Những vướng mắc trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀ NH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI VÀ KIẾN NGHỊ

2.1 Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

2.1.2 Những vướng mắc trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Tại quận Tân Bình, khu đất cạnh sân bay Tân Sơn Nhất thuộc tài sản của Bộ Quốc phòng. Bộ Quốc phòng đã cho tập đoàn Him Lam thuê đất 50 năm để xây tổ hợp khu đất giải trí sân golf. Theo quy hoạch của sân golf gồm diện tích đất sân golf và các công trình phụ trợ là 132 ha (trong đó đất khu nhà cho thuê căn hộ, biệt thự chiếm tổng diện tích 9,75 ha; tổng diện tích khu khách sạn, nhà hàng và trường học chiếm 7 ha; phần còn lại làm sân golf).

Dự án khu dân cư gia đình quân nhân (phường 15, quận Tân Bình, TP.HCM) rộng gần 6 ha, trước đây là đất quốc phòng, khu vực gần sân bay Tân Sơn Nhất, của sư đoàn 367 và 370 được Bộ Quốc phòng cho phép Bộ Tư lệnh Phòng không không quân chuyển mục đích đất quốc phòng sang nhà ở cho quân nhân. Nhưng được các trung tâm môi giới bất động sản rao bán rầm rộ, mặc dù chưa có giấy phép xây dựng.

Cả hai trường hợp này đều thuộc tài sản của Bộ Quốc phòng, đất này là đất quốc phòng nhàn rỗi để phát triển kinh tế lấy nguồn ngân sách củng cố quốc phòng, các doanh trại quân đội. Và sẽ thu hồi nếu có nhu cầu phục vụ quốc phòng và khi có lệnh của cấp trên. Việc Bộ Quốc phòng lấy đất cho doanh nghiệp thuê cần xem xét lại việc cho thuê có tuân thủ đúng pháp luật đất đai không.

Giả sử, trước đây giao khu đất này cho Bộ Quốc phòng để thực hiện mục đích quốc phòng. Khi căn cứ theo Luật Đất đai thì việc chuyển mục đích sử dụng đất phải có sự xin phép. Trường hợp này, chưa có quy định pháp luật cụ thể cơ quan nào xem xét việc chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất công vào mục đích cho thuê.

Đối với dự án khu dân cư gia đình quân nhân với quy mô dự kiến 2.800 người gồm khu nhà ở liên kế có sân vườn với 132 căn, tổng diện tích hơn 12.300 m2; khu nhà ở biệt thự song lập có 46 căn, tổng diện tích 8.400 m2; khu nhà ở chung cư xây cao tối đa 12 tầng với 830 căn hộ. Về mặt pháp lý, dự án chưa được cấp phép bán nhà trong tương lai và chưa được cấp phép xây dựng. Nhưng trên thực tế đã được xây dựng và rao bán rộng rãi. Trong đó, trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh là rà soát theo quy hoạch, mục đích sử dụng đất. Đối với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ quản lý về quy hoạch và tư vấn giá đất. Khu đất làm dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

Qua hai trường hợp cụ thể tại quận Tân Bình, quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định 102/2014 NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai còn xuất hiện những hạn chế và vướng mắc như sau:

Thứ nhất, chưa quy định chi tiết, cụ thể đối với trường hợp cho thuê đất công, chuyển mục đích sử dụng đất công.

Thứ hai, quy định về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai chưa phù hợp.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, thì “người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính”. Nhưng với cơ quan hành chính nhà nước, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản có các ngày rơi vào ngày nghỉ thì việc cơ quan chuyên môn hoàn chỉnh hồ sơ xử phạt chuyển giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh để ra quyết định xử phạt sẽ không bảo đảm thời gian.

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được tính từ ngày lập biên bản, sau đó bao gồm: thời gian xác định được có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; người có thẩm quyền nhận được vụ việc và áp dụng quy phạm pháp luật vào vụ việc để đưa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay không đưa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Một số nơi có phạm vi đất đai khá rộng gây ảnh hưởng không nhỏ đến thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Ngoài ra, còn do những trường hợp cản trở, chống đối, bất hợp tác của đối tượng vi phạm thể hiện thông qua rất nhiều thủ đoạn tinh vi như: không cung cấp, cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin tài liệu, tẩu tán, tiêu hủy chứng cứ, cố tình kéo dài thời gian làm việc, hoặc tạo ra nhiều khó khăn, cản trở hoạt động của thanh tra, kiểm tra.

Nhưng những hành vi này không bị xử lý hoặc không xử lý được do thiếu chế tài. Vì vậy làm cho hoạt động thanh tra gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến thời hạn ra quyết định xử phạt của người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Thứ ba, Nghị định số 102/2014/NĐ-CP có nhiều thuật ngữ gây khó hiểu, nhầm lẫn cho người vi phạm.

Cần giải thích rõ thuật ngữ “tự ý” có phải là “không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép” hay không? Trong thực tế, người dân cho rằng tài sản trên đất đã

được xác định giá trị tài sản tại thời điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nên tài sản trên đất là hợp pháp. Khi xác định cổ phần hóa thì tài sản trên đất đã được công nhận hợp pháp từ cơ quan có thẩm quyền như Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân. Việc xử lý đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa về “tự ý” là không hợp lý. Có rất nhiều trường hợp tương tự xảy ra và bị xử phạt hành chính về hành vi tự ý cho thuê tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hằng năm (Điều 19 Nghị định 102/2014 NĐ-CP).

Theo quy định của pháp luật, phần tài sản trên đất phải được đăng ký trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước khi thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm. Một phần do sự hiểu biết pháp luật của một số cá nhân, tổ chức còn hạn chế, tuyên truyền pháp luật về đất đai chưa được phổ biến rộng rãi. Nên gây ra nhiều trường hợp khiếu nại, khởi kiện không đáng có, ảnh hưởng đến tình hình thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính.

Nhiều trường hợp khiếu nại xảy ra, đặc biệt là lĩnh vực đất đai luôn có tỉ lệ cao hơn so với các lĩnh vực khác. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này một phần là do chính sách pháp luật về đất đai đã được sửa đổi để giải quyết những vấn đề vướng mắc nhưng chưa giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nhà nước, chủ đầu tư và người sử dụng đất. Một số vụ việc kéo dài, chính sách nhà nước thay đổi không còn phù hợp dẫn đến bức xúc của người dân.

Những nguyên nhân trên gây mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa nhà nước và người dân ngày tăng cao. Một số vấn đề phổ biến là việc đơn đã được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nhưng người vi phạm vẫn không đồng ý với nội dung giải quyết và khiếu nại.

Các trường hợp này vẫn không cung cấp được những tình tiết mới, số lượng đơn này tiếp tục được các cơ quan tiếp nhận đơn, đề nghị kiểm tra, xem xét và trả lời cho người khiếu nại đã làm cho số lượng đơn phải giải quyết tăng cao và mất nhiều thời gian giải quyết.

Có một số trường hợp khác, người dân đi khiếu nại không được giải quyết theo ý của họ đã có hành vi quá khích hoặc quay sang tố cáo cán bộ, cơ quan có thẩm quyền.

Thứ tư, hoạt động của người xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai chưa được phát huy hiệu quả.

Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân thành phố cũng như sự phối hợp của các đơn vị có liên quan, kết quả thanh tra qua các năm 2016, 2017 có sự chuyển biến tích cực, phát hiện và xử phạt kịp thời nhiều hành vi vi

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)