Kế hoạch triển khai giải pháp: Nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của cán bộ thanh kiểm tra

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ tại Điện lực Long Thành (Trang 103 - 142)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ

3.2.3. Kế hoạch triển khai giải pháp: Nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của cán bộ thanh kiểm tra

Hiệu quả của hoạt động kiểm soát nội bộ phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất, trình độ, năng lực, kinh nghiệm công tác của cán bộ thanh kiểm tra. Để hoạt động kiểm soát nội bộ đạt được mục tiêu đề ra, hoàn thành nhiệm vụ được giao đòi hỏi đội ngũ cán bộ thanh kiểm tra phải được kiện toàn cả về số lượng và chất lượng.

Cán bộ thanh kiểm tra phải đạt được tiêu chuẩn chung:

+ Thứ nhất: Cán bộ thanh kiểm tra phải là người có phẩm chất chính trị, trung thực, công minh, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ pháp lý và có hiểu biết cần thiết về quản lý kỹ thuật, xã hội, quản lý nhà nước. Trước hết, cán bộ thanh kiểm tra phải tốt nghiệp một trong các ngành kinh tế, kỹ thuật điện, quản lý nhà nước và được bồi dưỡng kiến thức pháp lý hoặc tốt nghiệp đại học pháp lý và được bồi dưỡng về quản lý kinh tế, kỹ thuật điện, quản lý nhà nước.

Thanh kiểm tra là công việc đòi hỏi kiến thức tổng hợp, vừa phải có trình độ được đào tạo, vừa phải có kinh nghiệm trong các hoạt động thực tiễn, phải nắm được các hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực. Khi xem xét kiểm tra giải quyết các vụ việc hay xem xét giải quyết các đơn tố cáo phải tuân theo một trình tự thủ tục nhất định, do đó cán bộ thanh kiểm tra phải có nghiệp vụ công tác thanh kiểm tra, nắm vững và vận dụng đúng đắn đường lối, chính sách pháp luật vào công tác thanh kiểm tra, có trình độ nghiên cứu, phát hiện, phân tích, tổng hợp và đề xuất biệp pháp giải quyết.

Với tiêu chuẩn của cán bộ thanh kiểm tra yêu cầu đặt ra là Điện lực phải không ngừng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ chính trị phù hợp với yêu cầu mới, cơ chế quản lý phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật, những chính sách quy định mới ban hành. Để làm được điều đó phải triển khai kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ thanh kiểm tra, cụ thể như sau:

- Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, kỹ thuật cho chuyên viên pháp lý hiện có của đơn vị.

- Điều động cán bộ có trình độ kỹ sư điện thâm niên công tác từ 3 năm trở lên có phẩm chất đạo đức tốt, đào tạo thêm kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, kiến thức pháp luật sau đó bố trí làm cán bộ thanh kiểm tra.

- Điều động cán bộ có trình độ quản lý kinh tế, có phẩm chất đạo đức tốt, đào tạo thêm kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước, quản lý kỹ thuật, kiến thức pháp luật sau đó bố trí làm cán bộ thanh kiểm tra.

Kiến thức pháp luật đào tạo chủ yếu là pháp luật về quản lý hành chính bằng các hình thức chuyên tu tại chức hoặc bồi dưỡng ngắn hạn.

Bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh kiểm tra: Đây là vấn đề đòi hỏi bức xúc hiện nay, đặc biệt sau khi sắp xếp lại cơ cấu tổ chức cán bộ lý luận mới chiếm tỷ lệ lớn hơn, do vậy cần đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thanh kiểm tra cho cán bộ thanh kiểm tra. Điều quan trọng hiện nay là: bồi dưỡng qua thực tế hoạt động thực tiễn với các hình thức: trao đổi kinh nghiệm, tổng kết kinh nghiệm, hội thảo theo chuyên đề. Từ kết quả đó mà bổ sung xây dựng các quy trình, biểu mẫu, quy định cụ thể hóa trình tự, thủ tục thanh kiểm tra. Về lâu dài cần nghiên cứu đào tạo nghiệp vụ thanh kiểm tra theo hình thức chính quy.

