Chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA – THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

2.1 Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại

2.1.2 Chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại

2.1.2.1 Các dấu hiệu nhận biết chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng hành vi tuyên bố ý chí của bên được đề nghị về việc chấp thuận toàn bộ nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng. Khi một đề nghị giao kết hợp đồng được chấp nhận thì quan hệ hợp đồng giữa các bên được hình thành. Một thông tin được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng khi đáp ứng các yêu cầu sau:

Thứ nhất, thể hiện sự đồng ý của bên được đề nghị về tất cả các nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng.

Một vấn đề đặt ra là sự im lặng có được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng hay không. Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 CISG, sự im lặng hay việc không hành động không được coi là chấp nhận chào hàng. Trong pháp luật của các nước khác nhau vấn đề này được giải quyết không giống nhau. Pháp luật Việt Nam, về mặt nguyên tắc cũng không coi im lặng là sự chấp nhận chào hàng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên41. Cụ thể là tại khoản 2 Điều 400 BLDS 2015 quy định rằng, hợp đồng cũng được xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. Liên quan đến quy định này, một câu hỏi có thể được đặt ra: trong trường hợp hợp đồng được ký kết bằng cách trao đổi chào hàng và chấp nhận chào hàng giữa các bên vắng mặt thì sự thỏa thuận nói trên được hiểu như thế nào. Khi việc đàm phán thương thảo ký kết hợp đồng được thực hiện giữa những người vắng mặt thì rõ ràng họ khó có thể thỏa thuận được.

Hay là có thể nói rằng, trong chào hàng, bên đề nghị có quy định rằng, sự im lặng của bên được đề nghị được coi là sự đồng ý của họ. Nếu hiểu như vậy thì lại càng không hợp lý. Bởi, hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên nhưng trong trường hợp này hoàn toàn không có sự thỏa thuận mà là sự áp đặt ý chí của bên đề nghị. Nếu cho rằng, trong các cuộc gặp gỡ trước đó các bên đã có sự thỏa thuận với nhau rằng, im lặng được coi là chấp nhận chào hàng, cách lập luận này có vẻ thuyết phục hơn cả. Tuy nhiên tôi cho rằng, sẽ tỏ ra hợp lý hơn nếu quy định trên được

40Điều 391 BLDS 2015

41khoản 2, Điều 393 BLDS 2015

thay thế bằng quy định: “nếu căn cứ vào thực tiễn thương mại giữa các bên thì sự im lặng được xem là sự chấp nhận giao kết”. Điều này được ghi nhận trong pháp luật của một số quốc gia ví dụ như: Bộ luật dân sự Liên bang Nga quy định rằng,

“Sự im lặng không được xem là chấp nhận, trừ khi có sự khác biệt phát sinh từ pháp luật, từ tập quán kinh doanh, hoặc từ quan hệ trước đó giữa các bên”42, hay Bộ luật Dân sự Đức cho rằng, việc chấp nhận bằng im lặng là hợp pháp nếu có thể lý giải được sự im lặng đó phù hợp với tập quán chung, hoặc nếu người đề nghị thỏa mãn như vậy. Điều 151 của Bộ luật này qui định: “Hợp đồng được giao kết bởi chấp nhận đề nghị, không cần thiết rằng người đề nghị được thông báo về chấp nhận, nếu việc thông báo như vậy không hoàn toàn bình thường theo tập quán chung, hoặc nếu người đề nghị đã khước từ nó. Thời điểm mà đề nghị mãn hạn được xác định phù hợp với ý chí của người đề nghị thể hiện trong đề nghị hoặc hoàn cảnh”43.

Như vây, có thể thấy quy định như vậy sẽ phù hợp hơn, bởi thực tiễn quan hệ giữa các bên, đặc biệt là quan hệ thương mại giữa các bên trong nhiều trường hợp cũng được sử dụng như là một cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Đây cũng là xu thế mà pháp luật quốc tế đã thừa nhận.

Thứ hai, được thông báo cho bên đề nghị giao kết hợp đồng trong thời hạn có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 394, BLDS 2015).

