Các bào tử nấm rễ nội sinh có một đặc điểm rất khác so với các loài nấm cũng nhƣ nhóm vi sinh vật thông dụng khác đó là chúng không thể nuôi cấy trực tiếp trên môi trường nhân tạo được (Gianinazzi P., Gianinazzi S., 1983; Ted, 2000;
Koide, Mosse 2001). Muốn tạo ra đƣợc bào tử nấm nội sinh hay muốn tạo chế phẩm thương mại người ta thường phải nuôi qua hệ thống cây ký chủ trực tiếp (Bakshi, 1974; Bainbridge 1995) hoặc gián tiếp (Brundrett Mark, 1996).
Các nghiên cứu cho rằng trên 80% các loài thực vật có khả năng cộng sinh với nấm Mycorrhiza, đặc biệt là cây thân thảo trong đó có cây ngô. Vì vậy, ngô là một trong những cây thân thảo đƣợc sử dụng để nhân nuôi nấm Mycorrhiza. Câu hỏi đặc ra là nấm Mycorrhiza sau khi đƣợc nhân lên trong rễ ngô có giữ đƣợc hoạt
40
tính so với ban đầu hay không. Để trả lời câu hỏi này, sinh viên tiến hành đánh giá hiệu quả của nguồn nấm sau khi nhiễm và nhân trên rễ ngô so với nguồn nấm ban đầu. Kết quả đƣợc trình bày thông qua việc theo dõi sự phát triển thân, rễ cây ngô ở các công thức thí nghiệm.
3.3.1 Chiều cao thân ngô
Bảng 3.8 Chiều cao thân cây ngô
Công Thức 8 NSM 10 NSM 12 NSM 14 NSM
Nhiễm nấm Mycorrhiza sp1 9.53a ± 0.34 15.41a ± 0.72 22.37a±1.26 29.85a±1.31 Nhiễm nấm Mycorrhiza sp2 9.10ab ± 0.30 15.38a ± 0.84 22.3a±0.42 30.18a±0.24 Nhiễm nấm Mycorrhiza sp1
đã nhân giống 8.78b ± 0.16 15.31a ± 0.53 22.39a±0.72 29.84a±0.84 Nhiễm nấm Mycorrhiza sp2
đã nhân giống 8.77b ± 0.59 14.7a ± 0.86 22a±0.79 30.19a±0.66 Đối chứng 7.18c ± 0.39 9.67b ± 0.76 13.96b±0.40 18.2b±0.28 (Ghi chú: thí nghiệm được thực hiện trong chậu)
Số liệu ở bảng 3.8 cho thấy, ở các công thức bón nấm Mycorrhiza gốc ban đầu và bón nguồn nấm Mycorrhiza đƣợc nhân lại trong rễ ngô đều cho chiều cao cây cao hơn so với công thức đối chứng không đƣợc bón nấm. So sánh chiều cao cây ngô ở các công thức có bón nấm, số liệu ở bảng cũng cho thấy:
Ở giai đoạn đầu, vào thời điểm 8 ngày sau mọc, các công thức bón nấm Mycorrhiza gốc có chiều cao thân cây phát triển cao hơn so với công thức bón nấm qua lây nhiễm trên rễ ngô. Tuy nhiên, từ 10 ngày sau mọc trở đi, chiều cao cây không có sự sai khác giữa bón nấm gốc và bón nấm sau khi nhân trên rễ cây ngô.
Có lẽ ở giai đoạn đầu, do các công thức bón nấm nhân lên trên rễ ngô thực ra là đƣa vào đƣa vào đất bào tử nằm trong rễ ngô nên sự phát tán và xâm nhập khó hơn so với dạng bào tử đã đƣợc trích ly ở các công thức nấm gốc. Chính vì vậy mà tác động của chúng chậm hơn so với bào tử nấm gốc.
41
Nhƣ vậy, nấm Myorrhiza khi nhân trên rễ ngô vẫn cho hiệu quả tốt. Khả năng thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô ở nấm nhân trên rễ ngô tương đương với khả năng thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của cây ngô của nấm gốc.
3.3.2 Khối lượng thân, chiều dài rễ, khối lượng rễ ngô Bảng 3.9 Khối lƣợng thân, chiều dài rễ, khối lƣợng rễ ngô
Công thức Khối lƣợng
thân (gam)
Chiều dài rễ (cm)
Khối lƣợng rễ (gam) Nhiễm nấm Mycorrhiza sp1 2.25a ± 0.21 17.4a ± 0.63 1.52a ± 0.16 Nhiễm nấm Mycorrhiza sp1 đã
nhân giống 2.14a ± 0.03 16.27a ± 0.26 1.49a ± 0.03 Nhiễm nấm Mycorrhiza sp2 2.40a ± 0.08 17.12a ± 0.98 1.61a ± 0.3 Nhiễm nấm Mycorrhiza sp2 đã
nhân giống 2.12a ± 0.19 16.07a ± 1.99 1.47a ± 0.15 Đối chứng 1.57b ± 0.44 13.7b ± 0.49 1.12a ± 0.13 (Ghi chú: cây được trồng trong chậu)
Nhìn vào bảng 3.9 cho thấy, các yếu tố theo dõi khối lƣợng thân, chiều dài rễ, khối lƣợng rễ ngô của các công thức có bón Mycorrhiza đều cao hơn so với công thức đối chứng. Do trong quá trình gieo trồng khi nhận đƣợc tín hiệu phát ra từ rễ, thì các bào tử nấm tiến lại gần và cộng sinh với rễ, chỉ cần phát hiện đúng cây chủ thì chúng hình thành vòi bám và quá trình cộng sinh bắt đầu (Ende, 1978). Khi cộng sinh nấm Mycorrhiza gia tăng bào tử, số lƣợng các sợi nấm cũng tăng theo, các sợi nấm len lõi sâu vào lòng đất hút các chất dinh dƣỡng cung cấp cho cây,cây hấp thu được hàm lượng dinh dưỡng cao, khả năng tăng trưởng mạnh. Mặt khác, với hệ sợi nấm phát triển thành mạng lưới dài rộng, còn kích thích cây gia tăng số lượng rễ để hấp thu, dự trữ các chất dinh dƣỡng do nấm cung cấp, vì thế khối lƣợng rễ và chiều dài rễ cây khi có nấm Mycorrhiza cộng sinh gia tăng về số lƣợng. Ngoài ra, số liệu ở bảng 3.9 còn cho thấy, không có sự sai khác về khối lƣợng thân, chiều dài rễ, khối
42
lƣợng rễ giữa các công thức đƣợc nhiễm nấm từ nguồn ban đầu và nguồn nhiễm lại trên rễ ngô.
Nhƣ vậy, có thể dùng cây ngô nhƣ là ký chủ để nhân nuôi 2 chủng nấm cộng sinh Mycorrhiza sp1 và Mycorrhiza sp2.
A B
C D Hình 3.9 Cây ngô sau 30 ngày theo dõi
A.Sử dụng chế phẩm Mycorrhiza sp1; B. Sử dụng Mycorrhiza sp1 sau khi nhân giống
C.Sử dụng chế phẩm Mycorrhiza sp2; D.Sử dụng Mycorrhiza sp2 sau khi nhân giống
43