Tình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong ngành trồng trọt ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 34 - 39)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt

2.2.2. Tình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong ngành trồng trọt ở Việt Nam

Áp dụng TBKT trong ngành trồng trọt là vấn đề được Đảng, Nhà nước và các cấp Ban ngành quan tâm, đặc biệt, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, phát triển kinh tế theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới, vai trò của việc áp dụng TBKT ngày càng được đề cao, cụ thể hóa qua các chủ trương chính sách cũng như các văn bản khác có liên quan của các cấp ngành.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng có ghi rõ: “Phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền vững, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy ưu thế của nền nông nghiệp nhiệt đới gắn với giải quyết tốt các vấn đề nông dân, nông thôn. Khuyến khích tập trung ruộng đất, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hoá, áp dụng công nghệ hiện đại (nhất là công nghệ sinh học); bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên môn hoá, khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn”...

“Mở rộng diện tích, áp dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng các loại rau, màu, cây ăn quả, cây công nghiệp có lợi thế”.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 của đất nước, vai trò của việc áp dụng TBKT trong nông nghiệp cũng được Đảng ta nhấn mạnh:

“Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến, bảo quản; ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, tăng nhanh giá trị gia tăng trên một đơn vị đất canh tác. Hỗ trợ phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao” (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, 2011).

Các giải pháp được đề ra trong chỉ thị cũng nhấn mạnh việc hỗ trợ và các

ưu đãi về thuế cũng như ưu đãi khác nhằm thúc đẩy việc áp dụng TBKT trong ngành nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng: Hỗ trợ kinh phí hoặc trợ giá một phần cho việc đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; không điều tiết thuế thu nhập trong những năm đầu đối với nguồn thu do ứng dụng thành công tiến bộ khoa học và công nghệ; miễn, giảm thuế cho các hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; được đào tạo, bồi dưỡng miễn phí một phần hoặc toàn bộ. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã về kiến thức khoa học và công nghệ để triển khai thực hiện các chương trình, dự án về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ ở nông thôn, đặc biệt ở các vùng khó khăn. Coi trọng việc chuyển giao tri thức để lực lượng lao động tại chỗ có thể chủ động lựa chọn, tiếp nhận tiến bộ khoa học và công nghệ...

2.2.2.2. Một số kết quả chủ yếu về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong ngành trồng trọt

Chương trình áp dụng TBKT sản xuất hạt giống lúa lai F1: Sau nhiều năm nỗ lực, cố gắng trong công tác chuyển giao công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai thông qua các mô hình cho nông dân ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước chúng ta đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Từ chỗ chúng ta hoàn toàn nhập nội hạt giống, đến nay đã tự túc được một phần nhu cầu hạt giống lúa lai cho sản xuất trong nước. Một số tổ hợp được lai tạo trong nước đạt kết quả tốt như TH3-3, TH3-4, VL20, VL24, HYT83, HYT100, HYT102, HYT103...

Chương trình phát triển lúa lai thương phẩm: Song song với việc phát triển sản xuất hạt giống lúa lai F1 là các chương trình phát triển lúa lai thương phẩm đã phát triển ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước với năng suất bình quân đạt trên 65 tạ/ha, cá biệt có những nơi đạt 100 tạ/ha, tăng so với lúa thuần từ 20 - 25 tạ/ha, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lúa, bảo đảm an ninh lương thực.

Chương trình áp dụng TBKT phát triển lúa chất lượng: Chương trình bắt đầu triển khai từ năm 1997, tập trung ở 2 vựa lúa chính là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, nay đã được mở rộng ở tất cả các vùng, các tỉnh có trồng lúa, bảo đảm nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao phục vụ trong nước và xuất khẩu. Một số giống lúa chất lượng có hiệu quả kinh tế cao như: Bắc Thơm số 7, Hương Thơm số 1, các giống lúa P, VĐ20, Tám xoan...

Chương trình sản xuất rau theo hướng an toàn thực phẩm (Việt GAP):

Việc sử dụng các loại phân bón hữu cơ không đúng quy định, không tuân thủ quy

trình kỹ thuật canh tác như bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh bằng thuốc hoá học... không chỉ làm gia tăng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm sản phẩm rau mà còn đặc biệt nguy hại cho người tiêu dùng. Để góp phần giảm thiểu nguy cơ trên, chương trình áp dụng tiến bộ kỹ thuật đã chuyển giao kỹ thuật sản xuất rau an toàn Việt GAP cho các hộ nông dân sản xuất rau, xây dựng được hàng nghìn ha mô hình trình diễn ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Sản phẩm rau đã dần tiến tới tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, thu nhập của nông dân trồng rau đạt 250 - 300 triệu đồng/ha/năm, nhiều hộ đạt trên 400 triệu đồng/ha/năm, đời sống của người trồng rau tăng lên rõ rệt.

