CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Thời gian và địa điểm khảo sát thí nghiệm
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu thí nghiệm
2.3.1. Phương pháp phân tích chỉ tiêu sinh hóa trong rong bún Enteromorpha spp.
2.3.1.1 . Phương pháp xác định độ ẩm nguyên liệu của rong bún Enteromorpha spp.
a) Thiết bị.
- Cân phân tích có độ chính xác 0,0001 g - Cốc sứ
- Bình hút ẩm
- Tủ sấy bằng điện, có khả năng điều chỉnh nhiệt độ 100 - 105 oC b) Cách tiến hành thí nghiệm.
- Cốc đã được sấy khô trong tủ sấy ở 105 oC trong 3 giờ và sau đó làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng, đem cân chính xác (M).
- Sấy cốc ở nhiệt độ 105 oC đến khối lượng không đổi, cho cốc đã sấy vào bình hút ẩm 15 phút rồi đem cốc đi cân.
- Sau đó cân 3 g rong bún cho vào cốc và đem đi sấy ở nhiệt độ 105 oC đến khối lượng không đổi, cho cốc có mẫu đã sấy vào bình hút ẩm 15phút rồi đem đi cân cả cốc và mẫu. Sau đó làm nguội trong bình hút ẩm ở nhiệt độ phòng rồi đem cân xác định (M2).
- Lập lại thao tác trên nhưng mỗi lần chỉ để khoảng 30 phút trong tủ sấy cho đến khi lượng mất đi của hai lần cân liên tiếp không chênh lệch nhau quá 0,002 - 0,004 g.
c) Công thức tính kết quả.
Độ ẩm tính bằng phần % khối lượng được tính theo
Trong đó:
M : khối lượng cốc (g)
M1 : khối lượng cốc và mẫu trước khi sấy (g) M2 : khối lượng cốc và mẫu sau khi sấy (g).
2.3.1.2. Định lượng nitơ tổng số bằng phương pháp Kjeldahl
a) Nguyên tắc: vô cơ hóa mẫu bằng H2SO4 đậm đặc ở nhiệt độ cao và có chất xúc tác.
Phản ứng của quá trình vô cơ hóa mẫu như sau:
2H2SO4→ 2H2O +2SO2↑+ O2
Oxi tạo thành trong phản ứng sẽ oxi hóa các nguyên tố khác. Các phân tử chứa nitơ dưới tác dụng của H2SO4 tạo thành NH3. Ví dụ các protein bị thủy phân thành acid amine; carbon và hidro của acid amine tạo thành CO2 và H2O; còn nitơ được giải phóng dưới dạng NH3 kết hợp với H2SO4 dư tạo thành (NH4)2SO4 tan trong dung dịch.
2NH3 + H2SO4→ (NH4)2SO4
Các nguyên tố P, K, Ca, Mg,... chuyển thành dạng oxide: P2O5, K2O, CaO, MgO,...
Dùng kiềm mạnh đuổi NH3 từ muối (NH4)2SO4 hình thành thể tự do. Định lượng NH3 bằng một acid.
(NH4)2SO4 + 2NaOH = Na2SO4 +H2O + 2NH3↑
NH3 bay ra được làm lạnh biến đổi thành NH4OH rơi vào bình hứng, bình hứng chứa H2SO4 0.1N
2NH4OH + H2SO4 → (NH4)2SO4 + 2H2O + H2SO4 dư b) Hóa chất.
- H3BO4 4 %.
- HCl 0,25 N.
- NaOH 40 %.
- H2SO4 đậm đặc.
- Chất xúc tác ( K2SO4 : CuSO4 =3 : 1) c) Tiến hành thí nghiệm
Cân 100 mg bột rong biển đã sấy khô tuyệt đối cho vào bình Kjeldahl, cho tiếp 5 ml H2SO4 đậm đặc sẽ thấy xuất hiện màu nâu đen (do nguyên liệu đã bị oxi hóa).
Cho thêm vào 200 mg chất xúc tác, lắc nhẹ, đậy kín để khoảng 3 phút. Đặt bình Kjeldahl lên bếp đun, đậy miệng bình bằng một phễu thủy tinh (lưu ý giai đoạn này phải thực hiện trong tủ Hotte, đặt bình hơi nghiêng trên bếp, tránh trường hợp khi sôi mạnh hóa chất bắn ra ngoài, khi đã sôi giữ nhiệt độ bếp đun vừa phải để tránh hóa chất trào ra ngoài và không bị bay mất ammoniac).
