Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
3.2.5 Kế hoạch triển khai giải pháp: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Để hệ thống này vận hành tốt, Lãnh đạo Điện Lực Long Thành cần tuân thủ một số nguyên tắc như: xây dựng một môi trường văn hóa chú trọng đến sự liêm chính, đạo đức nghề nghiệp cùng với những quy định rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi; Các quy trình hoạt động và kiểm soát nội bộ được văn bản hoá rõ ràng và được truyền đạt rộng rãi trong nội bộ tổ chức. Xác định rõ các hoạt động tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao;
Mọi hoạt động quan trọng phải được ghi lại bằng văn bản. Bất kỳ thành viên nào của Điện lực cũng phải tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ; quy định rõ ràng trách nhiệm kiểm tra và giám sát; tiến hành định kỳ các biện pháp kiểm tra độc lập. Định kỳ kiểm tra và nâng cao hiệu quả của các biện pháp kiểm soát nội bộ.
Một trong những điều kiện hình thành giá trị mới của văn hoá doanh nghiệp là phải trên một thể trạng văn hoá đủ mạnh. Trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu phải đề cao văn hoá trong kinh doanh, xây dựng truyền thống và uy tín của doanh nghiệp là rất cấp bách. Một nền văn hoá doanh nghiệp thể hiện trước hết ở chỗ nó định hướng cho việc kinh doanh đúng pháp luật và tôn trọng chữ "tín"; lợi ích của doanh nghiệp kết hợp hài hoà với lợi ích của cộng đồng, của đất nước; lợi ích của doanh nghiệp thu được trên cơ sở tôn trọng và làm theo cái đúng, cái tốt và cái đẹp.
- Xây dựng văn hoá doanh nghiệp trước hết là trách nhiệm của những người đứng đầu Điện lực. Do đó, quan điểm đúng đắn của doanh nghiệp về vai trò của văn hoá doanh nghiệp phải được đặt lên hàng đầu.
Trên thương trường, chiến thắng của bất cứ một doanh nghiệp nào không
phải ở chỗ có bao nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà nó được quyết định bởi việc con người đó tổ chức như thế nào, được dẫn dắt bởi giá trị nào. Điểm xuất phá của các doanh nghiệp khác nhau hầu hết ở sự khác nhau của nền văn hoá. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một quá trình lâu dài và gian khổ nên rất cần ở đội ngũ doanh nhân có nhận thức, quan điểm đúng đắn, một niềm tin mạnh liệt và lòng khát khao cháy bỏng. Bất cứ xây dựng cái gì chỉ có tính thuyết phục khi nó phục vụ cho lợi ích chung. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp chính là để phục vụ lợi ích chung của toàn doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển.
Như trên đã phân tích, văn hoá doanh nghiệp là một bộ phận của văn hoá kinh doanh, văn hoá dân tộc nên nó là một hệ thống bao gồm các yếu tố hợp thành như: hệ giá trị, tập quán, thói quen, lốiứng xử, các chuẩn mực có tính truyền thống bền vững và có khả năng lưu truyền qua nhiều thế hệ doanh nhân. Văn hoá doanh nghiệp không chỉ hình thành một cách tự phát mà cần có sự định hướng và quản lý. Chính vì vậy, xây dựng văn hoá doanh nghiệp theo tôi cần:
- Xác định cho được những giá trị phù hợp để mọi thành viên trong doanh nghiệp cùng chia sẻ, quan tâm. Những giá trị ấy không bất biến.
Trong quá trình phát triển, giá trị ấy vẫn giữ cái cốt lõi và luôn biến đổi phù hợp với yêu cầu của xã hội. Các giá trị mà doanh nghiệp theo đuổi luôn bao hàm nội dung sứ mạng và mục tiêu: Chúng ta là ai? Chúng ta có trách nhiệm như thế nào với doanh nghiệp? Mục đích của chúng ta là gì? Đó là những yêu cầu về phẩm chất, năng lực có tính chuẩn mực mà mỗi thành viên cũng như toàn doanh nghiệp cần phấn đấu vươn tới, bảo vệ, giữ gìn và phát triển. Đồng thời nhanh nhạy với những giá trị mới xuất hiện trong quá trình phát triển và hội nhập. Cụ thể trong thời đại thông tin ngày nay thì sức chú ý là một giá trị mới.
