Nâng Cao Chất Lượng Đào Tạo Nghề

Một phần của tài liệu Quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006 2020 (Trang 109 - 115)

Đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh cũng như của đát nước. Đào tạo nghề chúng ta không chỉ quan tâm về số lượng mà còn phải quan tâm về chất lượng đào tạo. Hiện nay đào tạo nghề vẫn còn nhiều tồn tại cần phải khắc phục, trong đó chất lượng đào tạo nghề vẫn còn thấp, học sinh học nghề ra trường chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Nội dung các kết cấu chương trình đào tạo nghề chậm được đổi mới phù hợp với ngành nghề hiện tại, thực hành trên những thiết bị cũ, lạc hậu so với tiến bộ khoa học kỹ thuật ảnh hưởng không nhỏ đối với học sinh học nghề ra đi làm. Giải pháp này nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề.

3.2. Nội dung của giải pháp

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị.

- Nâng cao năng lực đào tạo nghề.

- Tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực cho đào tạo nghề.

- Nâng cao năng lực và kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại địa phương.

- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề và thông tin về thị trường lao động.

3.2.1. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Hoàn thiện các phòng học lý thuyết, thực hành đúng tiêu chuẩn. Các cơ sở đào tạo phải có thư viện, khu giải trí, nhà ở cho học viên …

- Thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo phải phù hợp với thực tế sản xuất.

Tránh trường hợp phải đào tạo lại trước khi giao việc.

- Áp dụng công nghệ tiên tiến vào giảng dạy, nhất là áp dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ trong học tập, tăng thời gian thực hành, giảm thời gian học lý thuyết.

3.2.2. Nâng cao năng lực đào tạo.

3.2.2.1. Xây dựng hoàn thiện chương trình, giáo trình.

- Căn cứ vào ngành nghề, trang bị kỹ thuật và công nghệ, xem xét lại chương trình, giáo trình đào tạo hiện có để bổ sung cho hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn.

- Xây dựng mô hình liên thông giữa các cấp học công nhân kỹ thật – trung học – cao đẳng – đại học.

3.2.2.2. Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ, bền vững giữa cơ sở đào tạo nghề với các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh :

Tạo điều kiện tốt cho học viên có cơ hội tham gia thực tập – sản xuất, học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận được các thiết bị tiên tiến đồng thời đây cũng là nơi tiếp nhận lao động có nhu cầu việc làm sau đào tạo.

- Nắm được nhu cầu và khả năng sử dụng lao động thực tế tại các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp để có kế hoạch đào tạo ngành nghề cho phù hợp.

- Phối hợp trong việc xây dựng giáo trình, chương trình đào tạo nghề cho phù hợp với đối tượng lao động doanh nghiệp.

- Phối hợp tổ chức bồi dưỡng nâng bậc nghề, tập huấn nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cho lao động.

3.2.2.3. Kiểm định chất lượng

- Căn cứ vào khả năng làm việc của học viên tại các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp để làm tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng đào tạo của cơ sở dạy nghề.

- Cơ quan quản lý đào tạo nghề hàng năm có kế hoạch tổ chức các đợt thi nghề cấp cơ sở nhằm khuyến khích học viên giỏi, đồng thời đánh giá được chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề.

3.2.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề

- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo , Sở Nội vụ thống kê số lượng học sinh, sinh viên đang theo học ở các trường đại học, Cao đẳng để có kế hoạch chọn lựa, đào tạo bổ sung về ngành nghề và bố trí hợp lý vào công tác dạy nghề.

- Đối với các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp và các làng nghề truyền thống của Tỉnh có kế hoạch bồi dưỡng và phát huy tay nghề của công nhân kỹ thuật bậc cao, những nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất vào việc truyền nghề dạng kiềm cặp, thực hành.

- Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên dạy nghề.

- Bồi dưỡng kiến thức, tham gia hội thảo, hội giảng, tham quan học tập kinh nghiệm ngoài tỉnh để tiếp cận kiến thức, trang thiết bị tiên tiến nhằm vận dụng vào công tác giảng dạy.

3.2.3. Tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực cho đào tạo nghề.

- Tranh thủ ngân sách nhà nước từ nguồn Trung ương.

