nguồn : Thống kê của Sở Lao động - TBXH

Trong các trung tâm và trường dạy nghề, trong 3 năm vừa qua chỉ có trường Trung học kỹ thuật – Công nghiệp thuộc Sở Giáo dục – Đào tạo quản lý có tham gia dạy nghề và hai trung tâm dịch vụ việc làm của Sở Lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh là được đầu tư xây dựng mới phòng học lý thuyết và phòng học thực hành. Phần còn lại các trung tâm cấp huyện, các cơ sở dạy nghề khác cũng đuợc đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu học và dạy nghề, kể cả diện tích và trang thiết bị, cơ sở vật chất theo quy định tại Thông tư : 01/2002/TT – BLĐ – TBXH ngày 4 tháng 1 năm 2002 của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội là phòng học lý thuyết và thực hành có diện tích từ 4 đến 6 m2/1 học sinh nhưng các cơ sở này chỉ đạt 2.13 m2 / 1 học sinh.

Hiện nay, các cơ sở dạy nghề chưa có phòng thí nghiệm do nhu cầu thực tế những ngành nghề được dạy học chủ yếu mang tính thực hành là chính. Ít có ngành nghề yêu cầu phải có phòng thí nghiệm.

2.3. Trang thiết bị cho các đơn vị dạy nghề

Trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo hiện nay còn thiếu thốn và lạc hậu, nhất là đối với ngành nghề cơ khí, sửa chữa … đòi hỏi phải có thiết bị hiện đại để đáp ứng được nhu cầu đào tạo công nhân lành nghề và bán lành nghề. Vì vậy trong những năm qua số học viên được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề khi làm việc tại các công ty, xí nghiệp không theo kịp những tiến bộ khoa học kỹ thuật phải mất thời gian đào tạo lại. Những ngành nghề được trang bị đầy đủ đáp ứng tốt công tác dạy nghề gồm : tin học, may công nghieọp.

Nhìn chung hệ thống dạy nghề của tỉnh thì Trường Trung học kỹ thuật công nghiệp và hai trung tâm dịch vụ việc làm là đầu tư tương đối, còn lại các trung tâm dạy nghề huyện và các cơ sở đào tạo khác mặc dù được ngân sách

nhà nước đầu tư bổ sung hằng năm nhưng vẫn còn thiếu thốn chưa đáp ứng tốt nhu cầu học nghề hiện nay.

2.4. Đội ngũ giáo viên

Theo số liệu thống kê năm 2005, toàn tỉnh có 198 giáo viên đang tham gia giảng dạy tại các trường dạy nghề hoặc có dạy nghề, cơ sở dạy nghề.

