Bảng 3. 1: Bảng khảo sát ảnh hưởng của SA (ở các nồng độ 0 mg/L; 1 mg/L;
2 mg/L; 3 mg/L) lên khả năng sinh trưởng của cây lan gấm Nồng
độ SA (mg/L)
Trọng lượng tươi (g)
Trọng lượng
khô (g) Chiều cao (cm)
Hàm lượng Chlorophyll
(mg/g)
ĐC 0,519c 0,051c 5,362b 4,682a
1 0,790b 0,082b 7,486a 3,153b
2 1,086a 0,123 a 8,377a 4,269ab
3 0.664bc 0,069bc 7,238a 1,433c
P < 0,05
Chú thích: Số liệu được tính giá trị trung bình của các lần lặp lại trong cùng một cột có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. ns:
không khác biệt thống kê.
Biểu đồ 3. 1: Ảnh hưởng của SA (dãy nồng độ lớn) lên chiều cao của cây lan gấm Sự tăng trưởng và phát sinh hình thái trong nuôi cấy mô thực vật có thể được cải thiện bằng cách thêm vào môi trường một số chất dinh dưỡng. Theo Abdelnasser Galal và cộng sự (2012), nồng độ của SA có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của
42
Ziziphus spina–christi. Việc bổ sung SA cải thiện sự tăng trưởng của chồi so với mẫu đối chứng và sản sinh nhiều chồi hơn trong môi trường không có muối. SA thúc đẩy tăng trưởng và chống lại sự ức chế tăng trưởng gây ra bởi các stress phi sinh học (Sakhanokho và cộng sự, 2009). Qua kết quả khảo sát, nồng độ của SA cũng ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của cây lan gấm in vitro.
Hình 3. 1: Đo chiều cao cây lan gấm
Theo kết quả số liệu ở bảng 3.1, sự phát triển chiều cao của cây lan gấm trong môi trường MS có bổ sung các nồng độ SA khác nhau (1, 2, 3 mg/L) thu được từ các nghiệm thức có sự gia tăng về mặt chiều cao khác nhau rõ rệt so với công thức đối chứng. Kết quả cho thấy SA với nồng độ 2 mg/L trong môi trường nuôi cấy in vitro cho cây có chiều cao cao nhất tương ứng với 8,377 cm cao hơn 1,6 lần so với cây được nuôi cấy trên môi trường không có bổ sung SA, tiếp theo là SA với nồng độ 1 mg/L cho cây có chiều cao tương ứng với 7,486 cm và thấp nhất là SA nồng độ 3 mg/L cho cây có chiều cao tương ứng với 7,238 cm. Kết quả thể hiện ở biểu đồ 3.1 thấy rằng nồng độ SA tối ưu cho sự phát triển của cây lan gấm là 2 mg/L. Chiều cao của cây lan gấm ở nghiệm thức này tốt hơn so với các nghiệm thức khác và nghiệm thức đối chứng.
43
Biểu đồ 3. 2: Ảnh hưởng của SA (dãy nồng độ lớn) lên trọng lượng của cây lan gấm
Hình 3. 2: Thu trọng lượng tươi cây lan gấm
Theo kết quả ở biểu đồ 3.2, trọng lượng tươi và trọng lượng khô của cây thu được từ các nghiệm thức cho kết quả SA nồng độ 2 mg/L có trọng lượng tươi và trọng lượng khô cao nhất lần lượt là 1,086 g và 0,123 g, nặng hơn gấp đôi cây đối chứng. Ở các nghiệm thức còn lại nồng độ SA cũng cho năng suất cao hơn đối chứng nhưng không tốt bằng SA nồng độ 2 mg/L, trọng lượng tươi và trọng lượng khô thấp nhất ở nồng độ SA 3 mg/L tương ứng với 0,664 g và 0,069 g. Nhìn vào biểu đồ 2 có thể thấy rằng SA có ảnh hưởng lớn lên trọng lượng của cây lan gấm và thí nghiệm này cho kết quả trọng lượng cây cao nhất ở SA nồng độ 2 mg/L.
