Xã Hội Hoá Giáo Dục – Dạy Nghề

Một phần của tài liệu Quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006 2020 (Trang 99 - 109)

2.1. Mục tiêu giải pháp :

- Giải pháp có ý nghĩa chiến lược là không ngừng nâng cao nhận thức của xã hội, của chính quyền các cấp, các ban ngành về vị trí, vai trò của công tác đào tạo, dạy nghề. Xác định đầu tư nguồn nhân lực là đầu tư cho

sự phát triển bền vững mang tính chiến lược, quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Ngoài ra, với chính sách hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và chưa cụ thể đối với việc khuyến khích các nguồn dạy nghề ngoài công lập. Giải pháp đưa ra nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách trong công tác đào tạo nghề, chính sách khuyến khích học nghề. Thông qua chính sách của nhà nước sẽ giúp đẩy mạnh xã hội hóa công tác dạy nghề, phát huy năng lực dạy nghề của các trường, cơ sở dạy nghề ngoài công lập, học viên cũng có thể an tâm học nghề.

- Trong suy nghĩ của học sinh phổ thông hiện nay và ngay cả phụ huynh của các em thì học nghề là một sự lực chọn sau cùng, không có con đường nào khác thì mới học nghề, học nghề gắn liền với làm công nhân. Do đó định hướng cho học sinh phổ thông về nghề nghiệp trong tương lai, không nhất thiết phải học Cao Đẳng, Đại học mới có tương lai là đều hết sức cần thieát.

2.2. Cơ sở đưa ra giải pháp

- Căn cứ vào quyết định số 1000/2005/QĐ – BLĐTBXH ngày 07 tháng 6 năm 2005 của Bộ Trưởng Bộ LĐTBXH về phát triển xã hội hoá dạy nghề đến năm 2010.

- Căn cứ vào phiếu phỏng vấn học sinh trung học phổ thông tại 2 trường:

THTT Châu Thành và Trường THPT Ba Tri ( các khối lớp 12) về sự hiểu biết về nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho tương lai.

- Các chính sách hiện tại về khuyến khích đào tạo nghề trong tình hình thực hiện hoá công tác dạy nghề đến năm 2010.

2.3. Các nội dung chính của giải pháp:

- Nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và xã hội

- Quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo nghề đến năm 2020 và đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề.

- Hoàn thiện các chính sách của nhà nước về khuyến khích đào tạo nghề trong mục tiêu xã hội hoá giáo dục dạy nghề.

- Định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông và thanh niên nông thoân.

- Đào tạo nghề cho các đối tượng xã hội.

2.4. Thực hiện giải pháp

2.4.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, xã hội:

• Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy để phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá cần có một lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao, thích ứng được thị trường lao động, có tác phong công nghiệp hiện đại.

Hiện nay dân số ở nước ta thuộc dạng dân số trẻ, có nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ tay

• nghề hiện nay còn rất thấp, chủ yếu lực lượng lao động xuất thân từ ngành nông nghiệp chuyển sang, chưa được đào tạo nghề, lao động thủ công là chính. Hiện nay, các cấp, các ngành chỉ xem xã hội hoá giáo dục chỉ là biện pháp huy động sự đóng góp của nhân dân trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, chưa coi dạy nghề là lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, nên chưa có sự quan tâm đầy đủ, tư tưởng coi dạy nghề đơn thuần là một phúc lợi do nhà nước đầu tư, trông chờ, ỷ lại vào nhà nước chưa được khắn phục. Các cấp, ngành, xã hội cần có nhận thức đầy đủ về xã hội hoá giáo dục dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tỉnh đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của Tỉnh cũng như góp phần vào công nghiệp hoá – hiện đại hoá của đất nước.

- Quan điểm về xã hội hoá dạy nghề đến năm 2020 :

+ Phát triển sự nghiệp dạy nghề gắn liền với xã hội hoá giáo dục nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, xây dựng công đồng trách nhiệm của toàn xã hội chăm lo sự nghiệp dạy nghề. Nhà nước tạo cơ hội bình đẳng để mọi thành phần kinh tế và mọi người dân tham gia dạy nghề. Phát huy và khuyến khích tối đa sự tham gia của người dân, của xã hội về phát triển dạy nghề theo hướng : lĩnh vực nào nhân dân làm được thì Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân làm.

