KHÁI QUÁT VỀ VÙNG KÊNH NHIÊU LỘC - THỊ NGHÈ
Chương 4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
4.1 HIỆN TRẠNG VỆ SINH
4.1.1. Đặc điểm về hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước hiện nay là các tuyến cống bê tông cốt thép có đường kính từ (200 - 600mm). Hầu hết lượng nước thải đổ trực tiếp xuống lòng kênh chưa được xử lý.
Các kênh rạch hở tự nhiên thu nhận toàn bộ nước thải là trục thoát nước chính. Trong đó điển hình 2 hai rạch lớn:
+ Rạch Văn Thánh rộng 12-20 m chiều dài 1465 m thoát nước cho một lưu vực rộng hiện nay đang bị bồi lấp khá nhiều do trồng rau muống và thủy sinh phát triển tràn lan.
+ Rạch Cầu Bông rộng 10-16 m dài 1480 m nối liền với rạch Cầu Sơn thỉnh thoảng vẫn có một số ghe ra vào.
Mạng lưới thoát nước trên lưu vực rất phức tạp được phân chia làm 4 cấp:
+ Cấp 1: Chia làm 2 loại kênh rạch cấp 1a (các kênh rạch hở tự nhiên vẫn giữ lại sau khi cải tạo), và cấp 1b (các kênh rạch hở thoát nước tự nhiên sẽ được cải tạo thành cống cấp 2).
+ Cấp 2: Các tuyến cống chính thu nước từ các tuyến cấp 3 xả thẳng vào kênh rạch cấp 1. Các tuyến cống này có kích thước đường kính hoặc bề rộng cống lớn hơn 1m và được đặt sâu 2-5 m, có nhiệm vụ tiêu thoát nước cho lưu vực từ vài chục đến vài trăm ha.
+ Cấp 3: Các tuyến cống trên các trục đường phố thu nước từ các con hẻm hoặc đưởng nội bộ đổ các tuyến cấp 2. Kích thước cống cấp 3 thường từ Φ 600- Φ 800 hoặc cống vòm 400 x 800, 600 x 800.
+ Cấp 4 các tuyến cống trong hẻm hay đường nội bộ có kích thức nhỏ hơn Φ 600 nối vào các tuyến cống cấp 3.
Bảng 4.1 Mật độ cống cấp 2 và 3
Quận Mật độ cống cấp 2 (m/ha)
Mật độ cống cấp 3 (m/ha)
Mật độ cống cấp 2 và 3
(m/ha)
Diệt tích (m/ha)
1 28,01 70,62 98,63 189,36
3 32,57 82,81 114,68 434,55
Bình Thạnh 2,44 6,16 8,6 681,74
Nguồn: Công ty thoát nước đô thị.
Mạng lưới thoát nước trên lưu vực có chiều dài khoảng 126,65 km (cống cấp 2 và cấp 3) xả ra kênh chính bằng 29 cửa xả và 9 kênh nhánh. Mật độ cống không đồng đều, tập trung khá nhiều trong khu vực trung tâm thành phố nhưng lại thiếu ở các khu vực còn lại. Do tính phân bố không đồng đều này nên dân cư ở lưu vực phía Bắc thường xuyên xảy ra tình trạng ngập nước do thiếu cống thoát, tắc cống, cống không đủ diện tích.
Các tuyến được kết nối với nhau tạo ra mạng lưới vòng cục bộ tình trạng này tận dụng khả năng thoát nước của từng tuyến nhưng cũng có khó khăn là kiểm tra khả năng thoát nước của từng phân lưu.
Trên lưu vực tồn tại 3 loại cống chính cống vòm, cống hộp và cống tròn:
+ Cống vòm được làm bằng gạch hoặc bê tông kích thước rộng W x cao H = 400 x 600. Xây dựng từ trước 1954 do đã quá cũ nên thường hay bị sụp cần thay thế.
