4.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ hỗn hợp nano bạc-đồng đến hiệu quả khử trùng mẫu hoa hồng Pháp
Để đánh giá khả năng khử trùng mẫu của dung dịch nano bạc–đồng khác nhau, các đoạn thân mang mắt ngủ được lắc trong hỗn hợp nano tương ứng (0, 100, 150, 200, 250 ppm) trong 60 phút. Công thức 1(CT1- ĐC) sử dụng dung dịch javen 5% làm đối chứng. Sau 4 tuần theo dõi thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của nồng độ hỗn hợp nano bạc-đồng đến hiệu quả khử trùng mẫu hoa hồng Pháp (sau 4 tuần)
CT NS/NC
(ppm)
Tỷ lệ mẫu nhiễm (%)
Tỷ lệ mẫu sạch (%)
Tỷ lệ mẫu sống sạch (%)
CT1 ĐC 80,00±0,40a 20,00± 0,40d 20,00±0,40e
CT2 100 65,00±0,47b 35,00±0,47c 35,00±0,47d
CT3 150 51,67±0,50c 48,33±0,50b 48,33±0,50c
CT4 200 10,00±0,30d 90,00±0,30a 90,00±0,30a
CT5 250 5,00±0,22d 95,00±0,22a 70,00±0,47b
LSD0,05 6,4 6,4 9,0
CV% 4,0 3,0 4,7
Ghi chú: So sánh các giá trị trong cùng một cột, các giá trị công thức mang cùng một chữ cái thì khác nhau không có ý nghĩa, các giá trị công thức mang khác chữ thì khác có ý nghĩa ở mức α = 0, 05.
Từ kết quả thu được ở bảng 4.1 cho thấy, hỗn hợp nano bạc-đồng có khả năng khử trùng vào mẫu ở tất cả nồng độ sử dụng, tỉ lệ mẫu sống sạch dao động từ 35% đến 90%; đặc biệt công thức 4 (200 ppm) có tỷ lệ mẫu sạch và tỷ lệ mẫu sống sạch đều là 90%. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với công thức đối chứng sử dụng Javen 5% (20%). Ở công thức 5 (250 ppm) mặc dù cho tỷ lệ mẫu sạch đạt 95%, không sai có ý nghĩa về mặt thống kê với công thức 4 (90%). Tuy nhiên ở công thức này tỷ lệ mẫu sống sạch chỉ đạt 70% trong khi đó ở công thức 4 tỷ lệ
sống là 90%. Sở dĩ có kết quả như vậy, theo chúng tôi khi nồng độ nano tăng thì khả năng diệt khuẩn và nấm cũng tăng lên nhưng lại ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, ức chế cây, do đó tỷ lệ mẫu chết tăng lên tỷ lệ mẫu sống sạch giảm đi chỉ còn 70%.
Như vậy, ở nồng độ hỗn hợp nano bạc-đồng là 200 ppm có tỷ lệ mẫu sống sạch cao nhất, đây là nồng độ hỗn hợp nano thích hợp nhất để khử trùng mẫu hoa hồng Pháp. Kết quả này cũng tương tự với kết quả của Saber Shokri et al.
(2014), nhóm tác giả đã sử dụng đối tượng là hoa hồng Rosa hybrida L, khi khử trùng chồi mang mắt ngủ bằng nano bạc ở nồng độ 200 ppm cho tỷ lệ mẫu sạch là 80% và tỷ lệ mẫu sống trong tổng số mẫu sạch là 90%, còn ở nồng độ nano cao hơn cho tỷ lệ mẫu sạch là 90% nhưng tỷ lệ mẫu sống giảm (75%). Một số tác giả khác như Masond Fakhrfeshani et al. (2012) khi làm thí nghiệm trên mẫu cây hoa nghệ tây cũng cho thấy tỷ lệ mẫu sạch cao nhất là 89,1% khi ngâm mẫu ở dung dịch nano 200 ppm trong 1 giờ. Tuy nhiên, kết quả của A.A. Rostami và A.
Shahsavar (2013) khi nghiên cứu khử trùng mắt ngủ cây Oliu, cành được cắt nhỏ, loại bỏ lá, chúng chỉ cần được ngâm trong dung dịch nano 100 ppm với thời gian 1 giờ đã cho hiệu quả khử trùng mẫu cao nhất. Vậy với mỗi loại cây trồng khác nhau thì nồng độ chế phẩm nano có khả năng khử trùng mẫu khác nhau.
