XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NƯỚC KÊNH NHIÊU LỘC –THỊ NGHÈ
6.1 XÂY DỰNG QUY HOẠCH HỢP LÝ
6.1.1. Tái bố trí các cơ sở sản xuất
Các cơ sở công nghiệp cũng là nguồn gây ô nhiễm không nhỏ cho chất lượng nước ở kênh vì vậy nên sớm có các biện pháp di dời các doanh nghiệp vừa và nhỏ
công nghệ sản xuất lỗi thời tạo ra nhiều chất ô nhiễm hoặc các doanh nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải vào các khu công nghiệp – cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn. Hỗ trợ và tạo điều kiện để các doanh nghiệp có đủ điều kiện xây dựng hệ thống xử lý nước thải, thường xuyên kiểm tra các doanh nghiệp này và đảm bảo nước thải phải đạt tiêu chuẩn loại B mới được phép thải vào đường cống thải của khu vực .
6.1.2. Quy hoạch mạng lưới thoát nước :
Mạng lưới thoát nước trên lưu vực là mạng lưới thoát nước chung không đủ đáp ứng việc thoát nước cho lưu vực, các cống không đủ năng lực thoát nước tốt nhất là nên xây mới hoặc nạo vét, cải tạo nhằm tăng diện tích thoát nước.
Mở rộng các tuyến cống cấp 2 và cấp 3 trên lưu vực đặc biệt là các cống tròn có thời gian sử dụng đã trên 50 năm.
Xây dựng tuyến cống bao ngầm dọc kênh để đưa nước thải trong mùa khô về trạm bơm.
Xây dựng các công trình xả tràn dọc kênh và các công trình phụ để dẫn nước thải từ các cống nhỏ.
Xây dựng các bờ kè bao quanh kênh ngăn không cho xả thải vào kênh.
Tăng cường các phát triển hệ thống xử lý cục bộ tại các hộ gia đình các cơ sở sản xuất nhỏ nhưng với điều kiện kinh tế hiện nay ở Việt Nam thì điều này khó có thể xảy ra cho nên tốt nhất trong lưu vực nên có 1 trạm xử lý nước thải tập trung nhằm xử lý nước thải phần lớn là nước sinh hoạt rồi sau đó mới thải ra kênh.
Mạng lưới thoát nước dọc kênh sẽ gồm 2 loại chính: cống thoát nước mưa và mạng lưới cống thoát nước thải. Nhằm tăng cường hiệu quả xử lý và giảm công việc cho trạm xử lý.
Hàng năm phải thường xuyên bảo trì và sửa chữa hệ thống cống, cửa xả thoát nước.
Trong những năm gần đây nhà nước đã tích cực hơn trong việc môi trường bằng các dự án cải tạo lại các kênh rạch ô nhiễm trong đó có dự án kênh NL-TN là một dự án lớn đã thu hút được khá nhiều sự chú ý của người dân.
Mục đích của dự án:
+ Giảm thiểu tình trạng ngập lụt cải thiện môi trường và tiết kiệm chi phí phòng lụt;
+ Cải thiện về sức khỏe của người dân, mở rộng mạng lưới cấp thoát nước phục vụ cho các hộ dân sống ven trung tâm;
+ Làm tăng giá trị sự dụng đất trên hành lang kênh NL-TN tạo ra một khoảng không gian xanh mát của thành phố.
TÓM TẮT DỰ ÁN KÊNH NHIÊU LỘC - THỊ NGHÈ
Dự án kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè là một dự án lớn với tổng mức vốn đầu tư:
549,65 triệu USD, trong đó giai đoạn 1: 199,96 triệu USD (2001-2010). Dự án có nhiều hạng mục công trình trải rộng trên diện tích 3.300 héc ta thuộc địa bàn bảy quận: 1, 3, 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh và Gò Vấp. Dự án do Sở Giao thông Công chính TPHCM làm chủ đầu tư, Công ty Tư vấn quốc tế của Mỹ (CDM) làm tư vấn thiết kế và giám sát thi công, với số vốn đầu tư là 199,6 triệu đô la, trong đó vốn ODA của Ngân hàng Thế giới (WB) là 166,7 triệu đô la. Theo kế hoạch, dự án được thực hiện trong giai đoạn 2003-2007. Do tính chất phức tạp của công trình, dự án được chia làm nhiều gói thầu. Mặc dù dự án được khởi động từ năm 2003, nhưng cho đến nay mới chỉ có năm gói thầu đang được thi công nhưng tiến độ rất chậm. Sau bốn năm thi công, đến nay gói số 7 (thi công tuyến cống bao, thiết bị tách dòng và miệng xả ngầm) do liên doanh nhà thầu Tianjin-Chec 3 (Trung Quốc) mới đạt hơn 70% khối lượng công việc. Gói thầu số 8 (trạm bơm) do liên doanh nhà thầu Hyundai Mobis-Hyundai (Hàn Quốc) thực hiện cũng chỉ khoảng 65% khối lượng.
