Kiến nghị đăng ký doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thủ tục thành lập và đăng kí doanh nghiệp lý luận và thực tiễn (Trang 46 - 57)

2.3. Kiến nghị thủ tục thành lập và đăng ký doanh nghiệp

2.3.2. Kiến nghị đăng ký doanh nghiệp

Kiến nghị về tên DN:

Quy định triệt để các trường hợp cấm đặt tên. Đưa ra các tiêu chí cụ thể về những quy định chung như quy định về “khiếm nhã” …

Kiểm soát chặt chẽ vấn đề đặt tên của các văn phòng đại diện, chi nhánh tránh gây nhầm lẫn đối với hàng. ví dụ chi nhánh CTCP Hoàng Anh hay chi nhánh TP HCM – công ty ABC…

Thống nhất áp dụng pháp luật quy định về đặt tên DN, nhất là đối với các cán bộ, công chức, viên chức tránh trường hợp làm việc cảm tính, gây khó dễ đối với DN.

Kiến nghị về thủ tục ĐKDN:

Cần phải đặt ra mục tiêu rõ ràng cho năm 2018, chuyển đổi phương thức quản lý nhà nước, từ tiền kiểm sang hậu kiểm; đơn giản hóa thủ tục ĐKDN qua con đường CTTQG, Cổng thông tin dịch vụ công Quốc gia và hệ thống thông tin một cửa điện tử từ cấp bộ, cấp tỉnh nhằm kết nối cơ sở dữ liệu Quốc gia về ĐKDN…

Nâng cao nền kinh tế tư nhân, khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi sang DN trong trường hợp đáp ứng đủ điều kiện, để làm được điều đó cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính quá rườm rà, đồng thời mở rộng công tác tuyên truyền phải mạnh mẽ đến người dân về ưu điểm nổi bật khi thực hiện chuyển giao, tiến hành các biện pháp khuyến khích người dân như giảm phí, lệ phí chuyển đổi...

Xây dựng hệ thống chuyên biệt về thành lập, ĐKDN để hạn chế khối lượng công việc cho cơ quan đăng ký, giảm thiểu thời gian và tiền bạc cho DN.

Kiến nghị về con dấu ĐKDN:

Quy định về con dấu của LDN 2014 khá nửa vời, cần phải đưa ra các quy định nhằm nâng cáo việc quản lý, sử dụng dữ liệu về con dấu, tránh gây phức tạp cho người dân cũng như cơ quan nhà nước. Quy định rõ cơ quan có thẩm quyền sẽ phải giải quyết khi có tranh chấp về con dấu tránh việc đùn đẩy trách nhiệm.

Cơ chế liên thông một cửa:

Cần triển khai tốt những kế hoạch đã đề ra, đẩy mạnh hội nhập, nâng tầm điểm đứng nền kinh tế của Việt Nam gần hơn với thế giới bằng cách đưa ra biện pháp mang khoa học kỹ thuật áp dụng quy trình đăng ký trực tuyến vào quá trình đăng ký cũng như quá trình thành lập DN. Ngày 23/4/2018 vừa qua, Chính phủ đã ban hành NĐ 61/2018/NĐ-CP thực hiện cơ chế liên thông một cửa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, nội dung cần chú trọng tại NĐ này là xây dựng Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.

Giải quyết triệt để cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn, củng cố sự tin tưởng cho các DN, tạo ra động lực cho nền kinh tế phát triển nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng từ 6,5 đến 6,7%.

Kiến nghị về phương thức ĐKDN qua mạng điện tử:

Theo Báo cáo về ĐKDN tại tỉnh Yên Bái năm 2017, số lượng DN đăng ký qua mạng điện tử năm 2016 chỉ có 03 hồ sơ thành lập mới, 1 hồ sơ giải thể, 1 hồ sơ thay đổi nội dung, 3 hồ sơ thông báo mẫu dấu, qua đấy có thể thấy được ngoài các trung tâm kinh tế lớn như TP HCM, Hà Nội... tại các tỉnh, thành phố khác nhận thức và kiến thức của người dân chưa thực sự cao đối với việc đăng ký qua mạng điện tử,

nên đã vô tình tạo ra nhiều công việc hơn cho cán bộ, nhân viên sở KHVĐT. Vì thế đòi hỏi phải nâng cao nghiệp vụ, triển khai các khóa đào tạo đối với chuyên viên hướng dẫn, cũng như kế hoạch tuyên truyền vận động người dân tiếp cận với phương thức mới, phải chỉ ra rõ cho họ lợi ích khi đăng ký bằng phương thức này, đồng thời xây dựng hệ thống quy trình hiệu quả về pháp luật cũng như thực hiện thân thiện nhất với người dùng, mở rộng hơn con đường đi đến hội nhập kinh tế.

Đồng thời đưa ra các chính sách thu hút đầu tư đối với các vùng miền, nhằm tránh tình trạng tập trung đăng ký tại các thành phố lớn gây quá tải về khối lượng công việc cũng như hệ thống mạng điện tử.

