CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Giải pháp đảm bảo nhà ở cho người lao động nhập cư
3.3.2. Giải pháp đảm bảo nhà ở cho người lao động quận Hoàng Mai góp phần nâng cao tính bền vững của hệ thống con người
Dựa vào kết quả phân tích, trong các yếu tố đo lường sự hài lòng về nhà ở của người lao động nhập cư thì yếu tố quan trọng nhất là “Thành phần Chất lượng giá nhà” (beta = 0,201), thứ hai là yếu tố “Thành phần Cấu trúc không gian nhà ở”
(beta = 0,194), thứ ba là yếu tố “Thành phần Vị trí nhà ở” (beta = 0,190), thứ tư là yếu tố “Thành phần An ninh dân trí” (beta = 0,173) tiếp đến là yếu tố “Thành phần Điều kiện môi trường” (beta = 0,168) và sau cùng là “Thành phần Công tác quản lý” có tác động yếu nhất (beta = 0,154) và quan điểm nêu trên học viên xin đưa ra một số giải pháp đến năm 2025 như sau:
Giải pháp 1. Ưu đãi giá nhà ở cho người lao động nhập cư
Theo kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi, có 0% người được phỏng vấn đánh giá không cần thiết đối với giải pháp ưu đã giá nhà cho người lao động nhập cư, 25,5% đánh giá cần thiết và 74,5% đánh giá rất cần thiết.
Hình 3.27. Mức độ cần thiết của việc ƣu đãi giá nhà
Như vậy, mức độ đánh giá cần thiết của giải pháp này đạt 100%. Điều này cũng đúng với thực tế khi có đến 90,3% người được phỏng vấn đánh giá giá nhà hiện tại là cao so với thu nhập của người lao động, 9,7% đánh giá giá khá phù hợp, không có người được phỏng vấn đánh giá giá nhà rẻ so với thu nhập.
Như vậy, việc xây dựng chính sách ưu đãi giá nhà ở cho người lao động nhập cư là rất cần thiết cho việc ổn định cuộc sống, an cư lạc nghiệp của người lao động nhập cư.
Ưu đãi về giá nhà ở cho người lao động nhập cư được áp dụng với loại hình nhà ở xã hội. UBND Thành phố Hà Nội nghiên cứu, phê duyệt và công bố kế hoạch xây dựng, quy hoạch nhà ở xã hội, cụ thể về loại nhà ở, nhu cầu về diện tích nhà ở, cơ cấu tỷ lệ cho thuê và bán. Nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội được hình thành từ tiền bán, cho thuê, cho mua nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn quận Hoàng Mai, ngân sách của quận Hoàng Mai và các nguồn vốn khác hợp pháp theo quy định. Nhà ở xã hội cần được nghiên cứu để có mức giá phù hợp với thu nhập của người lao động nhập cư trên địa bàn.
Giải pháp 2. Đa đạng hóa vốn vay mua nhà cho người lao động nhập cư Đa số người lao động nhập cư đều có thu nhập thấp và trung bình, mong ước có một căn hộ để đảm bảo và ổn định cuộc sống của họ là rất lớn, tuy nhiên, lãi suất cho vay của ngân hàng đang là một gánh nặng đối với người lao động nhập cư mong muốn mua nhà.
Theo kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi, có 26,9% người được phỏng vấn 25.5%
74.5%
Không cần thiết Cần thiết
Rất cần thiết
mong muốn được giảm lãi suất ngân hàng, 42,8% mong muốn được cho vay tín chấp thay cho hình thức thế chấp và 30,3% mong muốn đa dạng hóa các loại hình vốn vay (Hình 3.28).
Hình 3.28. Cách thức hỗ trợ tín dụng
Do vậy, để tăng tỷ lệ người lao động nhập cư có thể mua nhà, nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ bằng nhiều hình thức đối với việc mua nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp như giảm lãi suất cho vay mua nhà tại các ngân hàng nhà nước, hỗ trợ các phương án thanh toán trả góp linh động cho người lao động nhập cư.
Giải pháp 3. Đa dạng hóa vốn đầu tư phát triển nhà ở dành cho người lao động nhập cƣ
Hiện nay, việc phát triển nhà ở xã hội chủ yếu do nhà nước, các thành phần kinh tế tư nhân chưa tham gia nhiều vào việc phát triển nhà ở xã hội. Do vậy, để đa dạng hóa vốn đầu tư cho sự phát triển nhà ở xã hội để người lao động nhập cư có thể thuê và mua một căn hộ đảm bảo cho cuộc sống là việc rất cần thiết.