44
Hình 3. 3: Cây lan gấm sau khi sấy khô
Từ kết quả khảo sát, nồng độ SA phù hợp bổ sung vào môi trường nuôi cấy là từ 1 mg/L đến 2 mg/L thì cây lan gấm phát triển tốt nhất và cho chỉ tiêu về trọng lượng cao nhất.
Biểu đồ 3. 3: Ảnh hưởng của SA (dãy nồng độ lớn) lên hàm lượng chlorophyll của cây lan gấm
Chlorophyll là nhóm sắc tố thực vật quan trọng nhất liên quan trực tiếp đến việc chuyển đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học ở cấp độ phân tử. Các sắc tố thực vật này giúp cho sự phát triển của cây trồng thông qua việc hấp thu năng lượng ánh sáng và được chuyển thành các dạng năng lượng điện tử cho cây trồng sử dụng, do đó hàm lượng chlorophyll là một chỉ tiêu đánh giá về sự tăng trưởng và năng suất ở thực vật. Ờ nghiệm thức được bổ sung SA nồng độ 2 mg/L vào môi trường nuôi cấy thì hàm lượng sắc tố thực vật của cây ở nghiệm thức này không có
45
sự sai khác rõ rệt so với cây được nuôi trên công thức đối chứng (tương ứng với 4,296 mg/g). Chlorophyll là thành phần chính trong quá trình quang hợp vì thế hàm lượng chlorophyll cao rất có lợi cho cây phát triển đặc biệt là khi nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy. Nhưng ở nghiệm thức bổ sung SA nồng độ 3 mg/L SA hàm lượng sắc tố thức vật của cây thấp nhất trong tất cả các nghiệm thức (tương ứng với 1,443 mg/g) dẫn đến việc cây ốm, lá nhỏ và nhạt màu. Trong nghiên cứu này, nồng độ SA được bổ sung vào môi trường nuôi cấy thích hợp cho cây lan gấm phát triển là 2 mg/L.
Hình 3. 4: Đo chlorophyll ở lá
Theo Judy Jernstedt (1995), các giáo sư trong khoa thực vật và đất đai tại Đại học California, Davis cho biết SA làm giảm việc sản xuất ethylene, quá trình héo của hoa bị chậm lại, và các cành cắt có thể kéo dài sự tươi dài hơn. Đối với hình thái cây trong nghiệm thức bổ sung 2 mg/L SA vào môi trường nuôi cấy thì cây phát triển tốt, thân cây to, lá xanh hơn so với các nghiệm thức còn lại. Ở nghiệm thức bổ sung 3 mg/L SA vào môi trường nuôi cấy thì cây phát triển kém nhất, thân cây ốm yếu thiếu sức sống.
46
3.2. Khảo sát ảnh hưởng của SA (dãy nồng độ nhỏ) lên khả năng sinh trưởng của cây lan gấm
Bảng 3. 2: Bảng khảo sát ảnh hưởng của SA (ở các nồng độ 0 mg/L; 1,0 mg/L; 1,2 mg/L; 1,4 mg/L; 1,6 mg/L; 1,8 mg/L; 2,0 mg/L) lên khả năng sinh trưởng của cây lan gấm
Nồng độ SA (mg/L)
Trọng lượng tươi (g)
Trọng lượng
khô (g) Chiều cao (cm)
Hàm lượng Chlorophyll
(mg/g)
0 0,352d 0,035d 4,438d 2,198c
1,0 0,489c 0,051c 6,039c 2,930bc
1,2 0,506c 0,053c 6,357bc 2,882bc
1,4 0,558bc 0,057bc 7,062ab 3,170abc
1,6 0,607b 0,062bc 7,190ab 3,977ab
1,8 0,785a 0,079a 7,680a 4,312a
2,0 0,605b 0,064b 7,257a 3,925ab
P < 0,05
Chú thích: Số liệu được tính giá trị trung bình của các lần lặp lại trong cùng một cột có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. ns:
không khác biệt thống kê.