Kiến nghị về công tác thực thi pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức:

Cần tăng cường tọa đàm, kịp thời giải quyết các vướng mắc, khiếu nại, kiến nghị của DN, để làm được điều đó đòi hỏi cần đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức, pháp luật về ĐKDN cho cả DN lẫn cán bộ, công chức, viên chức;

Cần có sự phân chia hợp lý hơn, bởi TP HCM và Thành phố Hà Nội là hai trung tâm đầu não, thu hút đầu tư lớn nhất cả nước, hơn nữa đã có NĐ cho phép hai trung tâm này có quyền mở thêm CQĐKKD, điều này cần được cụ thể hóa thành thực tế để tránh sự dồn dập ảnh hưởng đến hiệu quả về nghiệp vụ của các cán bộ, nhân viên. Vì thế Cục Quản lý ĐKKD cần tăng cường công tác truyền thông về CTTQG về ĐKDN, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh cho cộng đồng DN cũng như các đối tác và CQNN biết, khai thác phục vụ cho yêu cầu của mình, nhằm giảm bớt áp lực cung cấp thông tin cho Phòng ĐKKD. Đồng thời cần tiếp tục hoàn thiện các tính năng của Hệ thống thông tin quốc gia về ĐKDN, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh phục vụ chuyên cho ĐKDN và các dịch vụ khác liên quan.

Kiến nghị về công bố nội dung ĐKDN:

Tăng cường, thúc đẩy cung cấp thông tin DN theo quy định của pháp luật, xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu, qua đó bất kỳ thông tin về DN được CQĐKKD tiếp nhận đều có thể được phân tích và cung cấp cho công chúng. Đồng thời, yêu cầu tất cả các DN phải thực hiện việc công bố, kể cả những DN thành lập trước ngày 25/02/2013, trụtại Điều 26 và 27 NĐ 50/2016/NĐ-CP Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư có đưa ra những chế tài xử phạt cụ thể cho hành vi cố tình không công bố gây phiền phức cho các DN thành lập sau này cũng như khách hàng, đối tác và công tác quản lý của CQNN, tuy nhiên vẫn chỉ mang tính tượng trưng, chưa đủ răn đe, vì thế cần đưa ra các chế tài phù hợp hơn.

Hệ thống pháp luật Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh cũng như thành lập và ĐKDN của các chủ thể. Một hệ thống pháp

luật tốt sẽ kéo theo sự phát triển không ngừng của nền kinh tế quốc gia. Từ những ưu điểm và bất cập về thực trạng thành lập và ĐKDN như đã nêu trên, ta phải không ngừng phát triển thêm phần ưu điểm đó, và đồng thời, tìm ra phương thức cải cách phần bất cập còn lại. Để làm được điều đó đòi hỏi cần có sự nghiên cứu chuyên sâu về thể chế thành lập, ĐKDN và pháp luật kinh tế một cách toàn diện.

PHẦN KẾT LUẬN

Nền kinh tế số đang diễn ra một cách mạnh mẽ, kéo theo đó là sự thay đổi và hội nhập của các quốc gia theo hướng mở cửa thị trường trên quy mô toàn cầu, nó vừa tạo ra cho kinh tế Việt Nam nhiều cơ hội, nhưng đồng thời kèm theo là những thách thức không hề nhỏ. Để có thể bắt kịp với nền kinh tế thương mại đó, đòi hỏi Việt Nam cần có một hệ thống pháp luật mở, cải cách các thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục rườm rà. Đưa ra những chính sách khuyến khích DN thành lập, tạo điều kiện, hỗ trợ các DN, mở ra một môi trường kinh doanh thuận lợi thông thoáng nhất, đây là một trong những yếu tố vô cùng qua trọng thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế, mang lại lợi ích to lớn cho quốc gia.

Pháp luật thành lập và ĐKDN là một phần vô cùng quan trọng, từng thay đổi dù là nhỏ cũng tạo ra được những ảnh hưởng nhất định đến môi trường kinh doanh. Dù đã có nhiều thay đổi ấn tượng trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính, nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết các trường hợp cụ thể xảy ra, bởi xã hội vẫn đang thay đổi từng giờ, đòi việc hoàn thiện pháp luật thành lập và ĐKDN có ý nghĩa vô cùng quan trọng về cả lý luận lẫn thực tiễn, đảm bảo môi trường kinh doanh thân thiện.

Nhưng đồng thời, cải cách không thể xảy ra một cách nhanh chóng, vội vàng mà phải từ từ, từng bước, vừa cải cách, vừa đánh giá, cân nhắc giữa hiệu quả và hệ quả xấu của cải cách để từ đó hoàn thiện dần hệ thống pháp luật, quản lý thành lập, ĐKDN của nước ta.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

Tài liệu pháp lý 1. Hiến pháp 2013.

2. Bộ luật dân sự 2015.

3. Luật Đầu tư 2014.

4. Luật Doanh nghiệp 2014.

5. Luật Thương mại 2005.

6. Nghị định 26/2007/NĐ-CP, Quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

7. Nghị định 39/2007/NĐ-CP, Về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh

8. Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Về đăng ký doanh nghiệp.