Trong đó trình độ giáo viên như sau : - Đại học : 98 người

- Cao đẳng : 52 người

- THCN, Công nhân kỹ thuật và trình độ khác : 48 người

Bảng 2.12: Thống kê trình độ giáo viên dạy nghề ĐVT: người

STT Tên cơ sở Đào tạo

Trình độ giáo viên Toồng

soá

Đại học

Cao ủaỳng

THCN - CNKT

1 Trường THKT - CN 52 29 11 12

2 Trường TH Y Tế Bến Tre 56 38 13 5

3 Trung tân DVVL (Sở LĐ) 15 6 4 5

4 Trung tân DVVL (LĐ Lao động) 11 7 3 1

5 Trung tâm dạy nghề Bến Tre 8 6 1 1

6 Trung tâm dạy nghề Hội phụ nữ 7 1 - 6

7 Trung tâm dạy nghề Châu Thành 1 1 - -

8 Trung tâm dạy nghề Bình Đại 2 - - 2

9 Trung tâm dạy nghề Ba Tri 3 - - 3

10 Trung tâm dạy nghề Giồng Trôm 9 3 4 2

11 Trung tâm dạy nghề Mỏ Cày 2 1 - 1

12 Trung tâm dạy nghề Chợ Lách 1 - - 1

13 Trung tâm dạy nghề Thạnh Phú 1 1 - -

14 Trung tâm dạy nghề Bình Hoà 3 2 1 -

15 Cơ sở DN Tin học Quang Đăng 3 3 - -

16 Cơ sở DN tin học Nhân Trí 2 - 1 1

17 Cơ sở Dạy nghề n học Minh Trí 2 - 2 -

18 Cơ sở DN Tin học Châu Hưng 1 - - 1

19 Cơ sở DN Tin học Châu Hoà 1 - - 1

20 Cơ sở DN Tin học Hiệp Hưng 2 - 1 1

21 Cơ sở DN Tin học Tân Hào 2 - 1 1

22 Cơ sở DN Tin học Thanh Long 2 - 1 1

23 Cơ sở DN Tin học Phứơc Long 3 - 3 -

24 Cơ sở DN Tin học Mỏ Cày 2 - 2 -

25 Cơ sở DN Tin học Giang Sơn 2 - 2 -

26 Cơ sở DN Tin học Minh Nhựt 1 - - 1

27 Cơ sở DN Tin học Trường Thảo 3 - 2 1

28 Cơ sở DN May Việt Tiến 1 - - 1

Tổng Cộng 198 98 52 48

Đa số giáo viên là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm, gắn bó nghề nghiệp, luôn phấn đấu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng công tác đào tạo lâu dài. Cái khó nhất hiện nay là thiếu giáo viên dạy các ngành nghề thuộc lĩnh vực chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, các cơ sở dạy nghề phải hợp đồng giáo viên từ các trường khác. Ngoài ra, trình độ giáo viên tại các trung tâm huyện còn hạn chế, đa số chưa có kinh nghiệm qua trường lớp đào tạo chính quy vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đào tạo nâng cao chất lượng. Hằng năm tỉnh đã tổ chức nhiều khoá bồi dưỡng, tập

huấn về chuyên môn, nghiệp vụ tạo điều kiện nâng cao kiến thức nhằm đạt chuaồn theo quy ủũnh.

2.5. Chương trình, giáo trình giảng dạy

Đối với các cơ sở đào tạo nghề, việc xây dựng chương trình, giáo trình, cho quá trình đào tạo nghề là một việc hết sức quan trọng. Nó quyết định chất lượng đào tạo đội ngũ công nhân. Hiện nay các cơ sở dạy nghề tư nhân, trung tâm dạy nghề huyện chưa xây dựng được chương trình đào tạo riêng cho mình mà hầu hết mượn các chương trình của các trường đào tạo nghề, trung tâm đào tạo của các trường có uy tín để làm cơ sở lập chương trình đào tạo cho cơ sở mình.

Việc phân bổ giữa thời gian dạy lý thuyết và dạy thực hành của chương trình đào tạo là yếu tố và yêu cầu cần thiết cho đào tạo. Theo quy định, thời gian thực hành cho công nhân phải chiếm 60% - 70%. Nhưng thực hành chỉ đạt 55% - 58% và tỷ lệ này chưa hợp lý nhất là đối với một số ngành như : nuôi trồng chế biến thuỷ sản, cơ khí điện còn thấp hơn. Điều này phản ảnh một phần còn thiếu trang thiết bị cho thực hành.

Đối với các trung tâm dạy nghề một số chương trình, giáo trình cũ vẫn được sử dụng. Hiện nay một số ngành nghề đã được Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động Thương Binh – Xã Hội chuẩn hoá nhưng chưa được áp dụng triệt để mà chỉ vận dụng phù hợp với điều kiện đào tạo của các trung tâm dạy nghề và đối tượng đào tạo. Một số trung tâm dạy nghề có soạn giáo trình cho các lớp học nghề theo yêu cầu của phía đối tác đặt hàng hoặc cung cấp lao động cho đối tác yêu cầu.

2.6. Việc cung cấp bằng và chứng chỉ nghề

Hiện nay việc cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề được thực hiện theo quyết định số : 1536/1998/QĐ – BLĐTBXH ngày 1/12/1998 của Bộ Lao động –

Thương Binh và Xã Hội về việc ban hành quy chế tạm thời về cấp và quản lý bằng nghề và chứng chỉ nghề. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các cơ sở dạy nghề gặp phải khó khăn nhất định. Nội dung của chứng chỉ nghề không đề cặp đến mục xếp loại, vì vậy sẽ ảnh hưởng khó khăn cho người học nghề sau đào tạo.

Việc cung cấp bằng nghề (giành cho đào tạo dài hạn) trong tỉnh chỉ có Trường TH Kỹ Thuật – Công Nghiệp là đơn vị có đủ điều kiện. Còn các cơ sở dạy nghề khác liên kết đào tạo dài hạn với các trường ngoài tỉnh thì do các trường này đảm nhận.