+ Cống tròn làm bằng bê tông cốt thép có đường kính từ Φ 400 - Φ1500 được xây dựng trong cả ba thời kỳ trước 1954, 1954-1975, và sau 1975. Đa số loại cống này là cống cấp 3 một số nhỏ thuộc cống cấp 2. Có độ dốc thủy lực kém, dễ bị hư hỏng do rễ cây hoặc đất lún cục bộ.
+ Cống hộp: Bằng bê tông cốt thép kích thước từ W x H =2000 x 2000 đến 2x(W x H) =2 x (2500x2500) là cống cấp 2 xây dựng sau 1975 loại cống này khá bền và đủ khả năng thoát nước cho TP.
Trên toàn bộ lưu vực kênh chỉ có 64 % hộ có nhà vệ sinh đât chuẩn vẫn còn đến 36 % hộ chưa có nhà vệ sinh tự hoại và chủ yếu là xả thẳng xuống lòng kênh.
(Nguồn: Công ty thoát nước đô thị.)
Phần lớn các nhà có bể tự hoại nối với hệ thống cống riêng, các hộ dân ven kênh thì trực tiếp thải xuống kênh. Mạng lưới thoát nước hiện nay không đảm bảo được nhu cầu thoát nước. Tình trạng ngập lụt thường xuyên xảy ra vào lúc nước triều cường hoặc mưa to cũng gây nên cảnh lụt lội. Đặc biệt vào mùa mưa nước cống ngầm tràn vào thành phố gây mất vệ sinh là nguồn gốc dịch bệnh. Do không có hệ thống xử lý nước thải nên nước bị ô nhiễm nặng nề.
Hình 4.1 Cống tròn thoát nước.
4.1.2. Đặc điểm hiện trạng tuyến kênh
Kênh NL-TN nằm trong khu trung tâm của nội thành TP HCM chảy theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam qua các quận Tân Bình Phú Nhuận bờ bắc, quận 3 một phân bờ nam và bở bắc, quận 1 bờ nam và Quận Bình Thạnh bờ bắc. Và kết thúc ở sông Sài Gòn xưởng tàu Ba Son. Lòng kênh đang ngày càng bị thu hẹp và lấn chiếm do tình trạng xây dựng trái phép và xả rác bừa bãi xuống lòng kênh, sử dụng mạt nước trồng rau muống.
Dọc hai bên bờ kênh và ngay trên mặt kênh có khoảng 5879 căn hộ xây lấn chiếm chủ yếu bằng vật liệu nhẹ (gỗ vá) chiếm diện tích 241.026 m2 với khoảng 30000 m2, đa phần dân cư ở đây đều là dân nhập cư từ các địa phương khác đến do điều kiện kinh tế khó khăn nên không có hộ khẩu chính thức ở Tp.
Việc xây dựng trái phép làm ảnh hưởng đến dòng chảy và là nguồn ô nhiễm nghiêm trọng do tình trạng thiếu vệ sinh các chất thải được xả thẳng xuống lòng kênh.
Bảng 4.2 Thống kê hiện trạng dân số và kiến trúc xung quanh kênh NL-TN:
Quận Tổng số Trong đó
Số căn Diện tích (m2)
Nhà lụp xụp rách nát
Nhà trên và ven kênh
Số căn Diện tích (m2)
Số Căn Diện tích (m2)
Q1 6737 200000 3000 100000 3727 100000
Q3 7000 210000 2000 60000 5000 150000
Q Bình Thạnh 5500 275000 3000 200000 2500 75000
Nguồn: Sở nhà đất TP.
Việc xây cất lấn chiếm ven kênh ảnh hưởng đến dòng chảy và là nguồn ô nhiễm quan trọng do chất thải được xả thẳng xuống kênh.
Chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều của sông Sài Gòn do lưu lượng nước thải lớn hơn khả năng thoát của kênh nên nước thải thường bị giữ lại vào mùa khô và gây nên tình trạng hôi thối do không có đủ nước vào pha loãng. Do đó tạo nên môi trường hoạt động cho các vi sinh vật kị khí sinh ra khí H2S.