Yêu cầu về quản lý chăn nuôi gia cầm [2]

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình cảm nhiễm virut newcastle bằng phương pháp SSIA ở gà giết mổ và gà tại các vùng nuôi khác nhau (Trang 28 - 32)

- Chăn nuôi gia cầm phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y, chất lượng con giống, quy trình chăn nuôi, quy trình phòng bệnh theo quy định phòng, chống dịch của cơ quan thú y.

- Cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô tập trung từ 500 con trở lên phải đăng ký với cơ quan thú y ở địa phương; phải có cán bộ thú y quản lý, theo dõi. Số lượng đàn gia cầm, đầu gia cầm phải được cập nhật ít nhất 3 tháng một lần.

- Khuyến khích việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh Newcastle

2.11.4 Phòng bệnh bằng vắc xin

Thực hiện phòng bệnh định kỳ bằng vắc xin theo quy định tại Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tiêm phòng bắt buộc vắc xin cho gia súc, gia cầm. Việc phòng bệnh bằng vắc xin phải được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm tạo miễn dịch bảo hộ cho đàn gia cầm mới phát sinh hoặc hết thời gian miễn dịch.

- Đối tượng tiêm phòng: gà các loại, chim cút;

- Phạm vi tiêm phòng: Các cơ sở chăn nuôi tập trung, chăn nuôi hộ gia đình trong phạm vi cả nước;

- Thời gian tiêm phòng: tiêm phòng định kỳ mỗi năm 2 lần: vào tháng 3 – 4 và tháng 9 – 10, các tháng tiêm phòng bổ sung cho đàn gà mới phát sinh. Tùy theo lứa tuổi gà, loại vắc xin có thể nhỏ vắc xin vào mắt, mũi hoặc tiêm đối với chăn nuôi hộ gia đình. Đối với chăn nuôi tập trung tiêm phòng theo lịch [2].

2.11.4.1 Khái niệm văccin

Vaccine là chế phẩm sinh học hoặc bán sinh học, được con người tạo ra và đưa vào cơ thể để gây miễn dịch, tập dược cho cơ thể thực hiện quá trình đáp ứng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh, khi chúng xâm nhập vào cơ thể những lần sau đó.

2.11.4.2 Sử dụng văccin vô hoạt (văccin chết)

Trước đây người ta dùng chủng virus Newcastle có độc lực cao gây nhiễm cho phôi gà, khi phôi chết, nghiền nát thành huyễn dịch 20% với nước sinh lý, có keo phèn để hấp phụ và được vô hoạt bằng formol hoặc peta - propiolacton. Chỉ tiêm các văccin này dưới da hoặc bắp thịt. Tiêm cho mỗi gà 2ml nếu tiêm 1 lần và 1ml nếu tiêm 2 lần cách nhau từ 7-10 ngày. Với gà Tây tiêm liều gấp đôi. Văccin này thích hợp dùng cho gà trên 3 tháng tuổi , cho miễn dịch từ 3-6 tháng [6]. Tuy nhiên với loại văccin chết có dầu chỉ tiêm một lần cho gà mái tơ sắp đẻ. Liều lượng , tuổi gà, thời gian tiêm nhắc lại cần làm theo chỉ dẫn của nơi sản xuất văccin [24].

Ưu điểm:

+ Văccin chết thì oan toàn do không gây tình trạng mang trùng sau khi tiêm chủng.

+ Cho đáp ứng miễn dịch cao hơn và kéo dài hơn vaccine sống, Nhược điểm:

+ Đòi hỏi phải bắt từng con gà để tiêm. + Miễn dịch xuất hiện chậm.

Các vaccine virus chết phần lớn được chủng bằng phương pháp tiêm. Gà thịt thường được chủng dưới da cổ. Đối với gà giống, thường chủng bằng cách tiêm bắp ở cơ đùi, ngực, cánh hoặc phao câu, cũng có thể chủng bằng cách tiêm dưới da cổ. Đáp ứng miễn dịch bắt đầu khoảng 10 - 12 ngày sau khi chủng và cao nhất khoảng 4 - 6 tuần sau đó. Đối với gà thịt, việc chủng vaccine virus chết trong khoảng tuần lễ đầu tiên kết hợp với vaccine sống giúp bảo vệ đàn gà ở những vùng có nguy cơ mắc bệnh cao [17].