- Xây dựng cho được một hệ thống định chế của doanh nghiệp, bao gồm những vấn đề liên quan đến tính chuyên nghiệp như: sự hoàn hảo của công việc; sự rõ ràng về công việc trên cơ sở hài hoà giữa quyền hạn và trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ, người nào làm việc gì trước hết phải có trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn thành tốt công việc ấy; các tiêu chuẩn kiến thức và kỹ nằng; tinh thần và thái độ; quy trình kiểm soát, phân tích các công việc sao cho những người lãnh đạo có được những quyết định sáng suốt, sát với yêu cầu của thị trường, còn nhân viên có lòng tin và tôn trọng lãnh đạo và biết chính xác việc mình làm hiệu quả như thế nào.
- Xây dựng cơ chế thu thập và xử lý thông tin. Việc làm này rất quan trọng, bởi thông tin là chìa khoá của thành công. Cơ chế nếu được vận hành hoàn hảo sẽ giúp cho doanh nghiệp lựa chọn nguồn thông tin cần thiết phục vụ mục tiêu, có các giải pháp thu thập và xử lý thông tin hiệu quả, đồng thời bảo đảm bí mật kinh doanh. Khi có thông tin cùng với sức sáng tạo của con người qua phân tích, tính toán, nhận định, suy luận sẽ trở thành giá trị giúp cho doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn, sát hợp.
- Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ tại Điện Lực, tạo điều kiện để mọi thành viên có cơ hội thực hiện quyền và nghĩa vụ tham gia quản lý quá trình sản xuất - kinh doanh. Đây là một trong những cách tốt nhất để quyết định của người quản lý trở thành chính quyết định của người bị quản lý. Những vấn đề thường làm đau đầu người quản lý như tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, thời gian, kỷ luật sản xuất, bảo vệ tài sản chung... sẽ được mọi thành viên giải quyết một cách tự giác. Một khi con người được tôn trọng sẽ làm khơi dậy và phát huy trong họ tình yêu doanh nghiệp, tinh thần trách nhiệm với công việc, biết rõ và tận tâm với công việc phát huy mọi năng lực cống hiến cho doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp sẽ đầy ắp không khí cởi mở, sáng dạo và thân thiện là điều kiện thuận lợi cho văn hoá phát triển.
- Xây dựng cơ chế kết hợp hài hoà các lợi ích để cá nhân và doanh nghiệp cùng phát triển. Đây là vấn đề rất khó, bởi vì, lợi ích cá nhân và lợi ích doanh nghiệp không phải bao giờ cũng thống nhất với nhau, nên đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ và hy sinh của lãnh đạo. Lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp thôi thúc con người luôn vươn tới. Lợi ích cá nhân nằm trong tổng thể lợi ích chung của cả doanh nghiệp, đồng thời, lợi ích của doanh nghiệp tạo điều kiện cho lợi ích cá nhân được thực hiện. Điều đó đòi hỏi phải xây dựng một cơ chế kích thích và thúc đẩy sao cho mỗi cá nhân hăng hái thực hiện lợi ích của mình lại đồng thời thực hiện mục đích chung của doanh nghiệp, từ đó tạo ra xu hướng vận động chung của cả doanh nghiệp.
- Xây dựng văn hoá doanh nghiệp, suy cho cùng là tạo động lực và môi trường hình thành các giá trị mới, phù hợp với yêu cầu hiện tại và tương lai, định hướng suy nghĩ và hành động của các thành viên sao cho phát huy được cao nhất những ưu thế sẵn có của nội lực, đồng thời khơi dậy và nhân lên các nguồn lực mới cho phát triển. Rõ ràng là bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần những động lực vật chất và động lực tinh thần trong quá trình phát triển. Doanh nghiệp phát triển cũng có nghĩa là xã hội phát triển. Trong một doanh nghiệp không phải là những động lực riêng biệt thúc đẩy từng cá nhân mà là cả nền văn hoá doanh nghiệp, thúc đẩy và lôi cuốn tất cả thành viên của doanh nghiệp vào sự nghiệp chung. Về cơ bản, văn hoá doanh nghiệp được biểu hiện ra là những động cơ thúc đẩy người đứng dầu - nhân vật chính của doanh nghiệp.
Khi ấy, doanh nghiệp là niềm kiêu hãnh chung của tập thể, nhân tố con người được tổ chức và sử dụng hiệu quả nhất, mang lại chiến thắng cho doanh nghiệp.
Thành hay bại của việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp quyết định cơ bản ở vai trò người lãnh đạo: về tầm nhìn, bản lĩnh, phong cách và sự dấn thân.