1.2.1 Alkaloid:
1.2.1.1 Giới thiệu về alkaloid:
Alkaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, đa số có nhân dị vòng, có phản ứng kiềm, thường gặp trong thực vật và đôi khi có trong động vật, thường
13
có dƣợc tính mạnh và cho những phản ứng hóa học với một số thuốc thử chung của alkaloid.
Tuy nhiên cũng có một số chất đƣợc xếp vào nhóm alkaloid nhƣng nitơ không có dị vòng mà ở mạch nhánh nhƣ: ephedrine, capsaisin, hordenin, colchicine. Một số alkaloid không có phản ứng với kiềm nhƣ colchicine, ricinin, theobromin và có alkaloid phản ứng với acid yếu nhƣ arecaidin và guvacin.
1.2.1.2 Vai trò của alkaloid:
Công dụng của alkaloid rất đa dạng và phong phú, tùy theo từng loại alkaloid:
Tác dụng lên hệ thần kinh:
Kích thích thần kinh trung ƣơng: strychnine, caffeine Ức chế thần kinh trung ƣơng: morphin, Codeine Kích thích thần kinh giao cảm: ephedrine
Liệt giao cảm: yohimbin
Kích thích phó giao cảm: pilocarpin Liệt phó giao cảm: atropine
Gây tê: cocaine
Tác dụng hạ huyết áp: reserpine, serpentin
Chống ung thƣ: taxol, vinblastine, vincristine
Diệt kí sinh trùng, diệt khuẩn: quinine, berberine, arecoline, emetine 1.2.2 Flavonoid:
1.2.2.1 Giới thiệu về flavonoid:
14
Flavonoid có thể định nghĩa là một chất chuyển hóa trung gian của thực vật, tồn tại chủ yếu trong thực vật, đặc biệt nhiều ở lá sen.
Flavonoid tồn tại dưới dạng đa màu sắc, mục đích để thu hút côn trùng, tạo điều kiện cho sự thụ phấn của cây. Nó đóng vai trò là nhân tố bảo vệ, chất chống oxy hóa và bảo tồn acid ascorbic trong tế bào, đồng thời ngăn cản các tác nhân gây hại… Các nhóm phenol của flavonoid có nhiệm vụ hòa tan các chất để dễ dàng di chuyển qua các màng sinh học. Điều này có ý nghĩa rất lớn, chứng tỏ flavonoid là chất rất cần thiết cho cơ thể người.
Thông thường Flavonoid sẽ tồn tại là nhóm hợp chất màu vàng, một số có màu đỏ, tím, xanh hoặc không màu…
Hình 1.10 Công thức hóa học của Flavonoid.
1.2.2.2 Vai trò của flavonoid:
Flavonoid có những tác dụng sinh học nhƣ:
Ngăn chặn nguy cơ bệnh tim mạch, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, cao huyết áp:
Những nhà nghiên cứu khoa học về hợp chất flavonoid đã chỉ ra những cơ chế tác động của thực phẩm giàu flavonoid lên những nguy cơ về bệnh gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao, cao huyết áp, bệnh tim mạch.
Kết quả cho thấy flavonoid có tác dụng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất lipid nên làm giảm lƣợng cholesterol & triglyceride toàn phần, cholesterol xấu (nguyên nhân chính dẫn đến mỡ máu, gan nhiễm mỡ) đồng thời làm gia tăng
15
cholesterol tốt, qua đó làm bền thành mạch. Không những thế flavonoid kéo mỡ trong cơ quan phủ tạng ra thành dạng tự do để thải trừ ra ngoài. Vì vậy flavonoid trong lá sen tươi được tin tưởng để dùng trong các trường hợp bệnh lí như: rối loạn chức năng tĩnh mạch, giảm mỡ máu, giảm gan nhiễm mỡ và ngăn ngừa cao huyết áp.
Cơ chế giảm mỡ trắng của flavonoid giúp giảm cân, giảm mỡ bụng:
Flavonoid có vai trò vô cùng to lớn đối với con người. Khi các hợp chất flavonoid đi vào cơ thể nó sẽ tác động trực tiếp làm giảm acid béo và triglyceride - là hai thành phần chính tạo nên mỡ trắng.