+ Tạo điều kiện để toàn xã hội, mọi người dân có cơ hội để học tập nghề nghiệp suốt đời và được thụ hưởng các thành quả dạy nghề ở mức độ ngày càng cao, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo, con em đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Nhà nước tiếp tục tăng tỷ lệ chi ngân sách cho sự nghiệp phát triển dạy nghề. Ưu tiên đầu tư vào những ngành, nghề mũi nhọn, trọng điểm đòi hỏi kỹ thuật và công nghệ cao, những nghề đào tạo khó huy động nguồn lực từ xã hội, ưu tiên đầu tư cho những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người.

+ Xã hội hoá phải có bước đi thích hợp đối với từng vùng (đẩy mạnh xã hội hoá dạy nghề tại Thị Xã, đô thị, vùng kinh tế động lực, các khu công nghiệp tập trung), trong từng lĩnh vực (phát triển xn hoá các nghề đào tạo ngắn hạn, nghề truyền thống, các lĩng vực dịch vụ), đảm bảo tính hệ thống trong đào tạo nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế.

+ Các cấp, ngành tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện luật pháp, phát huy vai trò của đoàn thể, tổ chức quần chúng, các hội nghề nghiệp trong việc giám sát các hoạt động dạy nghề. Tạo môi trường phát

triển, môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo pháp luật giữa các trường, cơ sở công lập và các trường, cơ sở ngoài công lập.

2.4.2. Quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề đến năm 2020.

- Quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề đến năm 2020 của Tỉnh là yêu cầu rất cần thiết, là cơ sở để phát triển đào tạo nghề một cách ổn định, xác định các ngành nghề đào tạo, các trường, cơ sở trọng điển để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo, dự trù nguồn vốn đầu tư cho từng trường, từng cơ sở, quy mô học viên của từng trường để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của Tỉnh. Cũng như dự báo lực lượng giáo viên dạy nghề cần có và tỷ lệ, kinh phí đào tạo lại của giáo viên để đáp ứng với quy mô đào tạo ngheà.

- Đa dạng hoá ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo, bao gồm: đào tạo dài hạn, ngắn hạn, kèm cặp, truyền nghề, đào tạo lại, đào tạo bổ sung, đào tạo tại chỗ, đào tạo lưu động, đào tạo từ xa.

- Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ, cho lao động nông thôn, cho thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng vùng khó khăn.

2.4.3. Hoàn thiện các chính sách của nhà nước về khuyến khích đào tạo nghề trong mục tiêu xã hội hoá giáo dục dạy nghề.

Hoàn thiện các quy chế :

- Hoàn thiện các quy định về mô hình, quy chế hoạt động của các cở sở dạy nghề ngoài công lập, quy định trách nhiệm tài chính và trách nhiệm của các cở dạy nghề hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận và áp dụng cơ chế doanh nghiệp với các cơ sở dạy nghề hoạt động theo quy chế lợi nhuận. Quy định điều kiện, thủ tục chuyển tử loại hình công lập sang các loại hình ngoài công lập, thủ tục cổ phần hoá các cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp nhà nứơc.

- Thực hiện đơn giản các thủ tục hành chính trong việc thành lập các cơ sở dạy nghề ngoài công lập trên cơ sở quy định chặt chẽ, hướng dẫn chi tiết điều kiện thành lập, điều kiện đăng ký hoạt động và thực hiện cơ chế hậu kiểm.

- Xây dựng, ban hành các chuẩn đánh giá chất lượng, hệ thống kiểm tra, đánh giá và cấp văn bằng, chứng chỉ nghề.

Chuyển cơ chế hoạt động của các Cơ sở dạy nghề công lập sang cơ chế cung ứng dịch vụ :

- Chuyển cơ chế hoạt động của các cơ sở dạy nghề công lập đang hoạt động theo cơ chế sự nghiệp mang nặng tính hành chính bao cấp sang cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ công ích không bao cấp tràn lan và không nhằm lợi nhuận (gọi tắt là cơ chế cung ứng dịch vụ), có đầy đủ quyền tự chủ về tổ chức và quản lý, thực hiện đúng mục tiêu và nhiệm vụ, hạch toán đầy đủ chi phí, cân đối thu chi.

