CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA – THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
2.2 Thực tiễn áp dụng giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại
2.2.1 Những vấn đề vướng mắc khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại
Ở nước ta, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động MBHH đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong và vô cùng cần thiết với các chủ thể kinh doanh. Việc giao kết HĐMBHH trong thương mại hiện nay – dù là trong phạm vi quốc gia hay với các đối tác nước ngoài không đơn giản chỉ là sự thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua với một mức giá nhất định. Với vai trò là phương tiện vạn năng trong việc đảm bảo giao dịch MBHH được thực hiện trên cơ sở thống nhất ý chí, quyền và lợi ích của mỗi bên chủ thể đều được bảo vệ. Mặc dù vậy, việc các bên gặp phải những khó khăn trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là không hề tránh khỏi.
Các rủi ro ngoài ý muốn này khi xảy ra thường gây hoang mang cho các bên giao
50 Điều 398, BLDS 2015
51http://congly.vn/hoat-dong-toa-an/nghiep-vu/quy-dinh-ve-hop-dong-trong-bo-luat- dan-su-2015-250250.html
kết, khiến quá trình thực hiện HĐMBHH bị đình trệ, trì hoãn, dẫn đến việc đôi bên xảy ra tranh chấp gây thiệt hại không nhỏ cho chính các chủ thể giao kết hợp đồng.
Dưới đây là một vài vướng mắc điển hình mà các chủ thể tham gia quan hệ này thường xuyên gặp phải đó là:
Thứ nhất, bất cập đầu tiên mà tác giả muốn nhắc đến đó là liên quan đến giao kết hợp bằng các hình thức cụ thể như: bằng lời nói, hay phương tiện thông tin điện tử. Việc giao kết thông qua lời nói hay phương tiện thông tin điện tử với thời đại như ngày nay luôn hàm chứa nhiều rủi ro: nguy cơ giả mạo, dữ liệu bị thất lạc gây rò rỉ thông tin, đặc biệt với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay tính bảo mật về an ninh mạng chưa được cao, và giá trị pháp lý của tài liệu giao dịch dễ bị các bên phủ nhận, như vậy, khi xảy ra tranh chấp sẽ rất khó trong việc làm căn cứ chứng minh để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Thứ hai, rủi ro về chủ thể ký kết hợp đồng: Ký kết HĐ thương mại được coi là bước cuối cùng của việc giao kết hợp đồng. Khi hai bên ký vào bản dự thảo hợp đồng thì sẽ đưa đến một hệ quả pháp lý là bản dự thảo hợp đồng trở thành một hợp đồng có hiệu lực, có giá trị ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên. Với vai trò đặc biệt quan trọng như trên, pháp luật đã quy định cụ thể về việc chủ thể nào có quyền ký kết hợp đồng. Các chủ thể này có thể tự ký trực tiếp hoặc ủy quyền cho một chủ thể khác và chủ thể được ủy quyền chỉ có quyền ký trong phạm vi mình được ủy quyền. Khi chủ thể ký kết hợp đồng không thuộc đối tượng có quyền theo luật định thì hợp đồng đó bị coi là vô hiệu. Đây là một trong số các rủi ro pháp lý mà các bên hay bị gặp phải nhất.
Thứ ba, bất cập về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa như đã phân tích rất kĩ ở mục 2.2.2.1 khi sự trả lời chấp nhận đề nghị này đến trễ vì lý do khách quan.
Thứ tư, bất cập trong việc pháp luật Việt Nam hiện hành không quy định cụ thể cho trường hợp “chào hàng không quy định thời hạn trả lời”. Bởi vì, như vậy luật đã loại trừ trường hợp bảo vệ những bên yếu thế, những bên mà không rành và am hiểu về luật thương mại. Ví dụ như trường hợp: Một cá nhân giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với một thương nhân, trường hợp này các bên chọn luật thương mại áp dụng. Nếu như bên cá nhân gửi một lời đề nghị giao kết mà không quy định thời hạn trả lời, thì có nghĩa là bên thương nhân sẽ trả lời chấp nhận hoặc
không chấp nhận vào bất kì thời gian nào mà thương nhân cho rằng có lợi với họ nhất. Giả sử trường hợp khi thương nhận trả lời đồng ý chấp nhận lời chào hàng của bên cá nhân, nhưng bên cá nhân đã bán số hàng đó cho người khác. Vậy trong trường hợp này bên thương nhân hoàn toàn có quyền yêu cầu bên cá nhân bồi thường thiệt hại cho mình (nếu có thiệt hại xảy ra).