Trong khi đun, theo dõi sự mất màu đen của dung dịch trong bình đun, khi thấy dung dịch gần như trong suốt thì có thể lắc nhẹ bình để kéo hết các phân tử ở trên thành bình còn chưa bị oxi hoá vào trong dung dịch. Tiếp tục đun cho đến khi dung dịch trong hoàn toàn. Để nguội bình rồi chuyển toàn bộ dung dịch sang bình định mức 100 ml, dùng nước cất vô đạm tráng lại bình Kjeldahl và định mức đến vạch.
*Cất đạm
Chuyển 100 ml dung dịch trong bình định mức ở trên vào bình cất đạm và 3 giọt thuốc thử Tashiro lúc này trong bình có màu tím hồng. Tiếp tục cho vào bình
cất 20 ml NaOH 45 % cho đến khi toàn bộ dung dịch chuyển sang màu xanh lá mạ (thêm 5 ml NaOH 45 % nếu dung dịch trong bình chưa chuyển hết sang màu xanh lá mạ).
Tiến hành lắp hệ thống cất đạm, cho vào bình hứng 20 ml H2SO4 0,1 N và 3 giọt thuốc thử Tashiro (dung dịch có màu tím hồng). Đặt bình hứng sao cho ngập đầu ống sinh hàn. Bật công tắc cất đạm. Kiểm tra xem hơi ra từ đầu ống sinh hàn có làm xanh giấy quỳ không, nếu không thêm NaOH 45 %.Sau khi cất đạm 20 - 25 phút để kiểm tra xem NH4OH còn được tạo ra không, dùng giấy quỳ thử ở đầu ống sinh hàn. Nếu giấy qùy không đổi sang màu xanh là được. Ngưng cất đạm, đợi hệ thống nguội mới tháo hệ thống đem đi rửa.
*Chuẩn độ
Chuẩn độ H2SO4 dư trong bình hứng bằng NaOH 0,1 N cho đến khi mất màu tím hồng và chuyển sang màu xanh lá mạ. Ghi nhận thể tích NaOH 0,1 N sử dụng.
d) Tính kết quả
Hàm lượng % nitơ tổng số tính theo công thức sau
N (mg %) = {1,42 * (V1-V2) * 100/a} * n Trong đó:
V1: số ml H2SO4 cho vào bình hứng V2: số ml NaOH 0,1 N đã chuẩn độ a: số miligam nguyên liệu
1,42: hệ số, cứ 1 ml H2SO4 dùng để trung hòa NH4OH thì tương đương với
1,42 mg Nitơ
n: hệ số pha loãng Hàm lượng % protein tổng số:
P (mg %) = N * b Trong đó:
N: hàm lượng % nitơ tổng số.
b: hệ số chuyển đổi trung bình là 6,25.
2.3.1.3 Phương pháp xác định khoáng tổng số
a) Nguyên tắc: tro thô là phần vật chất của mẫu còn lại sau khi nung (vô cơ hóa) ở nhiệt độ 550 - 700 oC trong 4 giờ. Để nguội trong bình hút ẩm. Cân tính sự chênh lệch trước và sau khi nung, ta có được hàm lượng tro trong mẫu.
b) Các bước tiến hành:
Cân 2 g mẫu rong vào chén nung đã biết trọng lượng (Po).
Đặt chén có mẫu vào lò nung (t = 100 oC) để mẫu cháy hết khói đen, đóng cửa lò và điều chỉnh đến nhiệt độ 600 oC và nung trong 4 giờ đến khi mẫu có màu trắng hay màu xám xanh là được.
Nếu mẫu chưa cháy hết, tiếp tục nung thêm 1 giờ. Làm nguội tro (thấm ướt tro bằng nước cất và thêm vào 10 - 15 giọt HNO3 đậm đặc). Nung chén mẫu ở nhiệt độ 600 oC cho đến khi được cho hóa hoàn toàn.