Công nghệ trồng rau không cần đất: Rau an toàn có thể vẫn được trồng ở ngay những vùng đất bị ô nhiễm hay các vùng đất bạc màu vì nó không cần đất.

Cây rau sinh trưởng phần lớn nhờ dung dịch dinh dưỡng được cung cấp và điều khiển bởi các hệ thống tự động hóa tinh vi, vì vậy các yếu tố như nguồn nước, phân bón đều được kiểm soát hết sức chặt chẽ. Từ đó năng suất rau tăng gấp 1,5 lần, rút ngắn thời gian sinh trưởng để có thể đạt 11-12 vụ/năm và có thể trồng quanh năm, kể cả trái vụ. Đồng thời công nghệ này còn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Những yếu tố gây ảnh hưởng tới chất lượng của rau đều được kiểm soát và cách ly hoàn toàn.

Công nghệ tưới tiết kiệm nước: góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của cây trồng. Bằng nhiều khảo nghiệm trên các loại đất khác nhau cũng như với nhiều loại cây trồng cho thấy tưới tiết kiệm nước đều rất phù hợp để áp dụng. Ưu điểm cơ bản nhất của công nghệ tưới tiết kiệm nước làm giảm lượng nước tưới (tiết kiệm từ 50 - 70% lượng nước tưới theo phương pháp cũ), tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Đồng thời giảm công lao động, thuận lợi cho cơ giới hóa và tự động hóa. Đây cũng là giải pháp giúp kiểm soát tổng lượng nước dùng, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nước, cải tiến được chính sách thủy lợi phí.

Thông qua thực hiện các đề tài khoa học, chương trình, dự án khoa học trong trồng trọt – BVTV cũng được quan tâm, triển khai mạnh mẽ nhiều đề tài có tính ứng dụng, mang lại hiệu quả cao trong thực tiễn như gieo trồng trong nhà lưới, sử dụng thuốc sinh học, sử dụng các giống cây trồng kháng sâu bệnh...

Do tăng cường các ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nên đến nay, mặc dù diện tích đất canh tác giảm song an ninh lương thực được đảm bảo, sản lượng lương thực (cây có hạt) tăng hơn trước.

2.2.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Nghiên cứu tình hình áp dụng TBKT ở các nước trên thế giới có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Áp dụng TBKT trong nông nghiệp và nông thôn là một chiến lược phát triển rất cần thiết. Và cần được coi là trọng tâm trong tổ chức hệ thống nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Áp dụng TBKT lấy chiến lược hướng cầu là chính: phải dựa vào nhu cầu của dân và của thị trường để xác định kỹ thuật cần đưa tới cho nông dân.

- Trợ cấp cho việc áp dụng TBKT chỉ nên thực hiện ở thời kỳ đầu để khuyến khích sự ứng dụng kỹ thuật mới. Quá trình áp dụng kỹ thuật tiến bộ phải đảm bảo phát huy nguồn lực của nông dân. Khi thị trường công nghệ và nền sản xuất hàng hóa phát triển thì người nhận áp dụng TBKT phải trả phí cho TBKT mà họ sử dụng.

- Chuyển dần công tác chuyển giao TBKT từ nhà nước sang trách nhiệm của các cơ quan nghiên cứu và phát triển với sự tham gia của thành phần kinh tế công, kinh tế tư nhân.

- Hiệu quả của việc áp dụng TBKT chỉ có thể đạt được khi quá trình chuyển giao có sự tham gia đầy đủ của nông dân trong xác định nhu cầu, phân tích vấn đề khó khăn, lựa chọn giải pháp, đóng góp nguồn lực, tổ chức thử nghiệm, đánh giá và hoàn thiện.

- Các chương trình áp dụng TBKT của Chính phủ nên tập trung vào vùng có tài nguyên nghèo (đất và nước bị giảm cấp, thời tiết khắc nghiệt), người nghèo. TBKT phải phù hợp với nhu cầu của dân, của thị trường, khả năng đầu tư, kiến thức và phong tục tập quán của người dân. Bên cạnh đó là sự hạn chế nguồn lực đang đặt ra những thách thức trong phát triển nông nghiệp Việt Nam.

a) Nguồn cán bộ còn thiếu và hạn chế về năng lực

Hệ thống tổ chức chuyển giao TBKT tuy được coi trọng nhưng mới thành lập nên còn thiếu nguồn lực, bề dày kinh nghiệm trong việc hoạch định chiến lược và triển khai các hoạt động áp dụng TBKT (theo kết quả điều tra đối với các tỉnh miền núi phía Bắc thì cứ 37.201 người mới có 1 cán bộ chuyển giao TBKT, tỷ lệ cán bộ có bằng cử nhân chỉ đạt 31,9%). Mạng lưới áp dụng TBKT các cấp không những yếu về năng lực mà còn rất thiếu về nhân lực, nhất là cán bộ

chuyển giao TBKT cấp cơ sở (mới có 4.847 cán bộ chuyển giao TBKT chuyên trách hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước).

