Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Ba Đình
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.4.1.1. Vị trí địa lý
Quận Ba Đình thuộc vùng đất cổ Thăng Long – Hà Nội, xưa là hoàng cung của các triều đại phong kiến Việt Nam. Đến nay, quận Ba Đình được Chính phủ xác định là Trung tâm hành chính - chính trị quốc gia, nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Đây còn là trung tâm ngoại giao, đối ngoại. Ba Đình có trụ sở nhiều tổ chức quốc tế, sứ quán các nước, nơi thường xuyên diễn ra các hội quan trọng của Nhà nước, quốc tế và khu vực.
Quận Ba Đình nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội. Địa giới hành chính của quận như sau:
- Phía Bắc: giáp quận Tây Hồ và quận Long Biên.
- Phía Nam: giáp quận Đống Đa.
- Phía Đông: giáp quận Hoàn Kiếm.
- Phía Tây: giáp quận Cầu Giấy.
- Diện tích: 9, 248 km2.
- Các đơn vị hành chính gồm 14 phường: Ngọc Hà, Đội Cấn, Cống Vị, Quán Thánh, Phúc Xá, Nguyễn Trung Trực, Trúc Bạch, Điện Biên, Thành Công, Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Khánh, Liễu Giai, Vĩnh Phúc.
Với vị thế là quận nội thành Thủ đô có những ưu thế đặc biệt so với các địa phương khác, quận Ba Đình đã, đang và sẽ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội của Thủ đô và của cả nước.
1.3.1.2. Địa hình, địa mạo
Quận Ba Đình thuộc đồng bằng sông Hồng có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất, xây dựng hạ tầng và các khu dân cư đô thị và có thể chia làm 3 khu vực chủ yếu sau:
- Khu vực từ đường Ngọc Hà về phía Đông là khu Lăng Bác, trung tâm chính trị Ba Đình và khu Thành Cổ có địa hình khá cao, có độ cao từ 7,6 đến 8m. Đây là khu vực đã được xây dựng và ổn định trong một khoảng thời gian rất dài, có bề dày lịch sử hàng nghìn năm. Các khu vực được xây dựng và mở rộng sau năm 1954 như Giảng Võ, Ngọc Khánh, Thành Công có địa hình tương đối cao, trung bình cao từ 6 đến 6,5m đã được tôn nền đắp từ 0,5 đến 0,8m. Các khu vực này được bao bởi các đường xung quanh cao hơn như đường Giảng Võ 7,2 đến 8m, đường Đê La Thành từ 8 đến 11,5m tạo thành các khu trũng.
- Khu vực làng xóm cũ như Ngọc Hà, Liễu Giai, Vạn Phúc có địa hình bằng phẳng và trũng thấp, cao độ nền trung bình từ 6 đến 6,6m.
1.3.1.3. Điều kiện khí hậu
Khí hậu quận Ba Đình có chung chế độ khí hậu của thành phố Hà Nội, thuộc đồng bằng Bắc Bộ, với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm, mưa nhiều, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa hạ, thời tiết nóng, từ tháng 5 đến tháng 10,
khí hậu ẩm ướt, mưa nhều; Mùa đông, thời tiết lạnh, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa Đông Bắc lạnh và mưa phùn.
Trong những năm gần đây, thời tiết của quận có xu thế biến đổi theo hướng lượng mưa tăng, giảm không đều còn nhiệt độ trung bình hàng năm có chiều hướng gia tăng, chi tiết xem bảng sau:
Bảng 1.2: Thời tiết, khí hậu của quận Ba Đình
(Cùng chung chế độ thời tiết, khí hậu của thành phố Hà Nội)
Các yếu tố Đơn vị Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013 Nhiệt độ không khí trung bình độ C 24,4 22,9 23,8 23,8 Lượng mưa trung bình mm 1.504,6 1.781,6 1.822,8 1.818,4
Số giờ nắng giờ 1.270,9 1.084,6 1.123,3 1.303,8
Độ ẩm không khí trung bình % 84 84 85 85
(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2013) Nền nhiệt độ tương đối đồng đều và khá cao, tương đương với nhiệt độ chung của toàn thành phố, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 240C, biên độ trong năm khoảng 12 - 130C, biên độ giao động giữa ngày và đêm khoảng 6 - 70C.
Quận thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, thuộc khu vực quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời khá dồi dào và có nền nhiệt độ cao, độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,60C, độ ẩm khoảng 79%, lượng mưa trung bình trong năm khoảng từ 1.200 đến 1.900 mm.
Khí hậu quận Ba Đình cũng ghi nhận những biến đổi bất thường. Vào tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại quận được ghi lại ở mức kỷ lục 42,80C. Tháng 01 năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất 2,70C.
1.3.1.4. Điều kiện thủy văn
Quận Ba Đình có con sông thoát nước chính của thành phố Hà Nội là sông Hồng. Bên cạnh đó còn có một số hồ ao tự nhiên tương đối lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, điều tiết nước giữa các mùa, tiêu nước cục bộ và
giữ vai trò điều hòa sự dao động của mực nước cho khu vực như: hồ Thủ Lệ, hồ Ngọc Khánh, hồ Trúc Bạch, hồ Giảng Võ, hồ Thành Công.