Biểu đồ 3. 4: Ảnh hưởng của SA (dãy nồng độ nhỏ) lên chiều cao của cây lan gấm
47
Dựa vào biểu đồ 3.4, mặc dù không có sự sai khác rõ rệt ở chiều cao cây được nuôi cấy trên môi trường có bổ sung SA nồng độ 1,4 mg/L, 1,6 mg/L, 1,8 mg/L, 2 mg/L, nhưng cây có chiều cao nhất là cây được nuôi cấy trên môi trường được bổ sung 1,8 mg/L tương ứng với 7,680 cm. Tiếp theo là cây được nuôi cấy trên môi trường được bổ sung 1 mg/L và 1,2 mg/L tương ứng với 6,039 cm và 6,357 cm và thấp nhất là cây được nuôi cấy trên môi trường không được bổ sung SA tương ứng với 4,438 cm.
Biểu đồ 3. 5: Ảnh hưởng của SA (dãy nồng độ nhỏ) lên trọng lượng của cây lan gấm
Dựa vào kết quả ở bảng 3.2, cây được nuôi cấy trên môi trường được bổ sung SA nồng độ 1,8 mg/L cho trọng lượng tươi và trọng lượng khô cao nhất (tương ứng với 0,785 g và 0,079 g). Tiếp theo là trọng lượng cây được nuôi cấy trên môi trường được bổ sung SA nồng độ 2 mg/L (tương ứng với 0,605 g và 0,064 g), 1,6 mg/L (tương ứng với 0,607 g và 0,062 g), 1,4 mg/L (tương ứng với 0,558 g và 0,057g), sau đó là trọng lượng cây được nuôi cấy trên môi trường được bổ sung SA nồng độ 1,2 mg/L (tương ứng với 0,506 g và 0,053 g), 1 mg/L (tương ứng với 0,489 g và 0,051 g) và cây có trọng lượng thấp nhất là cây được nuôi cấy trên môi trường không được bổ sung SA (tương ứng với 0,352 g và 0,035 g). Kết quả ở biểu đồ 3.5 cho thấy, trọng lượng của cây giảm dần nếu nồng độ SA được bổ sung vào môi trường nuôi cấy giảm dần.
48
Biểu đồ 3. 6: Ảnh hưởng của SA (dãy nồng độ nhỏ) lên hàm lượng chlorophyll của cây lan gấm
Dựa vào xếp hạng ở bảng 3.2, hàm lượng sắc tố lượng chlorophyll của cây lan gấm cao nhất là ở cây được nuôi cấy trên môi trường được bổ sung SA nồng độ 1,8 mg/L (tương ứng với 4,312 mg/g). Tiếp theo là môi trường được bổ sung SA nồng độ 1,6 mg/L, 2 mg/L, 1,4 mg/L (tương ứng với 3,977 mg/g, 3,925 mg/g và 3,170 mg/g). Sau đó là môi trường được bổ sung SA nồng độ 1,2 mg/L và 1 mg/L (tương ứng với 2,882 mg/g và 2,930mg/g), và hàm lượng sắc tố chlorophyll thấp nhất là ở môi trường nuôi cấy không bổ sung SA (tương ứng với 2,198 mg/g). Môi trường được bổ sung SA nồng độ 1,8 mg/L cho cây lan gấm có các chỉ tiêu theo dõi cao nhất (trọng lượng tươi, trọng lượng khô, chiều cao và hàm lượng chlorophyll).
Như vậy, môi trường được bổ sung SA nồng độ 1,8 mg/L là môi trường thích hợp để nuôi cấy cây lan gấm.