Theo nguyên tắc, một trong những điều kiện để sự trả lời của bên được đề nghị được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là bên đề nghị nhận được chấp nhận đề nghị trong thời hạn hiệu lực của chào hàng. Tuy nhiên trong thực tiễn có nhiều trường hợp mặc dù bên được đề nghị gửi chấp nhận sớm và theo điều kiện thương mại thông thường nó phải đến tay người đề nghị sớm, tức là trong thời hạn hiệu lực của chào hàng, tuy nhiên vì lý do khách quan chấp nhận đến trễ. Hiệu lực pháp luật của chấp nhận đến trễ này được quy định giống nhau trong pháp luật Việt Nam, CISG và pháp luật của một số nước, theo đó chấp nhận đến trễ này vẫn có giá trị pháp lý như một chấp nhận chào hàng nếu bên đề nghị không phản đối ngay khi nhận được chấp nhận chào hàng đó. Từ đây, ta thấy quy định này của BLDS 2015, của pháp luật các nước và cả CISG nghiêng về việc bảo vệ được quyền lợi của bên đề nghị và không bảo vệ được lợi ích của bên được đề nghị. Rõ

42 Khoản 2, Điều 438, Bộ luật Dân sự Liên Bang Nga http://www.russian-civil-

code.com/PartI/SectionIII/Subsection2/Chapter28.html

43 http://www.gesetze-im-internet.de/englisch_bgb/englisch_bgb.html

ràng như vậy, ví dụ, khi người bán nhận được sự chấp nhận trễ của người mua, nếu còn hàng thì người bán sẽ coi chấp nhận đó có hiệu lực, nếu hàng đã bán rồi thì họ sẽ trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó. Trong trường hợp này rất có thể người mua sẽ phải chịu thiệt hại liên quan đến sự chuẩn bị cho việc thực hiện hợp đồng bởi họ tin rằng, hợp đồng đã được ký kết vì sự trả lời của họ đến đúng hạn.

Như vậy thiệt hại này của người mua – người được đề nghị sẽ được giải quyết như thế nào. Tất nhiên là người mua phải chịu theo quy định của khoản 1 Điều 394 BLDS 2015. Điều này có vẻ không công bằng với người mua, bởi vì họ phải chịu sự thiệt hại hoàn toàn không do lỗi của họ. Theo quan điểm của tôi, để giải quyết trường hợp này nên chăng chúng ta có cách tiếp cận khác, tức là phải làm thế nào để bên được đề nghị không bị thiệt hại. Ví dụ, pháp luật có thể quy định rằng, khi hết thời hạn được quy định trong đề nghị giao kết hợp đồng mà bên đề nghị không nhận được sự trả lời thì phải thông báo ngay cho bên kia biết về điều đó. Có thể coi đây là sự thể hiện một cách rõ ràng nhất của nguyên tắc thiện chí khi ký kết hợp đồng, mặt khác, so với bên được đề nghị thì người đề nghị chính là người quan tâm hơn đến việc thành công của giao dịch.

2.1.2.2 Thay đổi, bổ sung, huỷ bỏ chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới (Điều 392 BLDS năm 2015). Quy định này của BLDS 2015 có thể khiến quá trình giao kết hợp đồng của các bên trở nên rắc rối khi chỉ cần những thay đổi rất nhỏ trong thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng cũng làm cho quá trình này quay về bước khởi đầu (một bên đưa ra đề nghị). Trái ngược với điều này tại Điều 2-207 (UCC) lại có quy định khác: người chấp thuận có thể sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chào hàng mà hợp đồng vẫn được coi là được xác lập, nếu các nội dung cơ bản của hợp đồng được coi là đã được thoả thuận và bên chấp thuận không coi các sửa đổi, bổ sung là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực44. Hay theo Công ước Viên 1980, một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nhưng chứa đựng những điểm bổ sung hay bớt đi hay sửa đổi khác thì được coi là từ chối đề nghị giao kết hợp đồng và hình thành nên một đề nghị mới. Tuy nhiên, nếu sự phúc đáp đó không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của đề nghị thì được coi là chấp nhận đề nghị, trừ phi người đưa ra đề nghị ngay lập tức không biểu hiện sự phản đối những điểm khác biệt đó. Khi nội dung của hợp đồng là nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng với những sửa đổi bổ sung nêu trong chấp nhận đề nghị.

Các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến các điều khoản giá cả, thanh toán,

44 GS.TSKH. Đào Trí Úc (2002), Bước đầu tìm hiểu pháp luật thương mại Mỹ, NXB.

Khoa học xã hội (trang 187)

phẩm chất, số lượng hàng hóa, địa điểm và thời gian giao nhận hàng, phạm vi trách nhiệm của các bên hay giải quyết tranh chấp được coi là những điều kiện làm biến đổi cơ bản nội dung của chào hàng45.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)