Tóm lại, việc sử dụng nano bạc và đồng ở nồng độ 200 ppm trong thời gian là 60 phút là nồng độ và thời gian thích hợp nhất để khử trùng mẫu từ đoạn thân mang mắt ngủ của hoa hồng Pháp.Việc dùng chế phẩm nano không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho người và các sinh vật khác vì thế có thể dùng hỗn hợp nano này để khử trùng mẫu thay thế cho dùng các hoá chất độc hại và gây ô nhiễm môi trường khác như HgCl2…
4.1.2. Ảnh hưởng của thời gian xử lý nano bạc-đồng đến hiệu quả khử trùng mẫu hoa hồng Pháp
Để xác định thời gian sử dụng hỗn hợp nano bạc-đồng thích hợp nhất cho việc khử trùng đoạn thân mang mắt ngủ của hoa hồng Pháp, chúng tôi lựa chọn hỗn hợp nano 200 ppm (kết quả của thí ngiệm 1.1) để xử lý mẫu với 5 thời gian xử lý khác nhau là 30, 45, 60, 75, 90 phút. Sau 4 tuần theo dõi thu được kết quả trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của thời gian xử lí hợp nano bạc -đồng đến hiệu quả khử trùng mẫu hoa hồng Pháp (sau 4 tuần)
Công thức Thờigian (phút)
Tỷ lệ mẫu nhiễm
(%)
Tỷ lệ mẫu sạch
(%)
Tỷ lệ mẫu sống sạch
(%)
CT1 30 56,67±0,50a 43,33±0,50c 43,33±0,50d
CT2 45 45,00±0,50b 55,00±0,50b 55,00±0,50c
CT3 60 10,00±0,30c 90,00±0,30a 90,00±0,30a
CT4 75 8,33±0,28c 91,67±0,28a 83,33±0,38a
CT5 90 6,67±0,25c 93,33±0,25a 71,67±0,45b
LSD0,05 9,0 9,0 9,0
CV% 4,5 3,2 3,5
Ghi chú: So sánh các giá trị trong cùng một côt, các giá trị công thức mang cùng một chữ cái thì khác nhau không có ý nghĩa, các giá trị công thức mang khác chữ thì khác có ý nghĩa ở mức α = 0, 05.
Từ kết quả thu được ở bảng 4.2 cho thấy, sau 4 tuần theo dõi với 3 lần lặp lại, từ thời gian 30 phút đến 90 phút cho tỉ lệ mẫu sống sạch dao động từ 43,33%
đến 90%, trong đó ở CT 3 (60 phút) cho tỷ lệ mẫu sống sạch cao nhất (90%), tỷ lệ này cao hơn nhiều so với CT1 (30 phút) (43,33%). Với CT5 (90 phút) có tỷ lệ mẫu sạch cao nhất 93,33%, sai khác có ý nghĩa thống kê so với công thức khác nhưng tỷ lệ mẫu sống sạch là 71,67%. Kết quả cũng cho thấy, khi tăng thời gian xử lý mẫu bằng hỗn hợp nano bạc-đồng thì tỷ lệ mẫu sạch cũng tăng lên, tuy nhiên khi thời gian quá dài thì tỉ lệ mẫu sống sạch lại giảm đi. Theo chúng tôi, nguyên nhân có thể do thời gian xử lý mẫu càng dài thì khả năng diệt nấm và vi khuẩn càng tăng lên nhưng chúng lại ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của mẫu, ở thời gian quá dài sẽ ức chế sinh trưởng của mẫu dẫn đến mẫu bị chết nên ở CT5 có tỉ lệ mẫu sạch là 93,33% nhưng tỉ lệ mẫu sống sạch chỉ đạt 71,67%.
Kết quả thí nghiệm cũng giống với kết quả của Masond Fakhrfeshani et al.
(2012), ngâm mẫu ở nồng độ 200 ppm trong 1 giờ cũng cho tỷ lệ mẫu sạch cao nhất là 89,1% ở hoa nghệ tây, hay với kết quả của A.A. Rostami and A.
Shahsavar (2013) nghiên cứu khử trùng mắt ngủ cây Oliu, cành được cắt nhỏ, loại bỏ lá ngâm trong nồng độ dung dịch nano 100 ppm với thời gian 1 giờ cho khả năng khử trùng mẫu cao nhất. Như vậy thời gian xử lý mẫu đoạn thân mang mắt ngủ của hỗn hợp nano bạc-đồng thích hợp nhất là 60 phút.
Tóm lại, việc sử dụng nano bạc và đồng ở nồng độ 200 ppm trong thời gian là 60 phút là nồng độ và thời gian thích hợp nhất để khử trùng mẫu từ đoạn thân mang mắt ngủ của hoa hồng Pháp.