Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

1.2 Qui định của pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

1.2.3 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Căn cứ theo chương III của Nghị định số 102/2014/NĐ-CP về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thanh tra chuyên ngành đất đai (thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ; Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ; Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai).

1.2.3.1 Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

- Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai gồm các quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 5.000.000 đồng;

+ Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

- Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai gồm các quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 50.000.000 đồng;

+ Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; buộc làm thủ tục đính chính Giấy chứng nhận bị sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung; buộc hủy bỏ giấy tờ giả liên quan đến việc sử dụng đất; buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền do vi phạm.

- Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai gồm các quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

+ Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; buộc làm thủ tục đính chính Giấy chứng nhận bị sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung; buộc hủy bỏ giấy tờ giả liên quan đến việc sử dụng đất; buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền do vi phạm.

1.2.3.2 Thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành đất đai

- Đối với thẩm quyền của Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai gồm các quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 500.000 đồng;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 500.000 đồng;

+ Á p dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

- Đối với Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai gồm các quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 50.000.000 đồng;

+ Á p dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; buộc làm thủ tục đính chính Giấy chứng nhận bị sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung; buộc hủy bỏ giấy tờ giả liên quan đến việc sử dụng đất; buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền do vi phạm.

- Đối với Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai gồm các quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 250.000.000 đồng;

+ Á p dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; buộc làm thủ tục đính chính Giấy chứng nhận bị sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung; buộc hủy bỏ giấy tờ giả liên quan đến việc sử dụng đất; buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền do vi phạm.

- Đối với Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai gồm các quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

+ Á p dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; buộc làm thủ tục đính chính Giấy chứng nhận bị sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung; buộc hủy bỏ giấy tờ giả liên quan đến việc sử dụng đất; buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền do vi phạm.

1.2.3.3 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác - Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.

- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.

- Trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

1.2.3.4 Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính Người có thẩm quyền lập biên bản gồm:

- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã, huyện, tỉnh; Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ; Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ; Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai; và những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác.

- Công chức, viên chức thuộc các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)