Do một số loại vi khuẩn ở trên da có tác động tăng tiết, ứ đọng bã nhờn gây nên hiện tượng bã nhờn do đó mụn ngày càng phát triển. Một số loại vi khuẩn hay gặp là Propionibacterium acnes, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella, Staphylococcus aureus, E.coli, Corynebacterium acnes,... Các lọai vi khuẩn này bình thường có thể có trên da người nhưng nếu gặp ở người có hiện tượng tăng tiết bã nhờn và tích tụ bã nhờn thì các vi khuẩn này rất dễ phát huy tác dụng tức là phối hợp gây nên mụn trứng cá
1.3.1 Staphyllococcus aureus
Staphylococcus aureus do Robert Koch phát hiện năm 1878 sau khi thực hiện phân lập từ mủ ung nhọt.
Năm 1880 Louis Pasteur cũng đã thực hiện tiến hành phân lập và nghiên cứu về Staphylococcus aureus.
21
Hình 1.10. Staphyllococcus aureus
Staphylococcus aureus là vi khuẩn Gram dương, hình cầu đường kính 0,5 - 1,5 àm, cú thể đứng riờng lẻ nhưng thường tạo từng chựm giống chựm nho, khụng di động, không sinh bào tử. Staphylococcus aureus thường cư trú trên da, niêm mạc, đường ruột các động vật máu nóng .
Staphylococcus aureus là vi khuẩn kỵ khí tùy nghi, phát triển dễ dàng trên môi trường nuôi cấy thông thường. Phát triển được ở nhiệt độ 10 - 45°C, mọc tốt ở 37°C, pH thích hợp là 7,0 - 7,5 [41].
Ở môi trường canh thang thì sau 5 - 6 giờ làm đục môi trường, sau 24 giờ thì làm đục rõ, để lâu có thể lắng cặn [41].
Ở môi trường thạch, khuẩn lạc tròn lồi, bóng láng, đường kính khoảng 1 - 2 mm, có thể màu vàng đậm, màu vàng cam hoặc màu trắng [41].
Ở môi trường thạch máu, tụ cầu vàng phát triển nhanh, làm tan máu hoàn toàn. Tụ cầu vàng tiết ra năm loại dung huyết tố (hemolysin): α, β, γ, δ, ε [41].
22
Coagulase do S. aureus sinh ra có khả năng làm đông huyết tương người và động vật khi đã được chống đông. Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt tụ cầu vàng với các tụ cầu khác. Coagulase có ở tất cả các tụ cầu vàng [41].
Coagulase có hai loại: một loại tiết ra môi trường (coagulase tự do), một loại bám vào vách tế bào (coagulase cố định) [41].
Staphylococcus aureus cho phản ứng catalase dương tính, lên men được nhiều loại đường như: mannitol, glucose, lactose, mannose, sucrose, levulose, manit.
Tụ cầu vàng có khả năng đề kháng với nhiệt độ và hóa chất cao hơn các vi khuẩn không sinh bào tử khác. Nó bị tiêu diệt ở 80°C trong 1 giờ, 100°C trong 1 - 2 phút, có thể sống ở môi trường có nồng độ NaCl cao (15%), có thể tồn tại ngoài môi trường khô ráo 4 - 5 tháng.
Vi khuẩn tụ cầu vàng gây bệnh bằng cách gây tổn thương trực tiếp lên các cơ quan như:
Da: nhọt da, áp xe, viêm mô tế bào.
Hô hấp: viêm khí quản, viêm phổi hoại tử, áp xe phổi biến chứng tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, tràn khí dưới da, tràn mủ màng phổi
Tim: viêm nội tâm mạc, tràn mủ màng tim.
Màng não: viêm màng não mủ.
Xương: cốt tủy viêm, viêm khớp
Máu: nhiễm trùng máu hoặc gây bệnh bằng cách gián tiếp tiết ra các độc tố gây viêm da tróc vẫy hoặc hội chứng sốc độc tố [41].
23
1.3.2 Pseudomonas aeruginosa
Hình 1.11. Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa
Pseudomonas spp. là vi khuẩn Gram âm, hình que, có khả năng di động, không sinh bào tử.