Thứ năm, do luật không quy định cụ thể đối với trường hợp “chào hàng không quy định thời hạn trả lời” nên trong trường hợp này việc xác định trách nhiệm của bên đề nghị đối với đề nghị của mình thật sự gây khó khăn cho chính bên đề nghị. Bởi chừng nào bên được đề nghị chưa trả lời thì bên đề nghị vẫn phải chịu sự ràng buộc với đề nghị mà mình đã đưa ra. Giả sử nếu muốn chấm dứt đề nghị trong trường hợp này, bên đề nghị lại phải gửi thông báo huỷ bỏ đề nghị hoặc thương lượng với bên được đề nghị về việc chấm dứt đề nghị.
Thứ sáu, Rủi ro về xác định sai thời điểm giao kết hợp đồng. Việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng có ý nghĩa pháp lý rất quan trọng vì đó là cơ sở để công nhận hiệu lực của hợp đồng và nếu hợp đồng mang tính chất ưng thuận thì sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý ràng buộc các bên tại thời điểm giao kết hợp đồng.
Thứ bảy, rủi ro về vi phạm nguyên tắc tự nguyện khi giao kết hợp đồng. Hợp đồng do các bên ký kết không bảo đảm các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, trung thực. Trường hợp này xác định từ việc một hoặc nhiều bên đã có sự lừa dối hoặc có thủ đoạn ép buộc bên kia giao kết với nội dung áp đặt nhằm tạo lợi thế tuyệt đối cho mình.
Thứ tám, về việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng quy định tại khoản 1, Điều 393 BLDS 2015 không nhắc tới các hình thức của chấp nhận, và chỉ ra rằng chấp nhận là “sự trả lời” của bên được đề nghị nhưng không định nghĩa cụ thể về
“sự trả lời” gồm hình thức trả lời như thế nào. Điều này vô hình chung gây ra không ít những khó khăn, làm cản trở việc các bên tiến hành giao kết và điều này cũng gây tranh cãi giữa các bên khi có tranh chấp.
Thứ chín, vướng mắc trong việc phân biệt giữa một đề nghị giao kết hợp đồng với một lời quảng cáo, thậm chí cả những lời quảng cáo ghi rõ giá cả hàng hóa.
Pháp luật Việt Nam hiện nay không quy định cụ thể về vấn đề này nhưng trong thực tiễn thương mại mọi người có khuynh hướng xem giấy báo giá, catalogue, tời rơi,.. là việc mời đàm phán chứ không phải một đề nghị giao kết hợp đồng.
2.2.2 Một số ví dụ bản án trong thực tế về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại ở Việt Nam.
Ví dụ 1: Trong quyết định Giám đốc thẩm số 08/KDTM-GĐT 08/12/2005 của HĐTP - TANDTC về vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ bảo trì trạm biến áp”.
Nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Nguyên đơn: Công ty TNHH thương mại - xây dựng, bảo trì, dịch vụ kỹ thuật điện Sài Gòn (sau đây viết tắt là Công ty SEECOM)
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Ông Dương Nhật Hoan - Giám đốc Công ty SEECOM
Bị đơn: Công ty phát triển khu công nghiệp Long Bình (sau đây viết tắt là Công ty LOTECO.
Người đại diện hợp pháp của bị đơn: Ông Trương Chí Dũng là trợ lý pháp lý được uỷ quyền theo Giấy uỷ quyền số 560-04/TV-HCNS ngày 17-9-2004 của Công ty LOTECO.
