CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀ NH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI VÀ KIẾN NGHỊ
2.2 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Nhiều cuộc thanh tra có tình tiết phức tạp cần phải xác minh hoặc liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, cần có thời gian để trích lục các tài liệu cũ hoặc có những cuộc thanh tra có nội dung liên quan đến chuyên môn về kỹ thuật chuyên ngành nên cần tham vấn ý kiến của các nhà chuyên môn (như: đo đạc bản đồ, nghĩa vụ tài chính, đền bù giải phóng mặt bằng,...).
Trên thực tế còn rất nhiều trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nhưng chưa được thanh tra, kiểm tra, phát hiện để xử phạt vi phạm. Có rất nhiều trường hợp các tổ chức vi phạm đã thực hiện nhiều hợp đồng cho thuê và thực hiện hành vi vi phạm trong nhiều năm mới bị cơ quan phát hiện. Một số trường hợp phát sinh khi các tổ chức vi phạm bị xử phạt không còn khả năng nộp tiền phạt và số tiền bất hợp pháp. Như vậy gây ảnh hưởng, thất thoát ngân sách của nhà nước.
2.2 KIẾN NGHỊ HOÀ N THIỆN QUY ĐỊNH PHÁ P LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
2.2.1 Kiến nghị về luật và thực tiễn áp dụng pháp luật
Thực tế khi áp dụng thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, gây khá nhiều khó khăn và áp lực cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Cho nên cần nghiên cứu, thay đổi thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho phù hợp. Để tránh những trường hợp không hay xảy ra.
Cần bổ sung thêm giải thích thuật ngữ (tự ý, sử dụng đất không đúng mục đích, ...) để tránh những nhầm lẫn, gây khó hiểu cho người vi phạm. Trường hợp người sử dụng đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất vào mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp (đất sản xuất, kinh doanh – làm cửa hàng trưng bày,...) theo Luật Đất đai năm 2003 nhưng hiện nay sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp (đất thương mại dịch vụ - làm văn phòng) theo Luật Đất đai năm 2013. Cho nên cụm từ “sử dụng đất không đúng mục đích” nêu chưa rõ như thế nào là sử dụng không đúng mục đích.
Căn cứ Điều 64 Luật Đất đai 2013 có quy định những trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai. Ví dụ tại điểm a khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định “trường hợp thu hồi đất do sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm”. Trong khi đó, Nghị định
102/2014 NĐ-CP không có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai (đặc biệt là hành vi sử dụng đất không đúng mục đích). Do đó, cần bổ sung quy định xử phạt hành chính đối với các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.
Hiện nay, xuất hiện nhiều tình trạng các tổ chức sử dụng đất cho thuê lại mặt bằng theo hình thức hợp đồng có tên gọi là hợp đồng liên doanh, liên kết hợp tác đầu tư thay vì ký hợp đồng có tên gọi là hợp đồng cho thuê nhà xưởng, nhà kho, mặt bằng. Trường hợp trên nhằm tránh bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, trong hợp đồng thể hiện cùng sử dụng mặt bằng để phân chia lợi nhuận nhưng bản chất là cho thuê mặt bằng. Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải được thực hiện theo quy định. Do đó, cần bổ sung quy định và hướng dẫn cụ thể hơn đối với trường hợp này.
2.2.2 Kiến nghị về con người
Đối với người xử phạt vi phạm hành chính:
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để khắc phục khó khăn, vướng mắc, hạn chế nhằm tăng cường phát hiện và xử phạt dứt điểm các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai nhằm chấn chỉnh, tăng cường quản lý nhà nước về đất đai; góp phần nâng cao hiệu lực pháp luật đất đai, ngăn chặn, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật đất đai trên phạm vi cả nước;
- Xây dựng đề án nhân sự, xây dựng kế hoạch để tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ. Tăng cường năng lực thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đất đai để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai. Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ cơ quan được nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ cũng như bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của cán bộ công chức trực tiếp tham gia công tác giải quyết liên quan đến xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước đối với một số đối tượng chủ yếu đang có nhiều vi phạm, gây bức xúc, tác động tiêu cực đến quản lý nhà nước về đất đai;
- Thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm, hoàn thiện chính sách pháp luật, tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Đối với các cá nhân, tổ chức: tuyên truyền, giáo dục pháp luật đất đai, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân người sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai; góp phần nâng cao hiệu lực pháp luật đất đai hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật đất đai.