Mụn trứng cá là một bệnh lý thường gặp với lưu hành khoảng trên 80 – 90%
trong độ tuổi dậy thì và cũng thường thấy sau độ tuổi thanh thiếu niên, người lớn trẻ, có khi kéo dài đến tuổi trung niên.
Mụn trứng cá là tình trạng viêm nhiễm ở nang lông tuyến bã, liên quan tới sự tăng tiết bã nhờn và sự hình thành nhân trứng cá.
Các tổn thương được hình thành do sự tăng tiết chất bã nhờn bị ứ đọng trong các nang lông bởi tình trạng bít tắc sự lưu thông của tuyến bã, đi kèm với tình trạng viêm nhiễm, thông qua sự phát triển của các vi trùng sinh mụn trong các đơn vị
26
nang lông tuyến bã [36].
1.4.2 Sinh bệnh học của mụn trứng cá
Hình 1.13. Cơ chế gây bệnh trứng cá
Có nhiều yếu tố gây mụn trứng cá nhưng có 4 nhân tố chính:
Tăng sinh thượng bì nang lông:
Biểu mô của phần trên nang lông, vùng phễu, bắt đầu tăng sừng với gia tăng sự kết dính các tế bào sừng. Nút này gây nên chảy xuôi dòng các khối chất sừng, chất bã, vi khuẩn đến tích tụ tại nang lông, làm dãn phần trên của nang lông, tạo thành các cồi mụn nhỏ.
Sự sản xuất quá nhiều chất bã:
Bệnh nhân mụn trứng cá sản xuất nhiều chất bã hơn người không bị mụn trứng cá. Cùng với sự hiện diện của một loại vi khuẩn trong bệnh mụn trứng cá là Propionibacterium acnes, gây nên hiện tượng viêm và tạo thành cồi mụn.
Các nội tiết tố androgen:
Ảnh hưởng trên sự sản xuất chất bã, bằng cách kết hợp và ảnh hưởng lên hoạt tính của các tế bào bã tương tự như tác động trên các tế bào sừng ở phễu nang lông.
Hiện tượng viêm:
Các cồi nhỏ liên tục giãn nở do sự tập trung dày đặc chất sừng, chất bã, vi khuẩn
27
vào trong lớp bì gây nên đáp ứng viêm. Vai trò của Propionibacterium acnes.
P.acnes giữ vai trò tác động trong tiến trình viêm, đây là một trực khuẩn Gram (+), yếm khí và hiếu khí nhẹ [39].
1.4.3 Các yếu tố liên quan đến sinh bệnh học mụn trứng cá
Các cá thể có nguy cơ cao phát triển mụn trứng cá bao gồm những người mang gen có nhiễm sắc thể XYY hoặc có các rối loạn nội tiết như hội chứng buồng trứng đa năng, cường androgen, tăng cortisol máu và dậy thì sớm. Những bệnh nhân này thường có mụn trứng cá nặng và không đáp ứng với các điều trị tiêu chuẩn.
Các dạng mụn trứng cá
Hình 1.14. Các dạng mụn trứng cá Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh
Xảy ra vào khoảng trên 20% trẻ sơ sinh khỏe mạnh.
Tổn thương thường xuất hiện vào khoảng 2 tuần tuổi và mất đi hoàn toàn trong vòng 3 tháng. Tổn thương căn bản là các sẩn hồng ban nhỏ ở mặt và cổ, thường thấy vắt ngang qua cầu mũi và ở hai gò má, không có hiện diện cồi mụn.
Bệnh còn gọi là “bệnh mụn mủ ở đầu của trẻ sơ sinh”.
Mụn trứng cá ở trẻ nhỏ:
Xuất hiện ở độ tuổi 3 – 6 tháng và thường có sự hiện diện của cồi mụn. Sẩn, mụn mủ, nốt có thể cũng xuất hiện ở mặt và sẹo có thể xảy ra cho dù bệnh nhẹ.
Mụn trứng cá thông thường: Đa số trường hợp khởi phát tổn thương quanh độ tuổi dậy thì. Một số trường hợp khác có thể thấy từ tuổi sơ sinh hoặc trẻ nhỏ.
Cường androgen được nhận thấy ở các bệnh nhân nữ mà họ có mụn trứng cá
28
nặng, khởi phát đột ngột, hoặc phối hợp với rậm lông hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Các tổn thương dạng cồi mụn là các tổn thương sớm của mụn trứng cá, không có hiện tượng viêm.
Gồm 2 loại: cồi đóng và cồi mở
Cồi đóng (mụn đầu trắng) là tổn thương ở nang lông phẳng hoặc hơi nhô lên, màu sắc như da thường.
Cồi mở (mụn đầu đen) là các tổn thương hơi nhô lên, trung tâm nang lông có màu đen do nêm chặt chất sừng và lipid.
Mụn trứng cá ác tính.
Còn gọi là mụn trứng cá loét và sốt cấp tính. Khởi phát đột ngột, nặng, thường gây loét, sốt, viêm đa khớp. Bệnh hiếm gặp, thường thấy ở nam giới trẻ có tiền căn mụn trứng cá.
Hình ảnh lâm sàng giống như mụn trứng cá cụm, có rất nhiều các nốt viêm trên thân mình, lưng, ngực, không có ở mặt.
Các nốt lớn hoặc các mảng viêm, tạo thành các vết loét đau với bờ nhô cao bao quanh các mảng hoại tử xuất tiết, lành để lại sẹo. Các nốt hồng ban tân sinh mạch máu có thể nhìn thấy.
Bệnh nhân có mụn trứng cá ác tính và viêm nang lông dạng mụn trứng cá có thể có viêm xương - tủy xương đa ổ vô trùng [39].
1.4.4 Điều trị
Việc điều trị mụn trứng cá cần áp dụng các nguyên tắc:
- Kiêng ngọt, giảm chất béo.
- Tôn trọng cấu trúc da. Không cắt, lể, nặn mụn không đúng phương pháp.
- Tránh sử dụng mỹ phẩm, corticoid bôi.
- Vệ sinh da, sạch, thoáng.
- Không dùng kem trộn, các loại kem có chứa chất corticoid để bôi lên mặt vì có nhiều biến chứng độc hại.
29
- Tránh lo âu, thức khuya, mất ngủ.
- Chế độ ăn cần hạn chế đường, mỡ. Nên ăn nhiều rau, trái cây ít ngọt, tập thể dục thể thao đều đặn, chế độ làm việc không quá căng thẳng sẽ góp phần hạn chế sự bùng phát các tổn thương mụn trứng cá và cải thiện chức năng của da [39].