Cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của phát triển khu kinh tế vân đồn tới sử dụng đất và đời sống của người dân huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh, giai đoạn 2017 2019 (Trang 23 - 26)

Theo quan điểm của đánh giá đất th́ đất đai được định nghĩa là một vùng đất mà đặc tính của nó được xem như bao gồm các đặc trưng tự nhiên quyết định đến khả năng khai thác được hay không mà ở mức độ nào của vùng đất đó. Thuộc tính của đất bao gồm khí hậu, thổ nhưỡng, lớp địa chất bên dưới, thuỷ văn, động vật, thực vật và những tác động trong quá khứ cũng như hiện tại của con người. Theo Docutraiep thì đất được định nghĩa như sau: Đất là vật thể thiên nhiên, cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất gồm: đá, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Về sau nhiều nhà nghiên cứu về đất cho rằng đối với đất nông nghiệp cần phải bổ sung thêm một số yếu tố khác và đặc biệt quan trọng là vai trò của con người. Chính con người khi tác động vào đất đã làm thay đổi khá nhiều tính chất đất và có thể tạo ra hẳn một loại đất mới chưa hề có trong tự nhiên (Nguyễn Thế Đặng và cs., 2014). Nếu biểu thị định nghĩa về đất dưới dạng công thức toán học thì ta có thể coi đất là một hàm của một số yếu tố hình thành đất theo thời gian.

Đ = f (Đa, Sv, K, Đh, Nc, Ng)t

Trong đó: Đ: đất; Đa: đá; Sv: sinh vật; K: khí hậu; Đh: địa hình; Nc: nước của đất và nước ngầm; Ng: tác động của con người; t: thời gian;

Đất nông nghiệp là đất được xác định để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối hoặc dùng nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp.

Theo Luật Đất đai năm 2013, đất nông nghiệp bao gồm:

- Đất sản xuất nông nghiệp: Đất trồng cây hàng năm; Đất trồng cây lâu năm.

- Đất lâm nghiệp: Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản.

- Đất làm muối.

- Đất nông nghiệp khác: Đất dùng vào mục đích nghiên cứu thí nghiệm, thực nghiệm về nông nghiệp.

1.2.2. Đặc điểm đất đai

Đất nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt vừa là tư liệu lao động. Đất nông nghiệp thuộc loại đất được sử dụng vào mục đích nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra còn có loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp nhưng thực tế không thuộc đất sản xuất trong nông nghiệp mà nó phục vụ cho các ngành khác. Vì vậy, chỉ có loại đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp mới được coi là đất nông nghiệp.

Những diện tích đất đai phải qua quá trình cải tạo mới đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp được thì gọi là đất có khả năng nông nghiệp. Nhà nước xác định mục đích sử dụng chủ yếu của đất nông nghiệp là sử dụng vào mục đích nông nghiệp, song do đặc điểm tình hình từng loại đất hiện nay có sự khác nhau dẫn đến mục đích sử dụng cụ thể khác nhau. Vì vậy, người ta chia nhóm đất nông nghiệp thành 5 loại (Nguyễn Thế Đặng và cs., 2003):

- Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.

+ Đất trồng cây hàng năm gồm các loại: Đất trồng lúa gồm: đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương.

+ Đất trồng cây hàng năm khác gồm: đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.

- Đất lâm nghiệp: Là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng). Đất lâm nghiệp bao gồm: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: Là toàn bộ diện tích mặt nước sử dụng vào mục đích nuôi tôm cá, nuôi trồng thuỷ sản khác như: ao, hồ, đầm. Ngoài ra các loại đất mặt nước có thể nuôi thuỷ sản nhưng không nhằm mục đích thuỷ sản như các hồ sông phục vụ chủ yếu cho thuỷ lợi trong nông nghiệp.

+ Đất nuôi trồng thủy sản bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, nước mặn và đất chuyên nuôi trồng nước ngọt.

- Đất làm muối: Là đất các ruộng để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.

- Đất nông nghiệp khác: Là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính (vườn ươm) và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, đất để xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.

Đất nông nghiệp ở nước ta phân bố không đều giữa các vùng trong cả nước.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có tỷ trọng lớn nhất của cả nước chiếm 67,1%

diện tích toàn vùng và vùng đất trũng. Độ phì và độ màu mỡ của các vùng khác nhau, trong đó vùng đồng vằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có độ màu mỡ cao chủ yếu là đất phù sa chiếm tỷ lệ lớn hơn so với các vùng khác. Còn vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên phần lớn là đất bazan (Nguyễn Thế Đặng và cs., 2003).

Đất nông nghiệp Việt Nam chiếm tỷ lệ rất lớn tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước. Với quỹ đất như vậy sẽ bảo đảm cho nguồn lương thực, thực phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa lên thực vật cũng đa dạng, do đó sản xuất nông nghiệp ở nước ta cũng rất đa dạng và phong phú.

Ở miền Bắc nước ta có 4 mùa rõ rệt nên sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ.

Ở miền Nam có 2 mùa (mùa mưa và mùa khô) nên việc sản xuất nông nghiệp có khác biệt với những thuận lợi và khó khăn riêng.

Vậy để sử dụng đất nông nghiệp một cách tốt nhất cần có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững.

1.2.3. Vai trò của đất đai

Đất nông nghiệp là tài sản quý giá nhất, nguồn lực quyết định để người nông dân tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Đất nông nghiệp là loại đất thích hợp cho việc trồng cây lương thực, cây hoa màu.. cũng như đảm bảo cho sự tồn tại, duy trì và phát triển của các loại cây này.

Phát triển kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa vào vào quỹ đất nông nghiệp và tính

chất đất, đó là yếu tố cơ sở, là nền tảng và tiền đề cho sự phát triển.

Đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng có vai trò quan trọng đối với việc phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp có nhiệm vụ bảo đảm lương thực, thực phẩm cho toàn dân, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, xây dựng cơ sở vật chất, tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, mở rộng thị trường, ổn định xã hội và góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đất nông nghiệp đang ngày càng phát huy tiềm năng và vai trò của nó, ngoài trồng trọt ra, đất nông nghiệp còn sử dụng vào lĩnh vực chăn nuôi, đặc biệt là đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đang ngày một mở rộng hơn về quy mô cũng như thị trường xuất khẩu các mặt hàng: tôm, cua, cá,...

Có thể nói đất nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta, đời sống vật chất, tinh thần của người dân đang ngày một cải thiện và nâng cao rõ rệt đúng như mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra đó là: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của phát triển khu kinh tế vân đồn tới sử dụng đất và đời sống của người dân huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh, giai đoạn 2017 2019 (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)