Các gói thầu số 10 (cải tạo kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè) và các gói thầu 11A1, 11A2, 11B1 (thay thế và mở rộng cống cấp 2, 3 các khu vực Tây Bắc và Tây Nam) mới chỉ đạt đến 20% khối lượng công việc. WB đã cảnh báo đến tháng 5-2008 sẽ rà soát, đánh giá nếu tiến độ dự án tiến triển rõ rệt thì mới xem xét gia hạn hợp đồng tín dụng đến cuối năm 2009.
Các hạng mục chính của giai đoạn 1:
- Hạng mục thoát nước thải: 58,28 triệu USD:
1. Tuyến cống bao, thiết bị tách dòng và miệng xả ngầm 2. Trạm bơm và thiết bị kiểm soát
- Hạng mục thoát nước mưa: 97,53 triệu USD 1. Nạo vét và cải tạo kênh Nhiêu Lộc
2. Thay thế và mở rộng hệ thống cống cấp 2 và cấp 3 3. Khảo sát hệ thống cống cấp 3 bằng kỹ thuật vô tuyến 4. Cải tạo hệ thống cống cấp 3
5. Mở rộng hệ thống cống cấp 4 Các gói thầu chính:
Gói thầu số 7:
- Cung cấp và lắp đặt hệ thống tuyến cống bao dài 8,2km - Thi công hệ thống giếng chìm 36 hố
- Thi công 56 công trình xả tràn - Thi công hai miệng thu nước chết...
Gói thầu số 8:
- Thi công trạm bơm 64.000m3/g Gói thầu số 10:
- Cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, thi công 16,6km kè bêtông, nạo vét trên 1 triệu m3 bùn...
- Ngoài ra còn có các gói thầu 11A, 11B, 12A, 12B, 13A, 13B với các hạng mục thi công chính là cải tạo và mở rộng hệ thống cống cấp 2, cấp 3...
Giai đoạn 2: 249,69 triệu USD (2010- 2020)
- Xây dựng hệ thống cống cấp 2,3,4 cho khu vực Thủ Thiêm, Cát Lái.
- Xây dựng một tuyến cống chính nối từ miệng xả ngầm đến nhà máy xử lý nước thải Cát Lái, nối hệ thống thu gom nước thải tại khu vực Thủ Thiêm.
- Xây dựng nhà máy xử lý nước thải cấp 2 tại Cát Lái.
- Xây dựng miệng xả ngầm dưới lòng sông Nhà Bè để xả nước thải sau khi xử lý Tuy nhiên do nhiều nhân mà dự án này diễn ra rất chậm chạp và bị người dân
nhưng vẫn chưa giảm được ô nhiễm cho con kênh này. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là dự án này đã diễn ra mà không có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà nước và người dân.
Nguyên nhân thứ hai là một số sai sót trong thi công của nhà thầu đã làm chậm tiến độ thi công như liên tục đã xảy ra các sự cố trong thi công:
Gói thầu số 7 do nhà thầu JV of Tinjin Machinery Equipment and CHEC3 (Trung Quốc) thi công, được thực hiện trong vòng 1.085 ngày - hoàn thành vào ngày 14-11- 2006. Đây là gói thầu chính của dự án, bao gồm các hạng mục giếng khoan, hệ thống đường ống dài 9km dẫn nước thải ngầm dưới lòng kênh, hố ga vượt kênh, công trình tách dòng, cống hở...
Ngay từ thời gian đầu thi công hạng mục kích ống ngầm, nhà thầu này đã liên tục gặp nhiều sự cố. Đầu tiên là sự cố vào tháng 7-2005, trong khi khoan kích từ giếng S8 đến khu vực trạm bơm thì máy kích bị chìm do gặp phải khu vực địa chất yếu. Để khắc phục sự cố này, nhà thầu CHEC3 đã mất một năm để đưa “con robot”
ra khỏi lòng đất.
Sự cố kế tiếp xảy ra khi máy kích số 2 kích từ giếng S31 đến giếng S32, bắt đầu từ ngày 27-9-2006. Máy kích này cũng liên tục bị hư hỏng, khi đã di chuyển được 250m đến gần giếng S32 thì máy kích bị lún xuống khoảng 1,5m ngay trước thềm giếng. Sự cố này khiến đất xung quanh nền giếng S32 bị sụt, giếng bị lún, nước từ ngoài tràn vào ngập giếng, ngập đường ống từ giếng S31 - S32 - S33 và tràn vào khu vực trạm bơm. So với sự cố lần trước, đây là một sự cố hết sức nghiêm trọng. Để đưa được máy kích này trở lại hoạt động cũng phải tốn ít nhất sáu tháng nữa. Đó là chưa kể đến các thiệt hại từ sự cố này gây ra đối với hệ thống đường ống và giếng đã thi công.
Một nguyên nhân nữa khiến cho dự án gặp phải khá nhiều khó khăn đó chính là: thiếu các tài liệu nghiên cứu 1 các chính xác về địa hình, chế độ thủy văn của khu vực nên đã xảy ra một số sai sót không đáng có.
Do đó để khắc phục những nguyên nhân này cần phải có những biện pháp đồng bộ phối hợp cả nhà nước và nhân dân thì dự án mới có thể khả thi được.