Bên bán đã fax cho bên mua một văn bản chào hàng 04 chiếc đồng hồ đo điện vạn năng, Tổng giám đốc của bên mua đã ký tên chấp nhận trực tiếp lên bản fax nói trên, nhưng không được đóng dấu của công ty. Sau đó hai ngày, bên mua có gửi cho bên bán văn bản với nội dung: hàng có giá quá cao so với giá thị trường tại cùng thời điểm và yêu cầu bên bán điều chỉnh giá.
Nguyên đơn cho rằng, trên thực tế bên mua đã ký tên vào đơn chào hàng và đã nhận hàng nên hợp đồng đã được giao kết và có hiệu lực ràng buộc đối với các bên.
Tòa án cấp sơ thẩm (TAND TP.HCM) xử hợp đồng mua bán đã được giao kết và có hiệu lực, Tòa cấp Phúc Thẩm xử hợp đồng chưa được giao kết vì cho rằng bên mua mới chỉ để nghị giao kết hợp đồng chứ chưa phải đã chấp nhận đề nghị.
Còn việc hai ngày sau bên mua có yêu cầu điều chỉnh giá, là một sự sửa đổi nọi dung chào hàng, nên phải xem đây là đề nghị mới. Cấp Giám đốc thẩm (HĐTP – TANDTC) đồng ý với quan điểm của cấp Sơ thẩm nên đã hủy bán án của tòa cấp Phúc thẩm.
Nhận xét:
(1) Trong vụ án trên các bên và các cấp tòa đang xem xét thời điểm giao kết hợp đồng, trong đó các bên sử dụng phương thức giao kết gián tiếp: bằng văn bản (fax)
(2) Cả nguyên đơn, bị đơn, cả ba cấp tòa đều không thống nhất với nhau về thời điểm giao kết hợp đồng. Nguyên nhân dẫn đến việc thiếu sự thống nhất này là vì các bên liên quan chưa nhất trí với nhau bên nào là bên đề nghị giao kết và bên nào là bên chấp nhận đề nghi, cũng như chưa thống nhất về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Theo bị đơn và tòa cấp Phúc thẩm,bên đề nghị giao kết hợp đồng trong vụ này là bên mua. Bởi vì việc bên mua gửi trả lại bên bán bản fax báo giá mới có chữ ký của Tổng giám đốc, nhưng chưa được đóng dấu của công ty, thì chưa phải là một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng “Toà án cấp phúc thẩm nhận định đây không phải hợp đồng viết, chỉ là phiếu đặt mua hàng và không đóng dấu của Công ty nên mới chỉ là đề nghị giao kết hợp đồng chứ chưa phải là hợp đồng”. Sau đó bên bán không trả lời mà tự ý mang máy giao qua bên mua. Tuy nhiên bên mua đã nhận máy, nhưng sau đó bên mua đã gửi văn bản đề nghị bên bán giảm giá. Đây chưa phải là chấp nhận giao kết mà chỉ là một đề nghị mới. Do vậy, hợp đồng chưa được xem là đã giao kết.
Nguyên đơn, tòa cấp Sơ thẩm, và cấp Giám đốc thẩm cho rằng fax chào hàng của bên bán là đề nghị giao kết, còn việc Tổng giám đốc của bên mua ký tên vào bản chào hàng này là đã chấp nhận giao kết hợp đồng. Hơn nữa, sau đó bên bán giao máy mà bên mua nhận máy, nên hợp đồng đã phát sinh hiệu lực.
(3) Vấn đề mấu chốt trong vụ này là việc xác định hợp đồng đã được giao kết hay chưa. Ở đây, cần phải làm rõ bản fax của bên bán đã gửi cho bên mua có đúng là một đơn chào hàng hay chỉ là một bảng báo giá, hoặc catalogue giới thiệu sản phẩm có ghi giá, và nếu đây đúng là đơn chào hàng, thì sau khi nhận được fax chào hàng, thì bên mua có gọi điện đặt hàng, hoặc có gửi bản fax dã có chữ ký của tổng giám đốc cho bên bán để đặt hàng hay chưa. Đáng tiếc là các cấp tòa án đều không phan tích cụ thể bản fax và tiến trình thực hiện việc trao đổi thông tin giữa các bên như vừa phân tích, nên đã đưa ra phán quyết có phần trái ngược nhau52.
