gà giống [17]
Tuổi Loại vaccine Phương pháp chủng
1 ngày B1 IO (nhỏ mắt)
14 ngày Lasota Pha trong nước uống
5 tuần Lasota IO
12 tuần Lasota IO
16 tuần Lasota Pha trong nước uống
22 tuần Vaccine virus chết IM (tiêm bắp)
Hoặc:
Tuổi Loại vaccine Phương pháp chủng
1 ngày Lasota IO
14 ngày Lasota IO
5 tuần Lasota IO
10 – 12 tuần LasotaVaccine virus chết IOIM
18 – 20 tuần Lasota IO
Vaccine virus chết IM
Bảng 2.6. Tiêm chủng vaccine đối với gà thịt
Tuổi Loại vaccine Đường dùng
1 - 7 ngày Lasota IO
Vaccine virus chết SC (tiêm dưới da)
21 - 28 ngày Lasota IO
Roakin WW (chủng qua màng cánh)
Ở gà con mới nở sự có mặt của kháng thể thụ động chỉ giúp cho con vật đề kháng với bệnh trong vòng một thời gian ngắn. Và để đảm bảo trạng thái
miễn dịch liên tục cho đàn gà chúng ta cần phải sử dụng vaccin tạo miễn dịch chủ động.Trong quá trình phòng bệnh Newcastle, thì công tác tiêm phòng là một trong những biện pháp cần được chú ý. Theo giả thuyết miễn dịch khép kín của Nguyễn Bá Huệ và cộng sự (1986) [11] thì trong một vùng tổ chức đồng thời miễn dịch cho 100% đàn gà từ 1 ngày tuổi trở lên và liên tục miễn dịch cho toàn bộ cho đàn gà con mới nở thêm trong thời gian 6 - 12 tháng (không làm thêm biện pháp nào khác nữa) bằng vaccine lasota thì có thể tiêu diệt được bệnh Newcastle. Nếu miễn dịch khép kín được duy trì liên tục ở một vùng trong khoảng thời gian 6 - 12 tháng cắt đứt hoàn toàn động vật thụ cảm của dây chuyền lây lan dịch thì nguồn truyền nhiễm cũng tự mất đi, virus Newcastle cũng tự hủy diệt bệnh toi gà Newcastle ở trong một vùng sẽ tự nó bị tiêu diệt đi.
2.11.5 Giám sát bệnh Newcastle [2]
- Hàng năm, Cục Thú y chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giám sát bệnh Newcastle;
- Nội dung giám sát bao gồm: giám sát lâm sàng nhằm phát hiện nhanh ổ dịch, giám sát lưu hành vi rút và giám sát huyết thanh nhằm đánh giá tỷ lệ lưu hành của tác nhân gây bệnh, lưu hành kháng thể, giám sát sự biến đổi và đánh giá độc lực của vi rút;
- Chính quyền các cấp chỉ đạo các cơ quan liên quan hỗ trợ ngành thú y thực hiện các chương trình giám sát bệnh Newcastle
2.11.6 Kiểm dịch và kiểm soát vận chuyển [2]
- Kiểm dịch biên giới: thực hiện việc kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới theo quy định.
- Chính quyền các cấp chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương phối hợp với ngành thú y tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý gia cầm nhập lậu;
- Thường xuyên thực hiện khử trùng, tiêu độc mọi phương tiện vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm khi đi qua cửa khẩu.
- Kiểm dịch trong nước:
- Các cơ quan thú y thực hiện kiểm dịch gia cầm, sản phẩm gia cầm tại nơi xuất phát và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định;
- Các trạm, chốt kiểm dịch động vật tại các đầu mối giao thông có nhiệm vụ kiểm soát việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỐI TƯỢNGNGHIÊN CỨU
Gà đã giết mổ taị các lò giết mổ gia cầm và gà xung quanh lò mổ (phường Xuân Phú) và cách lò mổ trên 3 km(phường An Đông)
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đánh giá khả năng cho đáp ứng miễn dịch chống lại bệnh Newcastle trên địa bàn Thừa Thiên Huế.
Xác định tỷ lệ lưu hành kháng nguyên Newcastle trên địa bàn Thừa Thiên Huế bằng phản ứng SSIA.
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian tiến hành từ tháng 2/1/2012 đến tháng 5/5/2012
Địa điểm thí nghiệm: phòng thí nghiệm vi sinh vật học, bộ môn truyền nhiễm, khoa chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm – Huế.
Địa điểm lấy mẫu: lò mổ Xuân Phú ,gà của các hộ dân xung quanh lò mổ (thuộc Phường Xuân Phú) và gà của các hộ dân cách lò mổ trên 3km (thuộc Phường An Đông)
3.3.2 Vật liệu nghiên cứu
- Các loại hóa chất: KH2PO4 (potassium dihydrogen orthophosphate) NaHPO4.2H2O (sodium phosphate monobasic), NaCl (sodium chloride), C72H52O46 (acid tannic), C6H8O7 (acid citric), HCHO (formalin 20%), cồn ethylic...