2.7. Quy mô Đào tạo

Bảng 2.13 : Quy mô Đào tạo nghề của các đơn vị trong năm 2005

ĐVT : người

STT Tên cơ sở Đào tạo

Quy mô đào tạo Toồng

soá

ĐT dài hạn

ẹT ngaộn hạn

1 Trường THKT - CN 346 346 0

2 Trường TH Y Tế 790 340 450

3 Trung tâm DVVL (Sở LĐ) 2581 453 2128

4 Trung tân DVVL (LĐ Lao động) 1908 416 1492

5 Trung tâm dạy nghề Bến Tre 808 - 808

6 Trung tâm dạy nghề Hội phụ nữ 60 - 60

7 Trung tâm dạy nghề Châu Thành

15 - 15

8 Trung tâm dạy nghề Bình Đại 100 - 100

9 Trung tâm dạy nghề Ba Tri 251 - 251

10 Trung tâm dạy nghề Giồng Troâm

676 - 676

11 Trung tâm dạy nghề Mỏ Cày 440 - 440

12 Trung tâm dạy nghề Chợ Lách 20 - 20

13 Trung tâm dạy nghề Thạnh Phú 105 - 105

14 Trung tâm dạy nghề Bình Hoà 146 - 146

15 Cơ sở DN Tin học Quang Đăng 100 - 100

16 Cơ sở DN tin học Nhân Trí 110 - 110

17 Cơ sở DN Tin học Minh Trí 120 - 120

18 Cơ sở DN Tin học Châu Hưng 50 - 50

19 Cơ sở DN Tin học Châu Hoà 40 - 40

20 Cơ sở DN Tin học Hiệp Hưng 20 - 20

21 Cơ sở DN Tin học Tân Hào 80 - 80

22 Cơ sở DN Tin học Thanh Long 98 - 98

23 Cơ sở DN Tin học Phứơc Long 132 - 132

24 Cơ sở DN Tin học Mỏ Cày 122 - 122

25 Cơ sở DN Tin học Giang Sơn 120 - 120

26 Cơ sở DN Tin học Minh Nhựt 40 - 40

27 Cơ sở DN Tin học Trường Thảo 56 - 56

28 Cơ sở DN May Việt Tiến 0 - 0

Tổng cộng 9.334 1.555 7.779

Số lao động được đào tạo năm 2005 là 9.334 người. Trong đó đào tạo dài hạn 1.555 người và ngắn hạn là 7.779 người.

Với 1.555 người được đào tạo dài hạn thì trong đó hai trung tâm dịch vụ việc làm liên kết với các trường ngoài tỉnh là: 869 người ( chiếm 71%).

Qua số liệu đã nêu cho thấy : Số lượng đào tạo nghề dài hạn được liên kế cao hơn so với thực lực của tỉnh. Số học sinh tham gia nghề còn ít. Trong giai đoạn 2005 – 2010 các cơ sở dạy nghề cần được đầu tư nhiều hơn nữa về trang thiết bị mới tạo khả năng thu hút người lao động vào học nghề.

2.8. Ngành nghề đào tạo

Do khả năng đầu tư, cũng như thực trạng tình hình đào tạo nghề của Bến Tre cho thấy số lượng ngành nghề đào tạo còn ít:

Đối với đào tạo nghề dài hạn tập trung vào một số nghề:

- Cô khí - Xây dựng

- Nuôi trồng, chế biến thuỷ sản( mới đào tạo vài năm gần đây) - Lái xe

Các nghề khác chủ yếu đào tạo ngắn hạn như:

- May công nghiệp, may gia dụng, uốn tóc, tin học, in lụa

- Sữa chữa xe gắn máy, máy nổ, sửa chữa điện tử, điện gia dụng, điện công nghiệp, điện lạnh, hàn, tiện…

Bảng 2.14: Cơ cấu ngành nghề đào tạo năm 2005 ĐVT:người STT Ngành, nhóm

ngành

Tổng số người

được đào tạo Dài hạn Ngắn hạn

Tyû trọng

1 Kỹ thuật 3211 712 2499 37,5%

2 Noõng-ngử-nghieọp 827 357 470 9,7%

3 Tin học 4199 146 4053 49,2%

4 KD và VP 307 - 307 3,6%

Cộng 8544 1215 7329 100%

Nhìn vào 8 tiêu chí của thực trạng năng lực năng lực của các cơ sở dạy nghề có những mặt mạnh, mặt yếu nhưng có thể khẳng định rằng thực trạng

năng lực của các cơ sở dạy nghề ở Bến Tre còn thiếu về quy mô và yếu về năng lực.

Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy nghề chưa tương xứng với nhu cầu đòi hỏi của phát triển kinh tế xã hội. Cơ cấu ngành nghề chưa phản ánh được nhu cầu để thực hiện chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nông nghiệp nông thôn. Lực lượng giáo viên giỏi nghề còn ít, chưa tận dụng được đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân tay nnghề cao làm giáo viên tham gia dạy nghề do chưa có chính ưu đãi đối với lực lượng này.

Ngoài những khó khăn về chủ quan đối với các cơ sở dạy nghề cũng còn nhiều khó khăn do thói quen lao động kỹ thuật theo kiểu truyền nghề mà không cần bằng cấp. Chưa khuyến khích xã hội sử dụng người có bằng nghề dẫn đến cơ sở dạy nghề chưa tích cực đầu tư một cách thoả đáng vào việc dạy nghề. Kể cả vật chất kỹ thuật lẫn giáo trình giáo án.

Một phần của tài liệu Quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006 2020 (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)