Để hạ nhiệt độ khoảng 200 oC. Làm nguội trong bình hút ẩm trong vòng 15 phút và đem cân P2 lặp lại quá trình nung mẫu cho đến khi khối lượng không đổi.
c) Tính kết quả:
% chất mất khi nung = (P1 - P2/mg mẫu) * 100
% khoáng tổng số = (P2 - P0/mg mẫu) * 100 Trong đó:
Po: khối lượng chén nung trước khi nung P1: khối lượng mẫu và chén trước khi nung P2: khối lượng mẫu và chén sau khi nung
2.3.1.4 Định lượng lipit theo phương pháp SOXHLET
Chỉ tiêu phân tích: xác định hàm lượng lipit có trong mẫu bột từ lá cây.
a) Nguyên tắc: dựa vào tính chất hòa tan của lipit trong dung môi hữu cơ (ether) để chiết rút lipit khỏi nguyên liệu.
b) Hóa chất.
- Petroleum ether.
c) Cách tiến hành
Chuẩn bị mẫu: cân chính xác 1 g mẫu đã nghiền nhỏ và đồng nhất. Chuyển sang bì giấy chuẩn bị sẵn, gấp miệng bao lại. Sấy bao đựng mẫu cho đến khi trọng lượng không đổi(phương pháp xác định trọng lượng khô tuyệt đối). Sau đó lấy ra để nguội trong bình hút ẩm, cân lại bao có chứa mẫu.
*Chuẩn bị mẫu trên máy Soxhlet
Cho mẫu vào ống hình trụ đựng mẫu một cách thận trọng tránh để rơi rớt. Đặt bình cầu đựng dung môi lên bếp đun. Lắp ống đựng mẫu với bình cầu đựng dung môi theo nguyên tắc bình thông nhau. Mở nước để nước chảy vào hệ thống sinh hàn. Sau cùng đổ dung môi chiết lipid qua phễu thủy tinh sao cho lượng dung môi đủ ngập mẫu và chiếm 2/3 dung tích của bình đựng dung môi.
*Chiết rút lipit trên máy soxhlet
Đặt lên bếp cách thủy chỉnh nhiệt độ 45 - 50 oC. Đun cách thủy để trích lipit trong thời gian từ 10 - 12 giờ.
Dung môi hữu cơ sôi 45 - 50 oC được chuyển sang dạng hơi theo xi phông được dẫn phía trên của bình chiết vào ống sinh hàn gặp lạnh ngưng thành giọt chảy xuống bình chiết ngập xi phông, ether chảy xuống bình đun.
Sau khi chiết rút hết lượng lipit, đem sấy khô ở nhiệt độ 105 oC khoảng 3 giờ, để nguội trong bình hút ẩm, cân lại.
d) Tính kết quả:
Trong đó:
T = % lipit có trong mẫu b = m2 - m1
m1 : trọng lượng bì
m2 : (bì + mẫu) trước khi chiết m3 : (bì + mẫu) sau khi chiết
2.3.1.5 Phương pháp định lượng phosphor tổng số bằng quang phổ kế
a) Nguyên tắc : phương pháp này dựa vào khả năng của ion orthophosphate phản ứng với amoniummolybdate tạo thành phosphomolybdate, phức chất có màu xanh lơ.
2MoO2.4MoO3 + H3PO4 (MoO2.4MoO3)2H3PO4.4H2O
Hàm lượng phospho phụ thuộc vào cường độ màu của mẫu đo ở bước sóng hấp thụ cực đại 650 nm. Dung dịch đối chứng là dung dịch không.
b) Tiến hành
*Chuẩn bị dung dịch thuốc thử
Dung dịch 1: dung dịch chuẩn gốc (chứa 100 àg phospho/ml). Hũa tan 0,144 g KH2PO4 trong bình định mức 100 ml bằng nước cất và định mức tới vạch. Chuẩn bị dung dịch chuẩn để lặp thang chuẩn (chứa 25àg phospho/ml). Lấy 25 ml dung dịch cho vào bình định mức 100 ml và định mức bằng nước cất tới vạch, ta có dung dịch 1A.
Dung dịch HCl 10 %: 250 ml HCl đậm đặc cộng với 750 ml nước cất
Dung dịch 2: dung dịch Na2SO3 20 %: cân 10 g Na2SO3 hòa vào trong 50 ml nước cất.
Dung dịch 3: dung dịch hydroquinone 0,5 %. Hòa tan 0,25 g hydroquinone trong một ít nước và 3 giọt H2SO3, thêm nước cho đủ 50 ml.