Ví dụ 2: Bản án số: 04/2018/KDTM-PT, ngày 05/4/2018 của Tòa án nhân dân Thành Phố Cần Thơ về việc Tranh chấp hợp đồng mua bán hóa giữa Nguyên
52 Kỷ yếu hội thảo khoa học (2009) “Thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo qui định của BLDS 2005, Chủ trì hội thảo NCS: Lê Minh Hùng (Chuyên dề 7: Trang 58)
đơn: Công ty TNHH Đầu tư Sản xuất và Thương mại A và Bị đơn là: Công ty TNHH MTV may trang phục Q
Nội dung vụ án như sau:
Theo như nguyên đơn trình bày: Công ty A có hợp đồng bằng miệng (Đặt hàng qua điện thoại) mua bán vật tư ngành may mặc với Công ty TNHH MTV may trang phục Q (Sau đây gọi tắt là Công ty Q). Công ty A bán hàng hóa cho công ty Q. Qua quá trình mua bán căn cứ theo biên bản đối chiếu công nợ ngày 14/11/2016 tính đến hết ngày 31/12/2015 Công ty Q còn nợ Công ty A 186.191.000 đồng, đồng thời thỏa thuận chịu lãi suất 3%/tháng tình từ ngày 14/11/2016 đến ngày 15/12/2016, nếu sau ngày 15/12/2016 mà Công ty Q không trả nợ thì lãi suất sẽ tính là 5%/tháng. Ngoài ra tại biên bản hòa giải ngày 26/5/2017 qua lời trình bày của đại diện bị đơn Công ty Q, thì đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn Công ty A thống nhất như lời trình bày của đại diện bị đơn là đến 14/5/2016 hai bên không còn mua bán với nhau nữa và có làm bảng đối chiếu công nợ là 157.789.000 đồng, còn bảng đối chiếu công nợ ngày 14/11/2016 thể hiện số nợ 186.191.000 đồng là tính lãi lên. Nay đại diện bị đơn cho rằng khấu trừ số tiền 70.222.900 đồng đã trả, nguyên đơn công ty A thống nhất, còn lại 03 khoản nợ mà đại diện bị đơn yêu cầu khấu trừ 27.834.000 đồng nguyên đơn công ty A không thống nhất. Như vậy sau khi khấu trừ nguyên đơn công ty A yêu cầu bị đơn công ty Q trả vốn nợ là 87.567.000 đồng ( tính tròn) và yêu cầu lãi chậm trả từ ngày 14/5/2016 đến khi trả nợ xong với lãi suất 3%/tháng. Tuy nhiên sau đó đến biên bản hòa giải ngày 04/8/2017, đại diện nguyên đơn Công ty A thay đổi lời trình bày, không thừa nhận bị đơn có trả 70.222.900 đồng. Nay nguyên đơn công ty A yêu cầu bị đơn công ty Q trả vốn nợ là 157.789.000 đồng (tính tròn) và yêu cầu lãi chậm trả từ ngày 14/5/2016 đến khi trả nợ xong với lãi suất 1,125%/tháng.
Bị đơn trình bày: Công ty Q có thỏa thuận mua hàng hóa vật tư may mặc qua điện thoại với công ty A, phương thức mua bán mua hàng vừa trả tiền mặt và cũng có nợ. Qua quá trình mua bán đến ngày 14/11/2016 giữa công ty A và công ty Q có ký bảng đối chiếu công nợ với số tiền là 186.191.000 đồng đã tính lãi, còn tiền vốn chỉ có 157.789.000 đồng, tuy nhiên việc này chỉ tạm ký, sẽ đối chiếu lại.
