KẾT QUẢ KHẢO SÁT NƯỚC Ở KÊNH NL-TN
5.5. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG DO Ô NHIỄM Ở KÊNH NL-TN
5.5.3 Tác hại đối với thủy sinh
Nguồn nước dù bị ô nhiễm nặng hay nhẹ cũng ảnh hưởng đến đời sống tự nhiên và hệ sinh thái, hoạt động sống của con người. Nguồn nước ô nhiễm đã tác động mạnh đến đời sống của các loài động thực vật trong lưu vực kênh. Phụ thuộc vào đặc tính của nguồn nước ô nhiễm mà chúng có ảnh hưởng nhất định đến đời sống của thùy sinh.
Bảng 5.11 Những loài thủy sinh được tìm thấy ở kênh NL-TN
Hệ Số loài phát hiện Tỷ lệ
Phiêu sinh thực vật
Cyanophyta(tảo lam) 10 26,3
Bacilarriophita(tảo silic) 10 26,3
Chlorophyta(tảo lục) 13 34,2
Euglenophyta (tảo mắt ) 5 13,2
Tổng cộng 38
Phiêu sinh động vật
Luân trùng( rotatoria) 4 37,5
Giáp xác (crustace ) Cladocera
Copepoda
2 2
12,5 25
Ấu trùng (larva) 3 25
Tổng cộng 11
Nguồn :Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TPHCM
Phiêu sinh thực vật có 38 loài trong đó số ngành đại diện nhiều nhất là tảo lục với 13 loài. Ít nhất là tảo mắt chỉ có 5 loài. Trong đó đã phát hiện ra 1 số loài tảo chỉ thị sự ô nhiễm nước do hữu cơ như tảo lam cầu (microcytics). Đây là loại tảo có độc làm chết cá vì nó tiết ra 1 chất độc gọi là microcytics aeruginosa. Và các loài tảo lục khác như scenedesmus acuminatus, scenedesmus quaricauda…
Phiêu sinh động vật có 11 loài phiêu sinh động vật hiện hữu. Số loài hiện hữu ở các điểm đều tương đương nhau, mật độ giao động của chúng từ 175-1300 các thể /m3. Những loài này đều là những loài thích ứng với môi trường ô nhiễm.
Tỷ lệ giữa luân trùng và giáp xác đều lớn hơn 1 cho thấy môi trường bị ô nhiễm hữu cơ trầm trọng trong đó các loài chỉ thị ô nhiễm hữu cơ là Brachionus calyciforus, brachinousangularis, loài giáp xác moina dubia.
Qua các số liệu thống kê của liên hiệp khoa học kỹ thuật TP HCM ta thấy nước ở kênh rất hiếm các loài thủy sinh hay phiêu sinh sống được chỉ có 1 số ít loài chịu được với nước ô nhiễm ở đây mới tồn tại được. Đây cũng là bằng chứng cho thấy hệ thủy sinh ở khu vực hết sức nghèo nàn, tình trạng ô nhiễm hữu cơ liên tục có thể gây ra tình trạng phú dưỡng hóa.
5.5..4 Tác động đến sức khỏe cộng đồng
Môi trường bị ô nhiễm trầm trọng tác động đầu tiên phải tính đến chính là sức khỏe của con người. Tình trạng vệ sinh yếu kém mức độ ô nhiễm vi sinh cao, có thể dẫn tới các dịch bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Mùi hôi quanh kênh chính là 1 nguyên nhân chính khiến cho người dân khó chịu nhất do các hợp chất hữu cơ, vô cơ bị phân hủy lắng đọng dưới lòng kênh khi nước rút gây hôi thối. Đặc biệt là vào buổi sáng gây ra cảm giác khó chịu cho người dân, nguy hiểm hơn cả là các loại khí độc trong không khí có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe hay gây chết đối với trẻ sơ sinh, gây các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến thai kỳ.
Tình trạng ô nhiễm vi sinh trầm trọng cũng đã được đánh giá qua 2 thông số chính là E.coli và Coliform đều có chỉ số rất cao. Đặc biệt là sự xuất hiện của E.coli vi khuẩn đại diện cho sự ô nhiễm phân. Ô nhiễm vi sinh có thể gây ra các bệnh quan trọng theo khảo sát gần đây của sở y tế thì trên địa bàn Quận 1 cũng đã xảy ra một số ca bệnh có liên quan.
Bảng 5.12 Một số ca bệnh diễn ra trên địa bàn Quận 1
Quận 1 Bệnh lỵ Bệnh tiêu chảy Bệnh thương hàn
44 77 20
Nguồn: Sở y tế TP.HCM.
Tình trạng vệ sinh tồi tệ dẫn đến những hệ quả tất yếu là tạo ra một môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh sinh sống. Đặc biệt là các vi khuẩn gây bệnh.
Nguyên nhân là do các hộ dân ven kênh đã tự ý đổ thẳng nước thải từ các hầm tự hoại trong gia đình xả thẳng ra cống và từ các cống xả này thải trực tiếp ra kênh nên đã gây nhiều mầm mống bệnh tật cho dân cư quanh vùng.