Hoạt chất flavonoid trong lá sen có tác dụng đặc biệt hiệu quả giúp tiêu mỡ an toàn mà không làm ảnh hưởng tới cơ thể người. Nó còn tác động làm hạn chế tích mỡ và không hấp thu chất béo.
Ngoài ra cơ chế tuần hoàn và cân bằng tiêu hóa của nó còn giúp hệ tiêu hóa của con người hoạt động hiệu quả và năng suất hơn, giúp các chất béo từ thức ăn không còn bị ứ đọng trong cơ thể.
Ngăn chặn quá trình oxy hóa và đẩy lùi lão hóa:
Các dẫn chất flavonoid có khả năng dập tắt các gốc tự do nhƣ HO, ROO.
Các gốc này sinh ra trong tế bào bởi nhiều nguyên nhân và khi sinh ra cạnh DNA thì sẽ gây ra những ảnh hưởng nguy hại như gây biến dị, hủy hoại tế bào, gây ung thƣ, tăng nhanh sự lão hoá.
Thành phần của màng tế bào có các chất lipid dễ bị peroxyd hoá, tạo ra những sản phẩm làm rối loạn sự trao đổi chất cũng dẫn đến sự huỷ hoại tế bào.
Các flavonoid còn có khả năng tạo phức với các ion kim loại, vậy nên nó có tác dụng nhƣ những chất xúc tác có vai trò ngăn cản các phản ứng oxy hoá sớm.
16
Điều này có nghĩa, các hợp chất flavonoid giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lý: xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu, lão hoá sớm, mỡ máu cao, giảm mỡ, thoái hoá gan, ngăn các tổn thương do bức xạ… Ngoài ra dẫn chất flavonoid còn có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ giấc ngủ, ngăn ngừa xuất huyết dưới da.
Chống độc, giải độc gan:
Tác dụng chống độc của flavonoid thể hiện làm giảm thương tổn gan, bảo vệ được chức năng gan với một số chất độc. Dưới tác dụng của flavonoid ngƣỡng ascorbic đƣợc ổn định đồng thời lƣợng glycogen trong gan tăng. Sự tích luỹ glycogen có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chức năng giải độc gan.
Giúp an thần, tăng tuần hoàn mạch máu cải thiện tập trung:
Các flavonoid có chứa các chất nhƣ kaempferol, quercetin, isorhammetin có tác dụng an thần, tăng tuần hoàn máu ở tĩnh mạch, mao mạch và trong các động mạch, cải thiện khả năng tập trung,…
1.2.3 Nuciferin:
1.2.3.1 Giới thiệu về nuciferin:
Nuciferin là alkaloid chính trong lá sen, chiếm khoảng 15% hàm lƣợng alkaloid tổng. Hiện nay đã có thể phân lập và xác định các tính chất của nuciferin bằng phương pháp sắc kí lỏng cao áp.
1.2.3.2 Tính chất của nuciferin:
Công thức hóa học: C19H21NO2
Trọng lƣợng phân tử: 295,2
Danh pháp (IUPAC): 5,5a,7,8 tetrahydro-1,2-dimethoxy-6-methyl- Diabenzoquinolin.
Tính chất lý – hóa:
17
Nuciferin là chất kết tinh, tinh thể hình khối, màu vàng nhạt, không mùi, không vị, tan tốt trong CHCl3, MeOH, EtOH nóng, hầu nhƣ không tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy 164-165oC, phổ UV (đo trong MeOH) cho λmax tại bước sóng 210nm, 228nm, 270nm.
1.2.3.3 Vai trò của Nuciferin:
Nuciferin chiết từ lá sen có tác dụng giải thắt co cơ trơn, ức chế thần kinh trung ƣơng, chống viêm yếu, giảm đau, chống ho, kháng serotonin và có hoạt tính phong bế thụ thể adrenergic. Nuciferin ít độc, liều LD50 là 330mg/kg thể trọng chuột. Nuciferin có tác dụng tăng cường quá trình ức chế các tế bào thần kinh vùng vỏ não cảm giác – vận động và thể dưới thân não trên thỏ thí nghiệm, có tác dụng an thần và kéo dài giấc ngủ của pentobarbital trên chuột thí nghiệm.