Dung dịch 4: thuốc thử Briggs hay dung dịch amoni molybdate 5 %. Hòa tan 5 g amoni molybdate trong 10 ml nước cất. Cho 15 ml H2SO4 đậm đặc vào trong 40 ml nước. Để nguội thêm tiếp dung dịch amoni molybdate 5 % đã chuẩn bị vào hỗn hợp, để nguội thêm nước cho đử 100 ml.
Hỗn hợp thuốc thử: trộn các dung dịch 2, 3, 4 theo tỷ lệ 1:1:1.
*Chuẩn bị dung dịch tro phân tích - Cân chính xác 2 g mẫu
- Vô cơ mẫu ở 550 oC trong 4 giờ, để nguội. Thấm ướt tro bằng vài giọt nước cất và thêm 10 ml dung dịch HCl 10 % và 0,5 ml HNO3 đậm đặc.
- Đun nhẹ trong 5 phút (đến khi thấy bay hơi), để nguội đến nhiệt độ phòng.
Rửa sạch chất nung và định mức thể tích dung dịch tro đến 250 ml bằng nước cất.
Bảng 2.1: Số liệu dựng đường chuẩn Phospho
Ống nghiệm ĐC 1 2 3 4 5
Nồng độ P(àg/ml) 0 100 200 300 400 500
Dung dịch P chuẩn (ml) 0 1 1 1 1 1
Nước cất (ml) 5 4 4 4 4 4
Dung dịch thuốc thử (ml)
3 3 3 3 3 3
Nước cất (ml) 2 2 2 2 2 2
* Xác định hàm lượng phospho có trong rong.
- Lấy 10 ml dung dịch tro cho vào bình nón dung tích 100 ml, định mức cho đủ 100 ml ta có dung dịch thứ 2.
- Lấy 1 ml dung dịch thứ 2 cho vào trong ống nghiệm.
- Thêm 3 ml hỗn hợp thuốc thử + nước cất cho đủ 10 ml. Trộn đều hỗn hợp, để yên 30 phút, đem đo ở bước sóng 650 nm.
c) Tính toán kết quả
Trong đó:
X: số àg P cú trong dịch thử
V: thể tích dung dịch sau khi tro hóa m: khối lượng mẫu thử
10^6 : hệ số chuyển đổi từ g sang àg V: thể tích thử
2.3.1.6 Phương pháp định lượng Sắt a) Nguyên tắc.
Fe2+ trong dung dịch kết hợp với orthophenaltrolin thành một phức chất có màu đỏ khá bền vững trong môi trường pH = 3 - 9. Nếu muốn màu không bi ảnh hưởng của thuốc thử thừa và sự có mặt của các ion khác, phản ứng cần tiến hành ở pH = 3,5 - 4,5.
Phức này gồm có 3 phân tử orthophenaltrolin kết hợp với một ion Fe2+. Phản ứng đặc hiệu cho Fe2+ nên phải chuyển hết Fe3+ thành Fe2+ bằng cách khử với hydroquinon.
b) Hóa chất.
- Dung dịch HCl đậm đặc
- Dung dịch HCl 20 %
- Dung dịch orthophenaltrolin 0,5 % trong nước
- Dung dịch đệm pH = 3,5 - 4,5 gồm 650 ml CH3COOH 0,1 M +350 ml CH3COONa 0,1 M
- Dung dịch hydroquinon 1 % trong dung dịch đệm pH = 4.5
- Dung dịch chuẩn sắt: cân 0,7203 g (NH4)2Fe(SO4)26H2O, thêm nước cất cho đủ 1000 ml. Như vậy dung dịch này chứa 10 mg/l Fe2+.
c) Cách tiến hành thí nghiệm.
Chuẩn bị mẫu: Cân 2 g mẫu đem nung thành tro trắng, hòa tro với 5 ml HCl đậm đặc, đun trên bếp cách thủy cho đến khô, lập lại lần thứ hai như trên. Lần thứ ba hòa tan tro trong 5 ml HCl 20 %, lọc, rửa cặn, giấy lọc và phễu nhiều lần bằng nước cất nóng. Dung dịch lọc và nước rửa cho vào bình định mức 50 ml, thêm nước cất vừa đủ 40 ml. Điều chỉnh pH =3,5 - 4,5 bằng CH3COONa 0,2 M. Sau đó thêm nước cất cho đủ 50 ml. Ta được dịch thử.
