KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
4.2. Định danh các chủng vi khuẩn phân lập
4.2.10. Sàng lọc hoạt tính lactase
Bảng 4.5. Hoạt tính enzyme lactase của các chủng vi khuẩn Kí
hiệu Tên chủng Sinh khối
khô (g/l)
Test ONPG
Hoạt tính enzyme/g sinh
khối khô
L1 Lactobacillus brevis 0,0804 - -
L2 Lactobacillus plantarum 0,0766 + 560 U/g
L3 Lactobacillus casei 0,0912 ++ 975 U/g
L4 Lactococcus raffinolactis 0,0643 + 640 U/g
L5 Lactococcus lactis spp
Lactic 1 0,0648 + 560 U/g
L6 Lactobacillus acidophilus 1 0,0941 ++ 2615 U/g
Biểu đồ 4.1. Hoạt tính lactase của các chủng vi khuẩn phân lập
Để đánh giá khả năng sinh lactase của các chủng vi khuẩn tuyển chọn, ta tiến hành xác định hoạt tính enzyme lactase. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5 và biểu đồ 4.1.
Cụ thể là: chủng Lactobacillus brevis có lượng sinh khối khô là 0,0804 g/l và không thể hiện hoạt tính enzyme lactase với cơ chất ONPG. Chủng Lactobacillus plantarum có lượng sinh khối khô là 0,0766 g/l và hoạt tính enzyme là 560 U/g. Chủng Lactobacillus casei có lượng sinh khối khô là 0,0912 g/l và hoạt tính enzyme là 975 U/g. Chủng Lactococcus raffirolactis có lượng
69
sinh khối khô là 0,0643 g/l và hoạt tính enzyme là 640 U/g. Chủng Lactococcus lactis spp lactis 1 có lượng sinh khối khô là 0,0648 g/l và có hoạt tính enzyme là 560 U/g. Chủng Lactobacillus acidophilus 1 có lượng sinh khối khô là 0,0941 g/l và có hoạt tính enzyme là 2615 U/g.
Theo kết quả ta thu được, chủng Lactobacillus plantarum và chủng Lactococcus lactis spp lactis 1 có hoạt tính enzyme thấp nhất và tương đương nhau, hoạt tính enzyme là 560 U/g. chủng Lactobacillus casei và chủng Lactobacillus acidophilus 1 thể hiện hoạt tính enzyme mạnh hơn, chủng Lactobacillus casei là 975 U/g và chủng Lactobacillus acidophilus 1 là 2615 U/g. Riêng chủng Lactobacillus acidophilus 1 mà chúng tôi đã phân lập có hoạt tính enzyme tương đối cao. So với các kết quả đã công bố như: Chang B.S và cộng tác viên (1989) đã tinh sạch lactase từ Streptococcus salivarius phân nhánh thermophilus đến với mức độ 109 lần so với ban đầu và hiệu suất là 41% thì thu được hoạt tính là 592000 U/g protein ở 370C; một nghiên cứu khác ở Ấn Độ được thực hiện bởi M.V. Ramana Rao và S.M. Dutta (1977) (Sở Vi Sinh Vật học, Viện nghiên cứu sữa quốc gia Ấn Độ) đã sinh tổng hợp lactase từ chủng Streptococcus cremoris (H) có hoạt tính lactase là 5905 U/g (300C-370C) và 6190 U/g (450C), chủng Lactobacillus bulgaticus (RTS) có hoạt tính lactase là 1340 U/g (300C-370C) và 1430 U/g (450C), chủng Leuconostoc citrovorum (8081) có hoạt tính lactase là 1702 U/g (300C-370C) và 1764 U/g (450C).
Các chủng vi sinh vật mà chúng tôi đã phân lập được có hoạt tính enzyme chênh lệch nhau, có thể là do tác động của môi trường nuôi cấy, đặc điểm sinh lý, di truyền của chủng ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm (test ONPG) mà chúng tôi đã làm.
Dựa vào kết quả thí nghiệm, chúng tôi sàng lọc được một chủng cho hoạt tính enzyme lactase cao là chủng Lactobacillus acidophilus 1, đạt 2615 U/g để ứng dụng tiếp theo trong thực tiễn.
70
Bảo quản bộ giống vi sinh vật sinh tổng hợp lactase
Công tác bảo quản giống vi sinh vật có ý nghĩa rất lớn trong mọi phòng nghiên cứu và trong công nghiệp vi sinh vật. Nó không chỉ đơn thuần giữ những chủng giống trên một vài môi trường dinh dưỡng thông thường và định kỳ cấy chuyền, mà phải làm thế nào để giống sống sót và giữ được những đặc tính ban đầu. Vì vậy công tác này tương đối phức tạp và khó khăn. Nếu không giữ được những đặc tính ban đầu của vi sinh vật thì mọi thành quả thu được coi như vô ích.
Việc hoạt hoá giống và thường xuyên kiểm tra chất lượng của giống là hết sức cần thiết và không thể thiếu. Muốn làm khâu này tốt, cần phải làm các phần việc sau:
- Kiểm tra độ thuần khiết của giống.
- Kiểm tra khả năng hồi biến của giống. Hầu hết chủng vi sinh vật (VSV) dùng trong sản xuất là đột biến, do đó phải kiểm tra xem chúng có hồi trở lại giống gốc của chúng hay không, hiện tượng này rất hay xảy ra.
- Hoạt hóa giống sau một thời gian sử dụng. Để hoạt hóa giống chúng tôi thường sử dụng môi trường nuôi cấy giàu các chất kích thích sinh trưởng như:
cao nấm men, nước chiết cà chua, hỗn hợp vitamin, axit béo.
- Giữ giống bằng phương pháp thích hợp có thể duy trì được những hoạt tính ưu việt của chúng, chống thoái hoá giống, mất hoạt tính.
Hiện tại, chúng tôi bảo quản bộ giống bằng phương pháp bảo quản trên môi trường thạch nghiêng và kiểm tra định kỳ cấy truyền.
- Giống vi sinh vật được giữ trên môi trường thạch nghiêng (đối với các VSV hiếu khí), hoặc chích sâu vào trong mội trường thạch (đối với VSV yếm khí).
Các ống được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 3-50C. Định kỳ cấy truyền giống, tuỳ từng nhóm VSV khác nhau mà định kỳ cấy truyền khác nhau, tuy nhiên giới hạn tối đa là 3 tháng.
- Để công tác giữ giống được tốt, lâu hơn và đỡ bị tạp hơn, chúng tôi thường phủ lên môi trường đã được cấy giống VSV một lớp dầu khoáng như parafin lỏng. Lớp parafin này sẽ hạn chế được sự tiếp xúc của VSV đối với oxi không khí và hạn chế sự thoát hơi nước của môi trường thạch, do vậy giống có thể được bảo quản lâu hơn và ít bị nhiễm tạp, thoái hóa [60].
71
Hình 4.14. Bảo quản giống trong ống thạch nghiêng
72
Chương 5