- Ngân sách địa phương đầu tư cho công tác đào tạo nghề là chính. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện cần có sự đóng góp của các nguồn

lực khác như : doanh nghiệp có sử dụng lao động làm việc, người học, các nhà đầu tư trong nước…

- Các tổ chức tự nguyện quốc tế, các chương trình viện trợ nhân đạo, các nguoàn voán ODA, FDI …

3.2.4. Nâng cao năng lực và kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại địa phương.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại địa phương, nhất là quản lý chặt chẻ về tình hình hoạt động của cơ sở dạy nghề có liên quan đến chất lượng đào tạo, quy chế tuyển sinh, thi cử, giáo trình, chương trình, tiêu chuẩn giáo viên, văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp…

3.2.5. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề và thông tin về thị trường lao động.

Các trường, trung tâm dịch vụ việc làm của Tỉnh, trung tâm dạy nghề, các cơ sở dạy nghề tư thục phát huy hết chức năng nhiệm vụ, đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường lao động, nhu cầu sử dụng lao động, ngành nghề để có kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

KẾT LUẬN

Nguồn nhân lực được xem là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển đất nước. Chất lượng lao động ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Để công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước cần có một đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, dịch chuyển cơcấu lao độngtừ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ.

Trong xu thế hiện nay, cùng với việc đổi mới kỹ thuật, công nghệ, kỹ thuật cao và thay thế lao động chân tay bằng dây chuyền sản xuất hiện đại, các doanh nghiệp cần công nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật, học hỏi nhanh, ứng dụng thành thạo công nghệ mới. Chính vì thế cần có quy hoạch cụ thể mạng lưới dạy nghề để đáp ứng nhu cầu lao động của nền kinh tế và cần đổi mới phương pháp, chương trình, giáo trình giảng dạy và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Quy hoạch mạng lưới dạy nghề đến năm 2020 là quy hoạch mở, tuỳ theo tình hình phát triển kinh tế xã hội, tốcđộ phát triển, đầu tư của các khu công nghiệp, nhu cầu học nghề đểtạoviệc làm hoạc tựtạo việc làm của người lao động. Quy hoạch trên cần được bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế.

KIẾN NGHỊ

1. Đối với UBND TỉnhBến Tre

- Cầntăng ngân sách đầu tư cho đào tạonghề, ưu tiên cho TrườngKỹnghệ Bến Tre, 2 Trung tâm dạy nghề trong điểm là Ba Tri và Mỏ Cày có trang thiết bị, nhà xưởng đủ đáp ứng nhu cầu đào tạo. Hướng tới nâng cấp Trung tâm dạy nghềhuyệnMỏ Cày thành trườngnghề khu vực.

- Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội trong và ngoài tỉnh, nước ngoài nhằm huy động tối đa nguồn lực đóng góp vào công tác đào tạo nghề. Cần có chính sách hỗ trợ để các đơn vị vay vốn đầu tư trang thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật. Ưu tiên giao đất, miễn thuế cho các tổ chức, cá nhân có khả năng đầu tư mở các trường nghề, Trung tâm dạy nghề hoặc tham gia công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành các chính sách miễn giảm học phí học nghề và giải quyết việc làm cho đối tượng chính sách ổn định lâu dài. Nhất là lao động thuộc khu vực nông thôn.

- Cần ban hành các chính sách đãi ngộ đối với các giáo viên dạy nghề, có chính sách khuyến khích đối với các sinh viên tại các trườg Cao Đẳng, Đại học ngoài tỉnh về công tác tại địa phương.

- Thành lập trung tâm thông tin về thị trường lao động của tỉnh để nắm bắt, xử lý kịpthời các thông tin về thị trường lao động nhằm có kế hoạch đào tạonghề cho phù hợp.

2. Đốivới Bộ Lao động – TBXH, TổngCụcDạy nghề

- Đề nghị sớm ban hành hệ thống các chỉ tiêu, quy chuẩn về trường nghề, trung tâm dạy nghề trên phạm vi cả nước.

- Cần có chương trình, giáo trình chuẩn hoặc các tiêu chí xác định bậc thợ kỹthuật

Một phần của tài liệu Quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006 2020 (Trang 109 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)