9. Nghị định 96/2015/NĐ-CP, Quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.

10. Thông tư 10/2014/TT-BVHTTDL, Hướng dẫn đặt tên doanh nghiệp phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

11. Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT, Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

12. Công văn số 4211/BKHĐT-ĐKKD, Hướng dẫn áp dụng quy định về đăng ký doanh nghiệp.

Tài liệu văn bản

13. Bộ KH&ĐT, thống kê khi rà soát các quy định của pháp luật trong quá trình soạn thảo Luật Đầu tư 2014.

14. Bộ KH&ĐT, ngày 10/3/2014, “Tờ trình số 1353/TTr-BKHĐT về dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)”.

15. Bùi Ngọc Cường (2004), một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

16. Luật sư Trương Thanh Đức (2017) – Luận giải về Luật Doanh nghiệp 2014, NXB Chính trị Quốc gia sự thật Hà Nội.

17. Trường ĐH Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Thương mại, tập 1, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

18. Hội Luật gia Việt Nam, Giáo trình pháp luật về chủ thể kinh doanh (Tái bản lần 1, có sửa đổi và bổ sung), NXB Hồng Đức.

19. Lê Thế Phúc – Luận văn thạc sĩ luật học – Đăng ký kinh doanh theo luật Doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng và một số kiến nghị.

20. Trương Nhật Quang, “Pháp luật về DN: các vấn đề cơ bản”, NXB Dân trí.

21. Th.S Từ Thanh Thảo, “Cải cách trong đăng ký đầu tư theo LDN và LĐT năm 2014, nhìn từ góc độ quyền con người”, Tài liệu phục vụ hội thảo: LDN và LĐT năm 2014: những đổi mới nhằm thực hiện hóa quyền tự do kinh doanh.

22. Nguyễn Thị Thủy – Tóm tắt luận văn thạc sĩ luật học – Thực thi pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn Hà Nội.

Tài liệu mạng điện tử

23. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, “Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại luật doanh nghiệp 2014”, Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp:

“https://dangkykinhdoanh.gov.vn/NewsandUpdates/tabid/91/ArticleID/2954/Hồ-sơ- trình-tự-thủ-tục-đăng-ký-doanh-nghiệp-theo-quy-định-tại-Luật-Doanh-nghiệp- 2014.aspx”

24. Bộ tư pháp, Hỗ trợ pháp lý dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hỏi đáp pháp luật:

“http://moj.gov.vn/qt/cacchuyenmuc/pldn/Pages/dien-dan-hdpl.aspx?ItemID=30”

25. Công ty luật Cis law firm, ngày 29/05/2017, “Thông tư 02/2017/TT-BKHĐT – Giải pháp rút ngắn thời gian đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp”:

“http://www.cis.vn/news-tin-tuc-tong-hop/thong-tu-022017tt-bkhdt-giai-phap-rut- ngan-thoi-gian-dang-ky-dau-tu-va-dang-ky-doanh-nghiep/”

26. Công ty luật Newvision Law, chuyên mục bạn có biết: “Ưu -nhược điểm đăng ký kinh doanh trực tuyến”:

“https://newvisionlaw.com.vn/phap-luat-doanh-nghiep/page/12”

27. Công ty luật VTVLAW, “Hợp đồng trước đăng ký kinh doanh của công ty TNHH 1 thành viên”:

“http://dangkykinhdoanhhn.com/hop-dong-truoc-dang-ky-kinh-doanh.html”

28. K.D, ngày 15/01/2018, “Thủ tướng ký Nghị định cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh”, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam:

““https://cvdvn.net/2018/01/16/thu-tuong-ky-nghi-dinh-cat-giam-675-dieu-kien- kinh-doanh/”

29. Luật Dương Gia, ngày 16/02/2018, “Phân biệt giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với giấy phép kinh doanh”:

“https://luatduonggia.vn/phan-biet-giay-chung-nhan-dang-ky-doanh-nghiep-voi- giay-phep-kinh-doanh/”

30. Luật Dương Gia, ngày 16/02/2018, “Quy định mới về nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”:

“https://luatduonggia.vn/quy-dinh-moi-ve-noi-dung-giay-chung-nhan-dang-ky- doanh-nghiep/”

31. Quỳnh Anh, 12/06/2017, “Chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp:

Nói dễ làm khó”, báo điện tử VOH – Đài tiếng nói nhân dân TPHCM

“http://voh.com.vn/kinh-te/chuyen-doi-tu-ho-kinh-doanh-sang-doanh-nghiep-noi- de-lam-kho-236312.html”

32. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, “Công bố thông tin doanh nghiệp”, Thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

“http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/TinTuc/dkdn/Lists/Posts/Post.aspx?List=45e f1954-52df-4feb-955f-fe372568bcb0&ID=439&Web=61635203-b80e-4678-9cff- dac49510a5a0”

TIẾNG ANH

33. Business Registration Reform, A toolkit for practitioner, Aminu Rahman, 2013

Một phần của tài liệu Thủ tục thành lập và đăng kí doanh nghiệp lý luận và thực tiễn (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)