Đổi mới cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước dành cho dạy nghề:

- Nghiên cứu, xây dựng và từng bước thực hiện chính sách đấu thầu chỉ tiêu đào tạo do Tỉnh đặt hàng, khuyến khích các Cơ sở dạy nghề thuộc mọi thành phần kinh tế nếu có đủ điều kiện, được bình đẳng tham gia đấu thầu.

- Xây dựng cơ chế nhà nước hỗ trợ ban đầu có thời hạn cho các cơ sở dạy nghề công lập chuyển sang loại hình ngoài công lập, hỗ trợ khuyến khích các cơ sở dạy nghề ngoài công lập đăng ký hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận.

- Phần kinh phí Nhà nước hỗ trợ cho học nghề để thực hiện chính sách xã hội như : trợ cấp xã hội, học bổng chính sách, hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại không chuyển cho cơ sở dạy nghề mà chuyển về cho các Sở Lao động – Thương binh xã hội thống nhất quản lý để chi trả cho đối tượng học nghề trong các cơ sở dạy nghề thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn. Trên tinh thần đó, áp dụng chế độ học bổng, trợ cấp xã hội và miễm giảm học phí đối với học sinh

trong các cơ sở dạy nghề ngoài công lập như học sinh trong các cơ sở dạy nghề công lập và do ngân sách nhà nước cấp trực tiếp.

Chính sách huy động vốn, tín dụng và thuế

- Trên cơ sở đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách nhà nước đầu tư cho dạy nghề, có chính sách và biện pháp huy động sự đóng góp từ phía người sử dụng lao động thông qua việc thành lập “Quỹ Hỗ Trợ Học Nghề” do các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đóng góp.

- Ban hành các quy định về các cơ sở dạy nghề công lập hợp tác liên kết với địa phương, doanh nghiệp, cá nhân trong việc xây dựng cơ sở vật chất; và việc huy động vốn của các cơ sở dạy nghề ngoài công lập.

- Xây dựng chính sách bảo đảm lợi ích chính đáng, hợp pháp của các cá nhân, tập thể tham gia xã hội hoá; chính sách ưu đãi tín dụng từ quỹ hỗ trợ phát triển của nhà nước; có chính sách ưu đãi thuế đối với các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, nhất là các cơ sở hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận.

- Có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân người nước ngoài và người Việt sống ở nước ngoài đầu tư mở trường dạy nghề tại Vieọt Nam.

Về chính sách đất đai

- Trong quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội Tỉnh, cũng như quy hoạch phát triển dạy nghề phải có kế hoạch bố trí và ưu tiên tạo điều kiện đất đai để xây dựng các cơ sở dạy nghề công lập và cơ sở dạy nghề ngoài công lập trên địa bàn ở những vị trí thuận lợi phù hợp với yêu cầu xây dựng cơ sở dạy nghề và yêu cầu phát triển của địa phương.

- Thực hiện việc miễn tiền sử dụng đất, thuê đất cho các cơ sở dạy nghề ngoài công lập hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận. Công khai hoá, đơn giản hoá thủ tục giao đất, cho thuê đất.

Chính sách nhân lực

- Thực hiện chính sách bình đẳng về thi đua, khen thưởng, về công nhận các danh hiệu nhà nước, về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tiếp nhận, thuyên chuyển cán bộ từ Cơ sở dạy nghề công lập sang Cơ sở dạy nghề ngoài công lập và ngược lại.

- Ban hành chính sách đối với cán bộ giáo viên và cán bộ, viên chức nhà nước tham gia hành nghề trong các cơ sở dạy nghề ngoài công lập; quy định trách nhiệm của các Cơ sở dạy nghề ngoài công lập bảo đảm chất lượng và số lượng cán bộ, giáo viên cơ hữu; cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm phù hợp với quy mô và ngành nghề đào tạo, đảm bảo chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, viên chức.

- Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên của các cơ sở dạy nghề ngoài công lập; chính sách hỗ trợ các Cơ sở dạy nghề ngoài công lập tự đào tạo phát triển nhân lực, kể cà đào tạo ở nước ngoài và thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà quản lý nước ngoài đến làm việc ở Việt Nam.

- Có chính sách cụ thể về liên thông trong đào tạo từ công nhân kỹ thuật lên Trung cấp, Cao đẳng, Đại Học nhằm khuyến khích học viên tham gia học ngheà.