- Các loại dung dịch: Alsever, dung dịch sinh lý pH 7,2, nước cất, dung dịch muối sinh lý đệm phosphate (PBS) pH 7,2; dung dịch muối sinh lý đệm phosphate (PBS) pH 6,4.
- Các dụng cụ cần thiết cho phản ứng như: Ống Eppendorf, ống nghiệm, bình tam giác, ống đong, đèn cồn, khay nhựa vi chuẩn độ 96 lỗ đáy U, pipet các cỡ, nạo xương y tế #0001…
- Các thiết bị: tủ đông, tủ sấy, máy lắc, máy khuấy từ, máy hấp cao áp, máy li tâm, tủ lạnh, buồng cấy, cân điện tử...
- Vaccine Lasota (trong hạn sử dụng) trình bày dạng 5 ml, do Phân viện Thú y Miền Trung sản xuất để viruts hóa hồng cầu.
- Ngan có khối lượng khoảng 2,5 - 3kg/con để lấy hồng cầu dùng chế kháng nguyên hồng cầu gắn virus Newcastle.
- Mẫu phân và mẫu máu :
+ Mẫu phân: Được lấy từ lò mổ gia cầm ở lò mổ Xuân Phú (mỗi con lấy một đoạn trực tràng có chứa phân khoảng 3-5 cm cho vào túi polyethylene), bên cạnh đó mẫu còn được lấy từ các hộ dân xung quanh lò mổ (thuộc phường Xuân Phú) và cách lò mổ trên 3km ( thuộc phường An Đông), mẫu lấy xong được ghi nhãn. Khi về phòng thí nghiệm, lấy ống Eppendorf cho vào mỗi ống 1 ml nước sinh lý. Lấy nạo xương y tế cỡ số #0001 sạch, đã được đốt tiệt trùng và để nguội, gạn lấy mẫu phân trong túi polyethylene, lấy vừa đầy nạo rồi khuấy đầu nạo đó vào ống Eppendorf chứa nước sinh lý cho tan hết phân (ghi số mẫu tương ứng ở túi lên ống). Mỗi ống Eppendorf sẽ dùng cho một mẫu phân. Đốt đầu nạo và ngâm trong cồn để tiệt trùng sau mỗi lần hoà xong một mẫu. Sau đó ly tâm các ống Eppendorf với tốc độ 3000 vòng/phút trong thời gian 5 phút. Bỏ cặn lấy dung dịch nổi phía trên. Đem bảo quản ở tủ lạnh -20 oC [31].
+ Mẫu máu được lấy từ lò mổ : dùng ống nghiệm vô trùng lấy máu từ tĩnh mạch cổ, mỗi ống nghiệm lấy 3-5 ml để nghiêng cho đến khi máu đông lại rồi bỏ vào thùng đá đông khô mang về phòng thí nghiệm. Dùng pipet hút và tận thu huyết thanh vào Eppendorf. Sau đó dùng phản ứng IHA để kiểm tra hiệu giá và tiến hành pha về hiệu giá chuẩn 4log2. Bảo quản ở tủ lạnh -20 oC.
3.3.3 Phương pháp pha hóa chất
- Dung dịch muối sinh lý đệm phosphate (PBS) 0,15M, pH 7,2 và pH 6,4 Hòa tan 11,87 gam Na2HPO4.2H2O (hoặc 9,47 gam Na2PO4) vào trong 1000 ml nước cất. Bên cạnh đó, hòa tan 9,08 gam KH2PO4 vào trong 1000 ml nước cất. Sau đó, lấy 720 ml dung dịch Na2HPO4 hòa tan với 280 ml dung dịch KH2PO4 ta thu được dung dịch A. Lấy 300 ml dung dịch A hòa với 700 ml dung dịch sinh lý ta có dung dịch PBS pH 7,2. Hấp cao áp tiệt trùng ở 1210C trong 15 phút. Nếu pha 150 ml dung dịch Na2HPO4 với 150 ml dung dịch KH2PO4 rồi pha 300 ml dung dịch này với 700 ml dung dịch sinh lý muối ta có dung dịch PBS, pH 6,4. Hấp cao áp tiệt trùng ở 1210C trong 15 phút.
- Dung dịch sinh lý 0,85% có pH 7,2:
Hòa tan 8,5 g NaCl vào trong 1000 ml nước cất, hấp cao áp tiệt trùng ở nhiệt độ 1210C trong 15 phút.
Hòa tan 2,5 g Glucose, 8 g Acid Citric và 4,2 gam NaCl trong 1000 ml nước cất, hấp cao áp tuyệt trùng ở 121 oC trong vòng 15 phút.
- Dung dịch Tannin xử lý bề mặt hồng cầu:
Hòa tan 0,1 gam axit tanic vào 100 ml nước cất ta có dung dịch tanin 1/1000. Lấy 1 ml dung dịch này pha với 19 ml dung dịch sinh lý (NaCl) ta có dung dịch tannin 1/20.000, hấp cao áp 121 oC trong 15 phút.
Formol 5%: Pha 1 ml formol 40% cùng với 3 ml PBS 7,2.