2.11.4.3 Sử dụng văccin nhược độc

Văccin virus nhược độc phòng bệnh Newcastle sử dụng tốt cho gà thịt, gà giống. Đây là loại văccin mà độc lực giảm tự nhiên hoặc nhân tạo. Có thể xếp các chủng virus nhược độc thành 3 loại theo thứ tự độc lực giảm dần là : Virus có độc lực mạnh, virus có độc lực trung bình, virus có độc lực yếu. Cách xếp loại này dựa vào một số yếu tố thí nghiệm như chỉ số gây bệnh ở hệ thần kinh, thời gian giết chết phôi thai gà, chỉ số gây bệnh qua đường tĩnh mạch.v.v… [24]. Và mỗi loại sẽ có độ dài miễn dịch khác nhau.

+ Loại nhược độc mạnh: chủng M (hệ 1), hay vô hoạt nhũ dầu Imopest. Thời gian miễn dịch 4 - 6 tháng.

+ Loại nhược độc vừa: Roakin; Sotasec. Thời gian miễn dịch 2 - 3 tháng. + Loại nhược độc yếu: chủng F (hệ 2); Pestos hay B1. Thời gian miễn dịch từ 21- 40 ngày.

Hiện nay người ta thường sử dụng các chủng:

- Roakin là một chủng độc lực vừa, được sử dụng trong những vùng mà virus gây bệnh Newcastle độc lực mạnh hướng nội tạng đang là một vấn đề quan trọng. Có thể dùng chủng văccin sống bằng phương pháp nhỏ mắt, phun sương, cho uống hoặc chủng qua màng cánh. Chủng Roakin được chủng qua màng cánh cho gia cầm lớn hơn 4 tuần tuổi đã được chủng lót với chủng Lasota. Khi sử dụng chủng virus độc lực yếu, phương pháp nhỏ mắt cho miễn dịch cao nhất, kế đó là phương pháp phun sương và sau đó là phương pháp cho qua nước uống [17].

Văccin độc lực yếu được sử dụng rộng rãi và thường là các chủng B1 hay Lasota. Chủng B1 độc lực yếu được sử dụng trong những vùng nguy cơ nhiễm bệnh thấp hoặc để tiêm chủng lần đầu. Chủng Lasota sinh ra phản ứng nhiều hơn, đáp ứng miễn dịch mạnh hơn và bảo vệ tốt hơn.

Các chủng virus khác nhau có độc lực khác nhau, quy trình sản xuất văccin cũng khác nhau, phương pháp sử dụng văccin cũng khác nhau do đó chúng cho đáp ứng miễn dịch cũng khác nhau. Vì vậy, tùy theo điều kiện của từng nước, từng vùng, từng địa phương mà người ta sử dụng các chủng văccin Newcastle khác nhau để sản xuất vaccine phòng bệnh [35]. Cũng theo Nguyễn Như Thanh và cộng sự (1997) thì ở nước ta hiện nay lưu hành các loại văccin phòng bệnh Newcastle sau đây:

- Văccin nhược độc Newcastle chế từ chủng Lasota.

Văccin Lasota dùng cho gà mới nở, gà con, miễn dịch bằng phương pháp nhỏ mắt, nhỏ mũi, cho uống hoặc nhúng mỏ, hoặc phun sương, mỗi liều văccin chứa khoảng 107 EID50, cho miễn dịch được 2 tháng

-Văccin nhược độc đông khô chủng M (Mukteswar hay Mesogen) hay còn gọi là hệ 1. Chủng vào lúc trên 2 tháng tuổi, tiêm dưới da. Sau 4 - 6 tháng chủng lại 1 lần.