2.4.4. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông, thanh niên nông thoân

Theo số liệu khảo sát tại hai trường THPT Châu Thành và Trường THPT Ba Tri cho khối lớp 12 (khảo sát 400 em) về định hướng và ước muốn của các em trong tương lai và sự hiểu biết của các em về học nghề. Sử lý số liệu cho kết quả sau :

- Khoảng 55,5% muốn thi vào các Trường Cao đẳng, Đại học.

- Khoảng 15,8% thi vào các trường Trung cấp chuyên nghiệp.

- Khoảng 13,3 % ở nhà phụ giúp gia đình.

- Khoảng 10,2% có ý định học nghề.

- Khoảng 5,2% chưa có ý định cụ thể.

Qua số liệu trên, các em hiện nay đang là học sinh lớp 12 có ý định học nghề tương đối thấp, chứng tỏ học sinh phổ thông không được thông tin chính xác về đào tạo nghề và học nghề. Các em chỉ có cái nhìn phiến diện về học nghề như là không còn cách nào khác.

Theo thống kê của Sở Giáo dục Tỉnh Bến Tre thì hàng năm số học sinh tốt nghiệp THCS và THPT khoảng 31.500 em. Trong đó, học sinh tốt nghiệp PTTH khoảng 11.100 em. Số học sinh vào các trường Đại học, Cao Đẳng, Trung cấp tại TP.Hồ Chí Minh và các Tỉnh khác khoảng 2.700 em.

Số học sinh học tại các trường Cao đẳng, Trung học tại Tỉnh Bến Tre khoảng 1.400 em, như vậy chỉ tính riêng số các em tốt nghiệp THPT còn khoảng 7.000 em có nhu cầu học nghề hoặc tham gia lao động. Ngoài số học sinh nói trên, mỗi năm có khoảng 4.600 em học sinh tốt nghiệp PTCS không tiếp tục học PTTH. Như vậy nếu tính trung bình hàng năm có khoảng 11.600 em có nhu cầu học nghề hoặc tham gia lao động.

Chính nguồn lao động trẻ này góp phần rất lớn trong công cuộc xây dựng đất nước nhưng đây cũng là vấn đề khó khăn trong giải quyết việc làm. Khuyến khích học nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một yêu cầu cấp thiết hiện nay để đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề.

Để các em học sinh, thanh niên nông thôn có thể hiểu được tầm quan trọng của việc học nghề, các em cần có những thông tin chính xác về các ngành nghề, thông tin về thị trường lao động.

Muốn làm được điều này ngoài chính sách khuyến khích, hỗ trợ học viên học nghề cần phải tuyên truyền, giáo dục cho các em có cách nhìn đúng đắn về học nghề. Tạo mối liên kết giữa các trường PTCS, PTTH với các trường, cơ sở dạy nghề. Hàng năm, các Trường PTCS, PTTH tổ chức kết hợp với các Trường, Cơ Sở dạy nghề trực tiếp giới thiệu cho học sinh về các ngành học, khả năng tìm việc làm trong nghề học. Đối với thanh niên nông thôn không có điều kiện để đến lớp chính quy thì các tổ chức Đoàn thể liên kết với các Trường, Cơ sở dạy nghề để trực tiếp giới thiệu đến với các em. Ngoài ra cần

phải kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, giới thiệu tầm quan trọng của đào tạo nghề đến với xã hội.

2.4.5. Đào tạo nghề cho các đối tượng xã hội.

- Đào tạo nghề gắn với nhu cầu việc làm của người lao động, tận dụng các thiết bị hiện có để mở các ngành nghề may công nghiệp, sửa chữa điện tử, điện gia dụng, cơ khí, kỹ thuật nông – ngư nghiệp …

- Thông qua Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi, đào tạo nghề cho các đối tượng tập trung tại các trung tâm giáo dục lao động xã hội, trẻ em lang thang, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được học nghề để có công việc ổn định.

- Đào tạo nghề cho các đối tượng thuộc diện gia đình chính sách bao gồm: con liệt sỹ, con thương binh, con gia đình có công với cách mạng, bản thân là thương binh, bệnh binh, con hộ nghèo dược học nghề để có việc làm ổn định góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp tại địa phương.

Một phần của tài liệu Quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006 2020 (Trang 99 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)