Để có thể huy động nguồn vốn tư nhân cần có các ưu đãi về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội. Nhà nước đã có các giải pháp miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp nhưng chỉ được thực hiện trong năm 2009 nên việc các doanh nghiệp chưa thực sự được hưởng ưu đãi trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp.
Do vậy, cần bổ sung vào luật và các thông tư hướng dẫn về các tiêu chí loại hình 26.9%
42.8%
30.3% Giảm lãi suất
Vay tín dụng Đa dạng vốn vay
nhà, loại hình doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp để đảm bảo việc hỗ trợ đúng đối tượng và có hiệu quả.
Giải pháp 4. Xây dựng một đơn vị quản lý người lao động nhập cư và nhà ở cho người lao động nhập cư
Hiện tại việc quản lý lao động nhập cư được thực hiện bởi các cán bộ công an, tuy nhiên, chưa thực sự có một đơn vị chuyên biệt để quản lý các vấn đề liên quan đến người nhập cư và đặc biệt là vấn đề nhà ở cho người lao động nhập cư.
Theo kết quả phỏng vấn, có 15,9% người được phỏng vấn đánh giá không cần thiết xây dựng một đơn vị quản lý người lao động nhập cư và nhà ở cho người lao động nhập cư, 61,4% đánh giá cần thiết và 20,0% đánh giá rất cần thiết (Hình 3.29).
Hình 3.29. Mức độ cần thiết xây dựng một đơn vị riêng quản lý người lao động nhập cƣ
Nếu có một đơn vị chuyên biệt quản lý người lao động nhập cư và các vấn đề liên quan đến lao động nhập cư sẽ đóng góp lớn cho việc quản lý nhà nước, ổn định an ninh trật tự cho khu vực.
Giải pháp 5. Tăng cường kiểm tra chất lượng công trình nhà ở, an toàn phòng cháy chữa cháy cho người lao động nhập cư
Hiện nay, nhiều nhà ở đã và đang bán cho người lao động nhập cư đang trong tình trạng xuống cấp mà không được chủ đầu tư khắc phục kịp thời. Do vậy, các đoàn kiểm tra đánh giá cần thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng công trình nhà ở, an toàn phòng cháy chữa cháy. Yêu cầu chủ đầu tư khắc phục ngay
15.9%
61.4%
20.0%
Không cần thiết Cần thiết
Rất cần thiết
khi có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng và an toàn phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn cho người dân đang sống trong nhà và người dân lân cận.
Giải pháp 6. Xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường tại các khu vực dân cƣ
Mật độ dân số quá đông dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm môi trường như ô nhiễm bụi mịn, sự quá tải trong xử lý rác thải (có đến 35,9% đánh giá mức độ, số lượng địa điểm, khoảng cách các địa điểm, thời gian thu gom rác thải là chưa hợp lý), tuy nhiên, sự gia tăng ô nhiễm môi trường lại có một phần không nhỏ đến từ việc thiếu ý thức của một số người dân như vứt rác không đúng địa điểm quy định, vứt rác không đúng thời gian quy định, sử dụng than tổ ong trong kinh doanh,…
Do vậy, cần thực hiện xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư như vứt rác sinh hoạt không đúng nơi quy định, đổ bỏ rác thải xây dựng bừa bãi,… Các hành vi cần xử phạt và mức xử phạt do tổ dân phố trực tiếp họp lấy ý kiến và đưa ra quy định để người dân trong tổ dân phố tuân theo.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Nhà ở cho người lao động nhập cư trên địa bàn quận Hoàng Mai còn tồn tại nhiều vấn đề như giá bán nhà hiện tại còn quá cao so với thu nhập nên người lao động nhập cư chủ yếu thuê nhà, tỷ lệ % thuê nhà lên tới 82,1%. Trong đó, nhiều phòng trọ và nhà riêng cho thuê không đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt của người dân. Do tâm lý nhà thuê cùng với thu nhập không cao nên nhiều người lao động nhập cư chỉ có các đồ dùng phục vụ sinh hoạt cơ bản, không mua sắm các vật dụng phục vụ việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Công tác phòng cháy chữa cháy còn nhiều hạn chế, số lượng và khoảng cách các điểm thu gom rác chưa phù hợp gây nên sự mất an toàn và ô nhiễm môi trường.