Bảng 2.2 : Số liệu dựng đường chuẩn Sắt
Ống nghiệm ĐC 1 2 3 4 5
Nồng độ Fe chuẩn
(mg/l) 0 100 200 300 400 500
Dung dịch Fe chuẩn
(ml) 0 10 10 10 10 10
Nước cất (ml) 10 0 0 0 0 0
Dung dịch
hydroquinon (ml) 1 1 1 1 1 1
2.3.1.7 Phương pháp định lượng đường tổng số trong rong Bún Enteromorpha spp.
a) Nguyên tắc
Hàm lượng đường khử được xác định theo phương pháp Miller. Phương pháp này dựa trên việc đo mật độ quang của phức màu đỏ sậm đặc trưng được tạo ra giữa đường khử và thuốc thử DNS ở bước sóng 540 nm.
b) Dụng cụ và hóa chất - Dụng cụ
+ Bình định mức 100 ml + Bình tam giác 250 ml + Phễu lọc, giấy lọc + Ống nghiệm + Quang phổ kế - Hoá chất
+ Thuốc thử DNS: cân 5 g DNS vào becher 1000 ml, thêm 200 ml nước cất, đặt vào chậu nước khuấy 80 oC khuấy đều. Thêm dung dịch NaOH (8 g NaOH trong 75 ml nước cất) khuấy đều, ở nhiệt độ 80 oC. Thêm 150 g K, Na-Tartrate vào dung dịch trên, khuấy ở 80 oC. Làm lạnh DNS đến nhiệt độ phòng. Chuyển vào bình định mức 500 ml.
+ H2SO4 72 % + Nước cất
c) Cách tiến hành
* Dựng đường chuẩn glucose:
Hòa tan 100 mg glucose với 80 ml nước cất và chuyển vào bình định mức 100 ml, thêm nước cất cho đến vạch và lắc đều.
Bảng 2.3 : Số liệu dựng đường chuẩn glucose
Số ống 0 1 2 3 4 5
Nồng độ glucose 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5
V dung dịch glucose
(ml) 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5
V nước cất (ml) 1 0,9 0,8 0,7 0,6 0,5
V DNS (ml) 2 2 2 2 2 2
Lắc đều các ống nghiệm này, đem đun sôi cách thủy trong 10 phút. Làm lạnh đến nhiệt độ phòng. So bước màu ở bước sóng 540 nm.
*Chuẩn bị mẫu phân tích
- Cân 0,3 g mẫu rong khô tuyệt đối cho vào lọ nhỏ.
- Thêm vào 3 ml H2SO4 72 % khuấy đều, để yên 30 phút.
- Bổ sung thêm 80 ml nước cất, sau đó chuyển sang nồi hấp 121 oC, 1 atm trong 20 phút.
- Để nguội.
- Lọc qua phễu và giấy lọc.
- Pha loãng.
- Ta thu được dịch thử.
- Mẫu glucose chuẩn xử lý với H2SO4 72 % thực hiện tương tự như mẫu rong.
- Ta tiến hành như dựng đường chuẩn:
Bảng 2.4: Tiến hành xác định đường tổng trong mẫu rong
Ống đối chứng
Ống mẫu glucose
Ống mẫu rong
V mẫu (ml) 0 1 1
V nước cất (ml) 1 0 0
V DNS (ml) 2 2 2
Dung dịch mẫu ta lắc đều, đem đun sôi cách thủy trong 10 phút. Làm lạnh đến nhiệt độ phòng. So bước màu ở bước sóng 540 nm.
2.3.1.8 Định lượng Caxi và Magne trong rong Bún Enteromorpha spp.
a) Nguyên tắc
- Acid etylen diamin tetracetic (trilon B) có khả năng tạo những phức có nhiều cation, đặc biệt là Ca và Mg. Acid etylen diamin tetracetic hoặc muối natri của nó Complexon III ở môi trường kiềm, cho với Ca một phức bền vững mà oxalate ammonium cũng không lấy Ca để tủa được.
- Chỉ một vài chỉ thị màu đặc biệt mới phát hiện sự có mặt của Ca2+ và Mg2+, nên eriocrom đen T cho màu đỏ khi có Ca2+ và Mg2+ tự do và màu lơ khi có những ion đó ở dạng phức chất.
b) Hóa chất.