Pseudomonas có thể tìm thấy ở nhiều môi trường khác nhau như: đất, nước, trên cây và trong các động vật. Là vi khuẩn dị dưỡng, không lên men, linh họat về dinh dưỡng [42].
P. aeruginosa là vi khuẩn điển hình của chi Pseudomonas. P. aeruginosa là một tác nhân gây bệnh cơ hội có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là ở những người suy giảm miễn dịch, những người bị bỏng nặng, đái tháo đường hoặc xơ nang. P. aeruginosa có thể chiếm khoảng 10% tất cả các bệnh viện gây nhiễm trùng, đặc biệt là viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng vết thương phẫu thuật và nhiễm trùng máu [42].
P. aeruginosa kháng được nhiều loại kháng sinh, một số kháng sinh có hiệu quả với P. aeruginosa như: ceftazidime, ticarcillin, piperacillin, gentamicin, ciprofloxacin,… [42].
24
1.3.3 Escherichia coli ( E.coli )
E. coli là vi khuẩn Gram õm, hỡnh que, kớch thước trung bỡnh 0,5 àm x 1 - 3 àm, di động bằng tiờm mao, khụng sinh bào tử, thường được tỡm thấy trong đường ruột của người và các động vật máu nóng [40].
E. coli phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường, là vi khuẩn hiếu khí hoặc kỵ khí tùy nghi, có thể sống ở nhiệt độ 10 - 46°C, pH 5,5 - 8.
Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp là 37°C, pH thích hợp là 7 - 7,2 [41].
Môi trường canh thang: Nuôi cấy sau 3 - 4 giờ vi khuẩn phát triển làm đục nhẹ môi trường, sau 2 ngày trên mặt môi trường có váng mỏng, những ngày sau vi khuẩn lắng xuống đáy ống [41].
Môi trường thạch thường: Nuôi cấy sau 8 - 10 giờ có thể nhìn thấy khuẩn lạc riêng rẽ, qua kính phóng đại, khuẩn lạc to dần, tròn lồi, hơi phồng, mặt nhẵn, bờ đều, đường kính khoảng 1,5 mm. Những ngày sau, khuẩn lạc chuyển thành màu xám xanh, giữa đục xám. Có thể thấy khuẩn lạc dạng R (xù xì) và M (nhầy) [41]
Môi trường thạch EMB: E. coli có khuẩn lạc tròn, hơi lồi, bóng, có ánh kim tím [41].
25
E. coli lên men nhiều loại đường như glucose, galactose, lactose, xylose, ramnose,…sinh acid và sinh hơi; indol dương tính, methyl đỏ dương tính, Voges Proskauer âm tính, citrat âm tính, urease âm tính, H2S âm tính [41].
E. coli đề kháng yếu, bị tiêu diệt bởi nhiệt độ 55°C trong 1 giờ, 60°C trong 30 phút và chết ngay ở 100°C. Tuy nhiên, ở môi trường bên ngoài các chủng E. coli độc có thể tồn tại tới 4 tháng [41].
Bình thường E. coli sống trong ruột người không gây bệnh. Khi cơ thể suy yếu một số chủng trở nên gây bệnh. E. coli không những gây bệnh đường ruột như tiêu chảy, kiết lỵ mà còn có thể gây một số bệnh khác như viêm đường tiết niệu, viêm gan, viêm phế quản, viêm màng phổi,…
E. coli O157:H7 là chủng vi khuẩn gây tiêu chảy phổ biến. Ở vài bệnh nhân vi khuẩn này có thể gây rối loạn máu và suy thận, thậm chí dẫn đến tử vong.
Chúng ta có thể bị nhiễm E. coli qua tiếp xúc hay phơi nhiễm với phân người và phân động vật, kể cả gia cầm vì thỉnh thoảng phân người và động vật xâm nhập vào ao, hồ, sông hay nói chung là nguồn nước sinh hoạt. Vi khuẩn có thể lan truyền từ người sang người, thông thường qua người không rửa tay sau khi đi vệ sinh. E.
coli cũng có thể lan truyền từ tay đến các vật dụng trong nhà.