Trong các yếu tố đo lường sự hài lòng về nhà ở của người lao động nhập cư thì yếu tố quan trọng nhất là “Thành phần Chất lượng giá nhà” (beta = 0,201), thứ hai là yếu tố “Thành phần Cấu trúc không gian nhà ở” (beta = 0,194), thứ ba là yếu tố “Thành phần Vị trí nhà ở” (beta = 0,190), thứ tư là yếu tố “Thành phần An ninh dân trí” (beta = 0,173) tiếp đến là yếu tố “Thành phần Điều kiện môi trường” (beta
= 0,168) và sau cùng là “Thành phần Công tác quản lý” có tác động yếu nhất (beta
= 0,154). Từ phân tích hồi quy cho thấy các Hệ số Beta chuẩn hóa đều dương cho thấy các biến độc lập tác động thuận chiều với sự hài lòng về nhà ở của người lao động nhập cư. Có nghĩa là khi những biến này phát triển theo hướng tích cực, thì sự hài lòng về nhà ở của người lao động nhập cư sẽ tăng lên theo chiều thuận.
Như vậy, cần phải nỗ lực cải thiện, chú trọng phát triển các nhân tố này hơn nữa đặc biệt là những nhân tố có hệ số hồi quy (hệ số beta) cao để nâng cao sự hài lòng về nhà ở của người lao động nhập cư trong giai đoạn hiện nay.
Việc đảm bảo nhà ở giúp người lao động nhập cư ổn định cuộc sống, từ đó nâng cao sức khỏe về tâm lý và thể chất. Người lao động nhập cư sẽ yên tâm để lao động, sáng tạo để tạo ra của cải vật chất. Tất cả các yếu tố đó sẽ giúp nâng cao tính bền vững của hệ thống con người.
Để cải thiện các nhân tố trên, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra sáu giải pháp bao gồm:
Ưu đãi giá nhà ở cho người lao động nhập cư: UBND Thành phố Hà Nội nghiên cứu, phê duyệt và công bố kế hoạch xây dựng, quy hoạch nhà ở xã hội, cụ thể về loại nhà ở, nhu cầu về diện tích nhà ở, cơ cấu tỷ lệ cho thuê và bán. Nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội được hình thành từ tiền bán, cho thuê, cho mua nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn quận Hoàng Mai, ngân sách của quận Hoàng Mai và các nguồn vốn khác hợp pháp theo quy định.
Đa đạng hóa vốn vay mua nhà cho người lao động nhập cư: giảm lãi suất cho vay mua nhà tại các ngân hàng nhà nước, hỗ trợ các phương án thanh toán trả góp linh động cho người lao động nhập cư.
Đa dạng hóa vốn đầu tư phát triển nhà ở dành cho người lao động nhập cư: bổ sung vào luật và các thông tư hướng dẫn về các tiêu chí loại hình nhà, loại hình doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp trong việc đầu tư phát triển nhà ở dành cho người lao động thu nhập thấp.
Xây dựng một đơn vị quản lý người lao động nhập cư và nhà ở cho người lao động nhập cư: đơn vị chuyên biệt quản lý người lao động nhập cư và các vấn đề liên quan đến lao động nhập cư sẽ đóng góp lớn cho việc quản lý nhà nước, ổn định an ninh trật tự cho khu vực.
Tăng cường kiểm tra chất lượng công trình nhà ở, an toàn phòng cháy chữa cháy cho người lao động nhập cư: các đoàn kiểm tra đánh giá cần thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng công trình nhà ở, an toàn phòng cháy chữa cháy.
Yêu cầu chủ đầu tư khắc phục ngay khi có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng và an toàn phòng cháy chữa cháy.
Xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường tại các khu vực dân cư: thực hiện xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư như vứt rác sinh hoạt không đúng nơi quy định, đổ bỏ rác thải xây dựng bừa bãi,…
Các giải pháp cần được thực hiện đồng bộ, được kiểm soát chặt chẽ và áp dụng đúng đối tượng được hưởng lợi.
KIẾN NGHỊ
Trong thời gian tới nhà nước cần có những nghiên cứu trên quy mô lớn về
việc quản lý người lao động nhập cư, đây là căn cứ quan trọng cho việc đưa ra các giải pháp hỗ trợ một cách cụ thể và thiết thực để đảm bảo nhà ở cho người lao động nhập cư. Việc đảm bảo nhà ở cho người lao động nhập cư giúp người lao động yên tâm sinh sống, làm việc tạo ra của cải vật chất, cống hiến cho xã hội, giảm thiểu các tệ nạn xã hội và tăng cường an ninh trật tự đô thị.