Song song với việc đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thanh kiểmtra, phải luôn quan tâm đến các chế độ, chính sách, điều kiện làm việc của cán bộ thanh kiểm tra đảm bảo cho hoạt động thanh kiểm tra đạt hiệu quả. Thanh kiểm tra là một công việc đặc thù, cường độ là động và đặc điểm của hoạt động thanh kiểm tra mang tính tổng hợp, điều kiện lao động khó khăn, phức tạp nên trình độ đào tạo và năng lực thực tiễn đòi hỏi cao. Do đó ngoài chế độ chính sách chung của một cán bộ công nhân viên, cán bộ thanh kiểm tra phải có một số chế độ khác như: Chế độ tiền lương thỏa đáng hơn bổ sung thêm các phần phụ cấp lưu động, công tác phí, điều kiện làm việc phải đầy đủ và phù hợp hơn như trang bị đầy đủ máy vi tính, các thiết bị ghi âm, ghi hình và các phương tiện để thu thập hồ sơ, chứng cứ, xử lý thông tin một cách nhanh, nhạy, chính xác đảm bảo đúng nguyên tắc của hoạt động thanh kiểm tra, được bố trí phương tiện để kiểm tra hiện trường, hỗ trợ kinh phí khi cán bộ thanh kiểm tra làm việc với chính quyền địa phương hoặc công an. Đặc điểm của hoạt động thanh kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời, cán bộ thanh kiểm tra phải có phẩm chất cao về tính trung thực, công minh khách quan do đó Điện lực phải có chính sách thiết thực để cán bộ thanh kiểm tra khi thực hiện nhiệm vụ không phụ thuộc vào đối tượng thanh kiểm tra và những người có liên quan.

Đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thanh kiểm tra được triển khai thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao, chất lượng, hiệu quả của hoạt động thanh kiểm tra. Hiện nay, cán bộ thanh kiểm tra của Điện lực chưa được đào tạo nên khi thực hiện kiểm tra còn rất lung túng trong các bước thực hiện, gặp những vấn đề phát sinh liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn trong quá trình kiểm tra chưa giải quyết kịp thời, đặc biệt là chưa biết cách thu thập, bảo vệ các chứng cứ, chưa phát hiện được những vi phạm tinh vi hay dự đoán được những rủi ro tiềm ẩn. Do đó cần thiết phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ thanh kiểm tra là một yêu cầu cấp thiết.

3.2.4 Kế hoạch triển khai giải pháp: Xây dựng quy chế thanh kiểm tra tại Điện lực Long Thành.

Đội ngũ cán bộ làm hoạt động thanh kiểm tra đềulà cán bộ mới trong khi quy trình thanh kiểm tra của Công ty lại mang tính hướng dẫn chung cho tất cả các đơn vị trong toàn Công ty. Mỗi đơn vị trong Công ty có đặc thù riêng, một số hoạt động sản xuất kinh doanh cũng khác nhau do đó Điện lực Long Thành cần xây dựng riêng cho mình một quy chềthanh kiểm tra thật cụ thể cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, mục đích của hoạt động kiểm soát nội bộ của Điện lực. Có quy chế thanh kiểm tra sẽ dễ dàng huấn luyện kỹ năng kiểm tra cho cán bộ làm công tác thanh kiểm tra. Theo tôi Điện lực cần triển khai xây dựng một quy chề thanh kiểm tra trên cơ sở các quy định, quy trình về công tác thanh kiểm tra của Tập đoàn và Công ty đã quy định. Tôi xin đề xuất áp dụng quy chế thanh kiểm tra cho Điện lực Long Thành như sau:

Quy chế thanh kiểm tra tại Điện lực Long Thành 3.2.4.1 Quy định chung

1. Mục đích :

Tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, nhẳm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chăn và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm chính sách của Đảng, luật pháp Nhà nước và các quy định của, Điện lực, Công ty và của Tập đoàn trong sản xuất, kinh doanh, đồng thời không ngừng hoàn

thiện cơ chế quản lý, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý của Điện Lực, Công ty, Tập đoàn; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Đơn vị và cá nhân.

2. Phạm vi:

- Áp dụng cho tất cả các đơn vị trực thuộc Điện Lực Long Thành.