Cách chế văccin: Dùng virus nhược độc chủng Mukterwa (hay Mesogen), tiêm vào xoang niệu mô của phôi gà 10 - 12 ngày, hàn lỗ tiêm bằng parafin rồi để vào tủ ấm 37 oC hấp tiếp. Sau 24 - 72 giờ virus giết chết phôi, lấy ra để tủ lạnh cho các mạch máu của phôi co lại và nước trứng lắng, sau đó tiến

hành mổ trứng, hút nước trứng. Sau khi kiểm tra vô trùng, an toàn và hiệu lực của văccin trong phòng thí nghiệm nếu đạt các chỉ tiêu quy định của một văccin thì văccin sẽ được đóng ampoul, mỗi ống từ 0,5 - 1 ml, và được bảo quản trong tủ lạnh âm, sâu.

Vaccine được pha loãng theo tỷ lệ 1% với nước sinh lý vô trùng rồi tiêm cho mỗi gà 0,2 ml vào dưới da chỗ khuỷu cánh mỗi liều vaccine chứa khoảng 104 EID50. Sau khi tiêm 1 tuần gà có miễn dịch, sau 2 tuần gà có miễn dịch chắc chắn và miễn dịch có thể kéo dài 12 tháng.

Ở những vùng có dịch nên tiêm mỗi năm 2 lần, chú ý với những gà mới tách mẹ cần được tiêm phòng ngay.

Nhược điểm:

+ Gà mái đang đẻ trứng có thể bị ngừng đẻ hoặc giảm sản lượng trứng + Gà có thể có các phản ứng như rối loạn hô hấp, tiêu hóa hoặc liệt, nhất là đối với gà dưới 2 tháng tuổi, gà gầy yếu, nhưng nếu trước đó đã được chủng bằng vaccine Lasota rồi thì phản ứng này cũng ít xảy ra

- Văccin Newcastle V4: chế từ chủng V4 (Queensland V4) phân lập năm 1966 tại Úc trên đàn gà bình thường. Chủng Newcastle V4 hoàn toàn không có độc lực, không có khả năng gây bệnh cho gà, nhưng giữ được tính kháng nguyên và gây miễn dịch cho gà, khi gà được tiêm phòng.

Ưu điểm:

+ Có thể nhỏ mũi, nhỏ mắt, phun sương, cho uống, cho ăn rất thuận lợi. + Là chịu nhiệt và truyền ngang, do đó có thể để lâu ở nhiệt độ bình thường, không cần bảo quản lạnh trong khi vận chuyển, vì vậy còn có tên là văccin chiệu nhiệt V4, và còn có tác dụng miễn dịch qua tiếp xúc (miễn dịch truyền ngang) giữa gà không dùng nhốt văccin chung với gà được miễn dịch bằng văccin Newcastle V4.

Bảng 2.4. Chủng virus Newcastle dùng làm vaccine nhược độc [17].

Chủng Đường dùng

F1 Lentogen. Thường sử dụng cho gà con, có thể dùng cho gà mọi lứa tuổi.

B1 Lentogen. Sử dụng cho gà mọi lứa tuổi.

Lasota Lentogen. Thường là nguyên nhân chính gây tổn thương đường hô hấp khi tiêm chủng, là mũi tăng cường cùng với F1

hoặc B1.

V4 Dùng cho gà mọi lứa tuổi.

V4 - HR Biến nhiệt từ chủng V4, chịu nhiệt, dùng cho gà mọi lứa tuổi. I - 2 Chịu nhiệt, dùng cho gà mọi lứa tuổi.

Mukteswar

Mesogen, phân bố rộng. Có thể gây phản ứng khi chủng (tổn thương đường hô hấp, giảm sản lượng/trọng lượng trứng và thậm chí gây chết), chủng bằng cách tiêm.

Komarov Mesogen. Dùng là mũi tăng cường, chủng bằng cách tiêm. Một số loại vaccine và cách sử dụng cho từng loại gà

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình cảm nhiễm virut newcastle bằng phương pháp SSIA ở gà giết mổ và gà tại các vùng nuôi khác nhau (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w