Nay căn cứ các phiếu giao hàng mà công ty Q đã trả tiền có cung cấp cho Tòa án, yêu cầu trừ lại các phần mà công ty Q đã trả. Hai bên mua bán đến ngày 14/5/2016 thì không còn mua bán thiếu nữa, lúc này hai bên có làm bảng đối chiếu công nợ tạm tính là 157.789.000 đồng, sở dĩ đến ngày 14/11/2016 tiếp tục ký bảng đối chiếu công nợ có số nợ là 186.191.000 đồng là do công ty A tính lãi lên. Nay yêu cầu tính lại như sau: tính đến 14/5/2016 đối chiếu công nợ công ty Q còn nợ lại 157.789.000 đồng, nhưng chưa trừ một số phiếu giao hàng công ty Q đã trả rồi là
70.222.900 đồng, sau khi khấu trừ số nợ còn lại là 87.567.600 đồng. Ngoài ra công ty Q có trả thêm cho công ty A do ông Nhiệm nhận 25.000.000 đồng ngày 28/10/2015 việc trả chỉ thỏa thuận miệng; Công ty A còn nợ lại công ty Q 10 bộ đồ thành tiền 2.150.000 đồng, việc này chỉ thỏa thuận miệng; Công ty A còn nợ công ty Q 9 mét vải x 76.000 đồng = 684.000 đồng, cộng 03 khoản vừa nêu là 27.834.000 đồng, yêu cầu trừ tiếp vào số nợ 87.567.600 đồng, như vậy số nợ thật sự còn lại công ty Q thừa nhận là 59.733.000 đồng. Nay công ty Q chỉ đồng ý trả số nợ 59.733.000 đồng và đồng ý trả lãi, tính từ 14/5/2016 cho đến khi trả nợ xong.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ tham gia phiên tòa giữ nguyên kháng nghị và phát biểu ý kiến như sau
Về nội dung giải quyết vụ án: Nguyên đơn và bị đơn khai mâu thuẫn số tiền nhưng Tòa sơ thẩm chưa làm rõ mà dựa vào biên bản hòa giải ngày 26.5.2017 để giải quyết vụ án là đánh giá chứng cứ chưa phù hợp. Đương sự có cung cấp phiếu giao hàng và chữ viết tay “ đã thanh toán rồi” nhưng cấp sơ thẩm chưa làm rõ dòng chữ trên do ai viết ra để xác định có hay không việc nhận tiền trong mỗi lần giao hàng để đưa vào tham gia tố tụng, lời khai của đương sự có mâu thuẫn cần phải đối chất.
Tòa nhận định:
Qua các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ thể hiện việc mua bán của các bên không được kết kết bằng văn bản, mà chỉ thỏa thuận bằng miệng, việc giao nhận hàng cũng như việc thanh toán tiền không có đầy đủ phiếu giao hàng và chữ ký của Công ty Q chính vì vậy các bên không có tài liệu xác thực để chứng minh khi có tranh chấp. Tuy nhiên chỉ có chứng cứ duy nhất để chứng minh là bảng đối chiếu công nợ ngày 14/5/2016 mà hai bên ký xác nhận là Công ty Q còn nợ Công ty A 157.789.000 đồng, số nợ này cũng được Công ty Q thừa nhận tại tòa sơ thẩm. Tuy nhiên Công ty Q lại cho rằng có trả được số tiền 70.222.900 đồng và để chứng minh điều này Công ty Q đã cung cấp 30 phiếu giao hàng trị giá 90.994.400 đồng. Các phiếu giao hàng mà Công ty Q cung cấp cũng chỉ chứng minh công ty A có giao hàng mà không chứng minh được Công ty Q có trả tiền sau khi nhận hàng, muốn chứng minh có trả tiền thì Công ty Q phải có những chứng từ đã nhận tiền từ Công ty A, hơn nữa theo biên bản xác nhận công nợ thì Công ty Q đã ký xác nhận có nợ cho nên không có cơ sở chứng minh Công ty Q có trả 70.222.900 đồng từ các phiếu giao hàng. Sau khi đối chiếu công nợ ngày 14/5/2016 Công ty A có xuất có 01 phiếu thu ngày 23/7/2016 với số tiền 7.500.000 đồng. Do đó có cơ sở kết luận Công ty Q có trả thêm 7.500.000 đồng.