- Dung dịch KCN 3 %
- Dung dịch đệm amonium pH 10: cân 6,7g NH4Cl + 30 ml nước cất, khấy cho tan, thêm 57 ml NH4OH và nước cất cho đủ 100 ml.
- Dung dịch Trilon B 0,02 N: cân 3,73 g Trilon B + nước cất cho đủ 1000 ml.
- Chỉ thị Đen Eriochrom T: cân 0,1 g Đen Eriochrom T + 50 g NaCl tinh khiết, nghiền nhuyễn trong cối, cất vào chai thủy tinh đậy nút kín.
- Chỉ thị murexid: cân 0,1 g murexid + 50 g NaCl tinh khiết. Nghiền nhuyễn trong cối, cho vào chai thủy tinh đậy nút kín.
c) Cách tiến hành thí nghiệm.
Trước hết xác định tổng lượng canxi và magie, sau đó xác định hàm lượng canxi. Hiệu số giữa tổng lượng canxi và magie với hàm lượng canxi sẽ cho biết hàm lượng magie.
Chuẩn bị mẫu thử: tùy theo hàm lượng Ca và Mg, cân chính xác khoảng 2 - 5 g mẫu, nung thành trắng, hòa với 5 ml HCl tinh khiết, đun cách thủy tới khô trên nồi cách thủy sôi. Làm lần thứ 2 như trên. Lần thứ 3 hòa tan với 5 ml HCl 20 %, lọc trên giấy lọc không cho. Rửa chén nung nhiều lần bằng nước cất nóng. Dịch lọc và cả nước rửa cho cả vào bình định mức, cuối cùng cho thêm đủ 20 ml, ta có được dịch thử.
*Xác định tổng lượng canxi và magie
Nguyên tắc
Để xác định tổng lượng canxi và magie, thông thường người ta sử dụng phương pháp xác định độ cứng toàn phần của nước. Phương pháp này là dùng trilon B (EDTA C10H14N2O8Na2) để chuẩn độ và chất chỉ thị màu là đen Eriochrom T (C20H12N2O7SNa).
Trong môi trường pH 10 các ion Ca và Mg tác dụng với chất chỉ thị màu sẽ cho ra chất phức tạp có màu đỏ tím.
Mg2+ + HI2- MgI- + H+
Chất phức tạp này bền hơn chất phức tạp của Ca và Mg với trilon B. Do đó, trilon B sẽ chiếm lấy Ca và Mg để tạo thành chất phức tạp bền hơn . Chất chỉ thị màu được phóng thích tự do và trở lại màu xanh lam của nó. Nếu ký hiệu của trilon B là H2Y2- thì có phản ứng.
Xanh lam Đỏ tím
MgI- + H2Y2- MgY2- + HI2- + 2H+ Cách tiến hành
Tiền hành thí nghiệm: lấy 20 ml dung dịch ở trên cho vào bình tam 100 ml giác khô và sạch, nhỏ vào 5 giọt KCN 3 % (để ngăn cản một số ion như Fe3+, Fe2+, Cu2+...tỏc dụng với trilon B). Thờm vào bỡnh khoảng ẵ hạt gạo chỉ thị đen Eriochrom T, dung dịch có màu đỏ tím, dùng dung dịch trilon B chuẩn độ cho đến khi chuyển sang màu xanh lam. Thể tích trilon B 0,02 N chuẩn độ dung dịch có giá trị tương đương với hàm lượng Ca và Mg. Cần thực hiện song song một mẫu đối chứng.
Công thức tính:
Trong đó:
V: thể tích dung dịch trilon B 0,02 N dùng để chuẩn độ Vo: thể tích trilon B 0,02 N dùng để chuẩn độ sự thử không
∆ V= V - Vo
a: trọng lượng mẫu khô tương đương với thể tích dung dịch mẫu lấy chuẩn độ.
V: thể tích trilon B 0,02 N dùng để chuẩn độ dung dịch mẫu tương đương với 100 g mẫu khô tính bằng ml/100 g mẫu khô.
*Xác định hàm lượng canxi
Nguyên tắc
Dùng trilon B để xác định Ca trong dung dịch với chỉ thị là murexid (C8H5O6N5) trong môi trường có pH 12.
Chất chỉ thị murexid là H3I- trong môi trường pH 12, H3I- có màu tím và khi kết hợp với Ca tạo thành chất phức tạp có màu hồng.
Đỏ tím Không màu Không màu Xanh lam