3. Nguyên tắc hoạt động thanh tra

1. Hoạt động thanh kiểm tra phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ và kịp thời; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

2. Khi tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanh kiểm tra, trưởng đoàn thanh kiểm tra, thành viên Đoàn thanh kiểm tra phải tuân theo quy định của pháp luật, quy chế, quy định, quy trình của Điện lực về thanh kiểm tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

4. Quyền và trách nhiệm của cá nhân, Đơn vị là đối tượng thanh tra và các Đơn vị khác có liên quan

1. Đơn vị, cá nhân là đối tượng thanh kiểm tra có trách nhiệm thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định về thanh kiểm tra, có quyền giải trình về nội dung thanh kiểm tra, có các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

2. Đơn vị, cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung thanh kiểm tra phải cung cấp đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của Đoàn thanh kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin, tài liệu đã cung cấp.

5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cán bộ thanh kiểm tra

1. Tổ chức hoạt động thanh kiểm tra các Đơn vị trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy chế, quy định, quy trình của EVN, công ty, Điện lực.

2. Thường trực tiếp công dân, làm đầu mối tiếp nhận, xem xét, xác minh đơn thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị Giám đốc Điện lực giải quyết theo thẩm quyền.

3. Tổng hợp, xây dựng và trình Giám đốc phê duyệt Chương trình thanh tra kiểm tra hàng năm. Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các đơn vị tự kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh.

4. Làm việc với các cơ quan bảo vệ pháp luật, cung cấp các tài liệu liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra khi có yêu cầu.

5. Chủ trì xây dựng, sửa đổi và bổ sung các quy chế quy định, quy trình về hoạt động kiểm soát nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Điện lực.

6. Tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động kiểm soát nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Điện lực.

6. Các hình thức thanh kiểm tra

Hoạt động thanh tra được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình kế hoạch và thanh tra đột xuất:

* Thanh tra theo Chương trình, kế hoạch được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được Giám đốc Điện lựcphê duyệt hàng năm.

* Thanh tra đột xuất được tiến hành theo yêu cầu của Lãnh đạo Điện lực, do yêu cầu cấp bách của công tác quản lý hoặc khi có đơn thư khiếu nại tố cáo, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

3.2.4.2 Tổ chức hoạt động thanh kiểm tra 1. Tổ chức cho các đơn vịtự kiểm tra

1. Để tăng cường hoạt động kiểm soát tại Điện Lực Giám đốc chỉ đạo các Trưởng, Phó Đơn vị phải lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ tự kiểm tra tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hàng tháng và phải coi đây là hoạt động quản lý thường xuyên cụ thể như sau:

Ngày 25 hàng tháng các đơn vị gửi kế hoạch tự kiểm tra tháng tới của đơn vị mình về Phòng TTBV&PC của Điện lực để Phòng TTBV&PC tham mưu cho Giám đốc xem xét sửa đổi bổ xung và phê duyệt kế hoạch.

Kế hoạch được phê duyệt sẽ gửi cho Trưởng phó các đơn vị thực hiện kiểm tra. Ngày 1 hàng tháng các đơn vị báo cáo kết quả kiểm tra của tháng trước về phòng TTBV&PC để tổng hợp báo cáo Giám đốc.

Trong quá trình các đơn vị tự kiểm tra Phòng TTBV&PC phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện. Căn cứ vào kết quả kiểm tra của các đơn vị Phòng TTBV&PC tham mưu cho Giám đốc kế hoạch kiểm tra của Điện lực, biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời các hành vi vi phạm. Thường xuyên kiểm tra các đơn vị khắc phục các sai phạm.

Các Trưởng, phó đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chất lượng hoạt động kiểm tra. Kết quả thực hiện nhiệm vụ này là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực quản lý của các Trưởng phó đơn vị.

2. Tổ chức hoạt động kiểm tra cấp Điện lực.

* Tổ chức tập huấn.

Căn cứ vào quyết định thanh kiểm tra, Phòng TTBV&PC tổ chức tập huần cho các thành viên tham dự kiểm tra. Nội dung tập huấn gồm:

- Quán triện mục đích, yêu cầu, nội dung quyết định và kế hoạch tiến hành cuộc kiểm tra.

- Tìm hiểu đặc điểm, tình hình hoạt động của đối tượng kiểm tra.

Hướng dẫn về các nghiệp vụ cần kiểm tra.

- Thống nhất nội dung, nội qui làm việc của đoàn kiểm tra.

- Chế độ kỷ luật công tác về: bảo mật, phát ngôn, trách nhiệm trước pháp luật trong khi thu thập, xác minh chứng cứ, chế độ báo cáo…

- Kỷ luật, giữ gìn phẩm chất người thanh tra.

* Chuẩn bị đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo.