Mặt khác, cán bộ chuyển giao TBKT chủ yếu thuộc các lĩnh vực kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, còn các lĩnh vực khác như lâm nghiệp, thuỷ lợi, khuyến công... còn hạn chế, chưa được thường xuyên. Tỷ lệ cán bộ chuyển giao TBKT được đào tạo về nghiệp vụ áp dụng TBKT thấp (khoảng 15%) nên khả năng truyền đạt kiến thức cho bà con nông dân còn hạn chế, nhất là đối với nông dân nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.

b) Hoạt động áp dụng TBKT chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các nhóm đối tượng nông dân khác nhau

Hoạt động áp dụng TBKT chưa linh hoạt và đa dạng, chủ yếu chỉ tập trung vào xây dựng mô hình để chuyển giao TBKT vào sản xuất nông nghiệp.

Những hoạt động mang tính chất mô hình tổng hợp, gắn giữa trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề, chế biến xúc tiến thị trường… còn chưa có.

Chưa hoàn thiện cơ chế hoạt động áp dụng TBKT theo chương trình dự án (nhất là các hoạt động xây dựng mô hình trình diễn) để phục vụ mục tiêu chiến lược phát triển của ngành. Sự gắn kết giữa các Bộ/Ngành, các tổ chức quốc tế và tổ chức xã hội trong các hoạt động áp dụng TBKT "xoá đói giảm nghèo" hầu như chưa có.

c) Nội dung và phương pháp đào tạo, tập huấn chưa phù hợp với nhu cầu thức tế đòi hỏi ngày càng cao của người dân

Nông dân được đào tạo chủ yếu về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi.

Phương pháp tập huấn chưa được điều chỉnh phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội của vùng. Công tác đào tạo kỹ năng cho cán bộ chuyển giao TBKT còn yếu.

Trong các chương trình tập huấn có rất ít nội dung về phương pháp áp dụng TBKT, phương pháp tập huấn và giao tiếp. Nhìn chung, công tác đào tạo cán bộ chuyển giao TBKT vẫn chưa đáp ứng so với nhu cầu phát triển của hệ thống áp dụng TBKT Việt Nam.

d) Chính sách và khung pháp lý về áp dụng TBKT chưa được cập nhật thường xuyên

Chính sách về áp dụng TBKT chưa chỉnh sửa và hoàn thiện để phù hợp với

xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Khung pháp lý hỗ trợ công tác áp dụng TBKT chưa thực sự hợp lý (chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật cho các mô hình khuyến công thực hiện trong nhiều năm mà phải thành lập hội đồng thẩm định quy định định mức cho năm đó; mức hỗ trợ áp dụng TBKT cho việc xây dựng một số mô hình còn thấp: mô hình khuyến diêm, mô hình sản xuất rau sạch, khuyến công, giống cây lâm nghiệp của mô hình khuyến lâm...).

Cơ chế tài chính áp dụng trong hệ thống áp dụngTBKT Việt Nam tạo ra một số khó khăn nhất định cho nông dân nghèo tiếp cận với dịch vụ áp dụngTBKT do hình thức chủ yếu sử dụng trong hệ thống áp dụngTBKT Việt Nam hiện nay là chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua tập huấn và xây dựng mô hình. Với điều kiện thực tế của nông dân nghèo, cơ hội tham gia vào các mô hình áp dụng TBKT hay tiếp cận với dịch vụ áp dụng TBKT là rất hạn chế và nhiều rủi ro (Nhà nước có một số chương trình hỗ trợ người nghèo như Chương trình 135... nhưng không thông qua kênh áp dụng TBKT).

e) Hệ thống giám sát và đánh giá các hoạt động áp dụng TBKT còn thiếu và hoạt động yếu.

Sự tham gia của các cấp địa phương và cơ sở còn hạn chế, thiếu hệ thống kiểm tra giám sát các hoạt động áp dụng TBKT. Người nông dân chưa được tham gia vào công tác áp dụng TBKT ngay từ bước lập kế hoạch, do vậy các hoạt động áp dụng TBKT chưa thực sự đáp ứng đúng nhu cầu đòi hỏi của nông dân cũng như thực tế phát triển của sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Việc xã hội hoá công tác áp dụng TBKT chưa có lộ trình rõ ràng. Chưa có phương thức phù hợp trong việc gắn kết và đánh giá kết quả hoạt động giữa áp dụng TBKT nhà nước với các tổ chức áp dụng TBKT khác. Thiếu số liệu thống kê và phản hồi chính xác nên hạn chế đến quá trình quản lý, kiểm soát chất lượng, chỉnh sửa, củng cố và phát triển áp dụng TBKT.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)