Đoàn thanh tra phải đưa ra trước đề cương yêu cầu cho đối tượng chuẩn bị báo cáo.

Đề cương phải đạt yêu cầu:

+ Gợi ra những điểm thật sát với nội dung cuộc thanh tra.

+ Qua báo cáo của đối tượng, có thể nắm tổng quát đặc điểm, tình hình bối cảnh lịch sử cụ thể, từ đó phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan của sự việc. Đó là căn cứ quan trọng giúp cho kết luận cuộc thanh tra khoõng sai leọch, phieỏn dieọn.

+ Chú ý không để lộ những vấn đề vi phạm của đối tượng mà đoàn thanh tra đã nắm được, không làm lộ những trọng điểm, trọng tâm và phương pháp tiến hành của Đoàn thanh tra để hạn chế sự bao che, chống đối của đối tượng.

* Chuẩn bị kinh phí, phương tiện vật chất.

- Kinh phí.

- Phương tiện đi lại.

- Văn phòng phẩm, trang bị, thiết bị công tác: máy ghi âm, máy tính, máy ảnh …

3.2.4.3 Trình tự, thủ tục thanh kiểm tra 1. Lập kế hoạch:

- Vào cuối quý IV hàng năm, Phòng TCHC-TTBV căn cứ tình hình, nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất của Điện lực, Căn cứ vào kết quản kiểm tra năm trước xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị trình Lãnh đạo Điện lực phê duyệt.

- Hàng quý căn cứ vào kế hoạch kiểm tra, kết quả kiểm tra của các đơn vị báo cáo tổ chức triển khai hoạt động kiểm tra.

- Háng tháng tham mưu cho Giám đốc phê duyệt kế hoạch kiểm tra của các đơn vị. Khi phát hiện có dấu hiệu bất thường tham mưu cho Giám đốc kiểm tra đột xuất.

2. Ra quyết định thanh, kiểm tra: Phòng TTBV&PC tham mưu cho Giám đốc có quyền ra quyết định thanh kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền được pháp luật quy định. Quyết định thanh, kiểm

tra dựa vào căn cứ: Chương trình, kế hoạch thanh kiểm tra đã phê duyệt;

Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.; Những vụ việc được cấp trên giao; Do tổ chức thanh tra hoặc các phòng, ban chức năng phát hiện có vi phạm các qui định hoặc vi phạm pháp luật. Quyết định thanh, kiểm tra phải ghi rõ: Căn cứ pháp lý để thanh, kiểm tra; Nội dung yêu cầu, phạm vi cuộc thanh, kiểm tra; thời hạn thanh, kiểm tra;

Thành viên đoàn thanh, kiểm tra và quyền, trách nhiệm của đoàn thanh, kiểm tra; Quyền và nghĩa vụ của đơn vị được thanh, kiểm tra. Thời hạn thanh tra được xác định kể từ ngày công bố quyết định đến ngày công bố dự thảo kết luận tại đơn vị. Thời hạn thanh, kiểm tra: không quá 10 ngày.

Khi thấy cần thiết người ra quyết định thanh, kiểm tra được quyền gia hạn nhưng không vượt quá thời hạn quy định.

- Để đáp ứng kịp thời công tác xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tuỳ theo nội dung, tính chất khiếu nại, tố cáo, có thể không nhất thiết phải ra quyết định thanh, kiểm tra nhưng phải có đề cương thanh, kiểm tra được Giám đốc duyệt giao cho cán bộ thanh tra thực hiện.

2. Trình tự thanh kiểm tra

* Chuẩn bị thanh, kiểm tra:

- Trưởng đoàn phải xây dựng dự thảo kế hoạch tiến hành thanh, kiểm tra trình người ra quyết định thanh, kiểm tra phê duyệt trước khi tiến hành công bố quyết định thanh, kiểm tra với đối tượng thanh tra, kiểm tra.

- Kế hoạch tiến hành thanh, kiểm tra bao gồm:

+ Mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thanh, kiểm tra.

+ Phương pháp tiến hành.

+ Tiến độ thực hiện cuộc thanh, kiểm tra.

- Sau khi kế hoạch tiến hành thanh, kiểm tra được phê duyệt, Trưởng đoàn phải phổ biến, phân công nhiệm vụ cho từng đoàn viên và tổ chức tập huấn nếu thấy cần thiết.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ tại Điện lực Long Thành (Trang 103 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)